Đặc điểm lịch sử

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở các làng công giáo, xã nga thái, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 36)

1.2. Tổng quan về các làng Công giáo ở xã Nga Thái

1.2.2. Đặc điểm lịch sử

Vùng đất Nga Thái ngày nay, thuở xa xưa là vùng biển nông thuộc

cửa biển Thần phù, do sự vận động của biển trong suốt thời gian dài và

nhất là được phù sa của sông Đáy và sông Hoạt bồi tụ thành một vùng

sình lầy mênh mơng mọc đầy cây sú vẹt, lau sậy. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, vùng bãi bồi này mới có con người đến khai khẩn và sinh cơ lập nghiệp.

Theo các nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho biết: Vào năm 1867, cựu cai tổng Trần Xuân Lãng quê ở Trà Lũ, tỉnh Thái Bình cùng một số người khác như Lê Văn Đạt, Phạm Văn Đệ, Đinh Văn Khánh, Đinh Văn Khương,

Nguyễn Văn Quỳ…vào vùng đất bãi ở Nga Sơn để khai khẩn, lập thành 3

tổng ở đây vào năm 1872 với tên Liên Sơn, Yên Sơn, Nam Sơn, có 552 đinh.

Năm Tân Mùi 1871, thời vua Tự Đức thứ 24 nhà Nguyễn, Linh mục Trần

Lục (gọi là cha Khiêm), quê ở thôn Đạo Đức, tổng Cao Vịnh, huyện Nga Sơn, cùng với Ba Tư ở Ninh Bình vào chiêu dân thành lập họ đạo Liên Nghĩa thuộc về xứ Hảo Nho, do Linh mục xứ Hảo Nho phụ trách. Đến năm Tự Đức thứ 28 (1875), triều đình nhà Nguyễn đã có chỉ dụ thành lập ba tổng Anh Sơn, Yên

Sơn, Nam Sơn, gọi chung là Tam Tổng. Bấy giờ, Nga Thái thuộc tổng Anh Sơn, cai tổng là Trần Xuân Thức (con trai ơng Trần Xn Lãng), phó tổng ơng Trần Văn Hanh . “Năm 1876 một trận lụt lớn tàn phá cả 3 tổng, nhân dân phiêu tán hết, mãi đến năm 1890 mới trở về khai khẩn lại”(1).Đến năm Tân

Mão -1891, thời vua Thành Thái thứ 3 triều Nguyễn, linh mục Tang- đứng ra thành lập xứ đạo Liên Nghĩa,với số dân là 151 hộ (440 người), chia thành 4 họ

đạo gồm họ Liên Quy, họ Lạc Nghiệp, họ Hiếu Nghĩa, họ Yến Nghĩa. Thời

vua Thành Thái (1889 - 1907), tổng Anh Sơn đổi thành tổng Liên Sơn. Vùng

đất Nga Thái ngày nay thuộc tổng Liên Sơn,bao gồm 6 làng: Hưng Nhân,

Vĩnh Ninh, Yếu Nghĩa, Hiếu Nghĩa, Lạc Nghiệp, Liên Quy và 3 trại: Tân Phong, Hưng Nhân, Thiện Nhân

Năm 1918, xứ Tam Tổng đã có 1.134 người. Về sau, do sự phát

triển về dân số nên đã hình thành thêm 4 làng: Tích Thiện, Lạc Đạo, Phúc Thọ, Thi Nhân. Đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng Liên Sơn gồm 14 làng: Liên Quy, Lạc Nghiệp, Hiếu nghĩa, Vĩnh Ninh, Hưng Nhân, Yếu Nghĩa (thuộc xã Nga Thái), Tích thiện, Lạc Đạo, Phúc Thọ, Thi Nhân, Thành Đức, Mẫu Đức, Ngọc Liên, Ân Quang (thuộc xã Nga Liên).

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 xoá tên đơn vị tổng thành lập

xã Liên Sơn . Đến tháng 12 năm 1956, Liên Sơn chia tách thành hai xã:

Nga Thái và Nga Liên. Tên gọi Nga Thái bắt đầu từ đây. Bấy giờ, xã Nga

Thái gồm 6 xóm: Hải Sơn, Trường Sơn, Thanh Sơn, Thái sơn, Yên Sơn và Anh Sơn. Cũng trong thời gian này có thêm một họ đạo được thành lập, gọi là họ Liên Bang, với 12 hộ giáo dân (72 người), nâng số họ đạo ở xã Nga Thái lên 5 họ, với 2440 giáo dân (451 hộ), trong đó 1178 nam, 1262 nữ. Đến năm 1984, xã Nga Thái có 8 họ đạo, trong đó có họ Hưng Nhân, họ

Vĩnh Ninh trước thuộc xứ Tam Tổng, năm 1975 chuyển về xứ Liên Nghĩa, còn lại họ Thiện Nhân vẫn thuộc xứ Tân Hải. Giáo xứ Liên Nghĩa, xã Nga Thái (Nga Sơn) có 8 họ giáo sinh hoạt ở các khu dân cư với 1.272 hộ,

Hiện nay, Nga Thái gồm 9 làng: Thái Thịnh (xóm 1), Hải Thanh (xóm 2), Thanh Sơn (xóm 3), Thanh Bình (xóm 4), n Nhân (xóm 5),

Đồn Kết (xóm 6),n Thái (xóm 7), Nhân Sơn (xóm 8),Tân Thành (xóm

9).

Trải qua quá trình lập làng, dựng xóm, cộng đồng cư dân xã Nga

Thái đã đoàn kết,chung sức đồng lòng chống chọi với thiên tai, cải tạo

vùng đất sình lầy hoang vu trở thành một vùng q trù phú ở vùng dun hải phía Đơng Bắc huyện Nga Sơn. Ngày nay, Nga Thái đã có tới trên 18

dịng họ cùng chung sống, đồn kết thân ái,cùng nhau vượt mọi khó khăn, trở ngại, xây dựng quê hương ngày càng phát triển về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở các làng công giáo, xã nga thái, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)