a. Sơ đồ nguyên lý.
Que hàn ( 4 ) được cơ cấu dãn động đẩy xuống liên tục đia qua phiễu (6) chứa thuốc bảo vệ ( 5 ) đến bề mặt chi tiết ( 1 ). Dây hàn và chi tiết nối với
nguồn một chiều, chi tiết nối với cực âm, dây hàn nối với cực dương do đó tạo nên hồ quang điện giữa que hàn và chi tiết làm thuốc bảo vệ cháy tạo thành lớp vỏ bọc ( 3 ) bọc lấy ngọn lửa hồ quang ( 2 ) vùng kim loại hàn. Lớp kim loại hàn được bọc bởi vỏ xỉ ( 8 ) do lớp thuốc bảo vệ cháy tạo ra làm cho lớp kim loại hàn nguội dần.
4 5 6 8 7 3 2 1
Hình 4.7 Sơ đồ nguyên lý hàn đắp dưới lớp thuốc bảo vệ.
b. Ưu nhược điểm.
* Ưu điểm: Năng suất hàn tăng từ 6 – 8 lần so với hàn hồ quang hở vì mật độ dòng lớn 150 – 200A/mm2, phần hở que hàn nhỏ. Lớp vỏ xỉ tạo ra có tác dụng
ủ mối hàn làm chậm quá trình nguội của kim loại hàn làm cho lớp kimloaij hàn có cấu trúc đồng đều ít bị rỗ khí.
Lớp vỏ bọc hồ quang bảo vệ vùng làm không bị oxi hóa đồng thời làm giảm kim loại bắn ra khỏi vùng hàn trong quá trình hàn. Lượng kim loại mất mát do bắn ra ngoài chỉ bằng 2% lượng kim loại nóng chảy trong quá trình hàn. Có thể điều chỉnh được phần lớp kim loại hàn để nó đạt cơ tính theo yêu cầu.
* Nhược điểm: Do có lớp vỏ bọc hồ quang điện nên không nhìn thấy trong quá trình hàn vì vậy phải gá lắp chi tiết hàn thât chính xác. Phải chi phí thêm thuốc bảo vệ nên giá thành hàn đắt.
Chi tiết bị đốt nóng đến nhiệt ộ cao có thể làm thay đổi cơ tính của vật liệu. Không dùng cho chi tiết có đường kính nhỏ hơn 40mm.
c. Công nghệ hàn đắp:
- Chuẩn bị: Tương tự như hàn đắp dao động.
- Chế độ đắp: Sợi dây hàn chọn tương tự như hàn dao động. Thuốc bảo vệ có hai loại:
+ Loại nấu chảy: Có thành phần gần giống thủy tinh, nhiệt độ nóng chảy của thuốc < 12000C. Loại này không có khả năng hợp kim hóa mối hàn.
+ Loại không nấu chảy: Thành phần thuốc chữa Ferro hợp mim được trộn lẫn theo một tye lệ nhất định, do đó có tác dụng hợp kim hóa mối hàn làm tăng độ cứng. Loại này dễ hút ẩm, cần được bảo vệ cẩn thận.
Tốc độ di chuyển que hàn:
K .I
V d (m/h)
dFd..100
I : Cường độ dòng điện hàn (A).
Kd: Hệ số đắp phụ thuộc vào dòng điện hàn (g/Ah). + Dòng thuận chiều đấu thuận cực.
I Kd 2,3
0,065. dd
+ Dòng thuận chiều đấu ngược cực.
I Kd 11,6 0,4. dd + Dòng xoay chiều. I Kd 7 0,4. dd
dd: Đường kính sợi dây hàn.
Tốc độ dẫn của sợi dây: K i 4 . V d (m/h) đ . .d 2 Để ngọn lửa hồ quang ổn định Vd = Vđ Tốc độ quay của chi tiết hình trụ:
V n đ
60.
.D
(v/p) D : Đường kính chi tiết (m). Điện áp và dòng điện:
Điện áp hàn Uh = 25 – 40V khi đắp mặt phẳng, mặt trụ. Dòng điện hàn. I = 150 – 750A cho đắp mặt phẳng.
I = 100 – 350A cho đắp mặt trụ theo đường xoắn. - Điều chỉnh rốc độ dây dẫn.
Có hai phương pháp điều chỉnh: + Tự động điều chỉnh.
+ Điều chỉnh bằng cách dẫn tốc độ dây dẫn hàn không đổi (Vd = const).