Phương pháp hàn đắp bằng tay

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỔ HỢP BƠM LY TÂM ĐIỆN CHÌM UESPK16 20001400. NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG (Trang 76 - 78)

Phương pháp hàn đắp bằng tay được dùng để nối các chi tiết gãy, đắp thêm kim loại trên bề mặt chi tiết mòn . . . Đây là phương pháp được dùng rất phổ biến hầu như được ứng dụng ở bất kỳ cơ sở sửa chữa nào.

a. Chuẩn bị mối hàn.

- Làm sạch dầu, gỉ, và các chất bẩn khác tại vùng hàn.

- Đối với những vết nứt phải làm nóng chảy sơ bộ ( thổi bớt một ít kim loại ) sau đó mới tiếp tục hàn.

- Vát mép mối hàn để nâng cao chất lượng mối hàn.

b. Công nghệ hàn.

Hàn có thể hàn nóng hoặc hàn nguội. Hàn nóng cần phải nung chi tiết lên nhiệt độ ( 750 – 8000 ). Hàn nóng cho kết quả mối hàn tốt nhất.

Khi hàn cần chú ý tránh làm nứt đường hàn, cong vênh chi tiết. Sau mỗi lớp hàn gõ sạch xỉ rồi mới hàn tiếp.

- Que hàn: Chất lượng mối hàn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn loại que

hàn và thuốc bảo vệ.

Đối với bánh công tác mối hàn cần độ cứng cao có tinh chống mòn tốt nên dùng những loại que hàn đặc biệt hay que hàn hợp kim như T 540, T590

Bánh công tác chế tạo bằng gang hoặc thép thf có thể dùng que hàn gang hoặc que hàn có mã hiệu з34, з42, з42A, з46, з46A . . .

- Cường độ dòngđiện hàn: Dòng điện hàn cao ngoài độ tăng năng suất còn

cho chất lượng mối hàn tốt do hệ số bền và dẻo tăng. Cường độ dòng điện hàn được tính theo công thức:

I = KI . d ( A ). KI : Hệ số đắp, với thép KI = 35 – 60 d : Đường kính que hàn (mm).

- Hàn thép: với thép có hàn lượng cacbon trung bình và thấp công nghệ hàn rễ

cacbon cao ( C > 0,45% ) và thép đặc biệt thì hàn rất khó, trong mối hàn có nhiều bọt khí gây rỗ và oxi hóa mối hàn. Khi hàn cần chú ý:

Nhiệt độ hàn cao, cơ tính vật liệu gia công giảm. Sau khi sửa chữa cần phải nhiệt luyện lại, công việc thêm phức tạp và khó khăn.

Tai vùng nóng chảy cacbon và các nguyên tố khác sẽ gây sẽ tác dụng với oxi tạo thành oxit.

Thép cacbon có độ dẫn nhiệt tốt, khi nung nóng rễ bị quá nhiệt và bị giòn.

Thép cacbon có biến dạng lớn gây ứng suất bên trong lớn dễ xuất hiện vết nứt.

- Hàn gang: Hàn gang có thể hàn nguội hoặc hàn nóng.

Hàn nguội: dùng cho những chi tiết không cần nâng cao ứng suất, sau khi hàn không gia công cơ . . . cho nên không thể áp dụng hàn lắp bánh công tác được.

Hàn nóng: chi tiết được nung trong lửa tới nhiệt độ 500 – 8000C. Hàn xong chi tiết được làm nguội chậm.

Hàn nóng khắc phục được nhược điểm của hàn nguội song phức tạp nên ít sử dụng trong việc phục hồi tính chất cơ lý của bánh công tác.

c. Đắp hợp kim cứng.

Để tăng tính chịu mài mòn người ta đắp hợp kim cứng nên bề mặt của chi tiết . . . Hợp kim cứng được dùng dưới dạng bột hoặc hàn. Bột là hỗn hợp Borit ( 50% Boritcrom với 50% bột Fe ), Voca ( 85%W với 15%C ), các loại cacbit. Khi nung nóng đến nhiệt độ 1260 – 13000C hợp kim cứng chảy ra bám trên bề mặt chi tiết sau đó để nguội.

d. Năng suất hàn.

Lượng kim loại đắp vào chi tiết đượcxacs định: Q = K.I.t ( g )

K: Số nấu chảy. K = 6 – 18g/Ah. Thường lấy K = 7 – 12g/Ah. I : Cường độ dòng điện hàn ( A ).

t : Thời gian hàn ( h ). Tốc độ đắp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vK.I F. ( cm/h ).

: Khối lượng riêng của vật liệu mối hàn. Thép = 7,85g/cm3

F : Tiết diện hàn ( cm2 ).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỔ HỢP BƠM LY TÂM ĐIỆN CHÌM UESPK16 20001400. NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG (Trang 76 - 78)