2.2. Đời sống văn hóa cƣ dân qua hệ thống thiết chế gắn với các hoạt
2.2.3. Hoạt động tín ngưỡng tâm linh và lễ hội
Đời sống tín ngưỡng tơn giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành nên đời sống văn hóa tinh thần. Hoạt động tín ngưỡng tơn giáo khơng những là nhóm hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống của người dân mà nó cịn được pháp luật đảm bảo. Tín ngưỡng tơn giáo đã tồn tại lâu đời trong đời sống người dân trên địa bàn Phường. Nó đã trở thành niềm tin, thành phong tục, tình cảm của người dân qua từng thế hệ.
Về tín ngưỡng được thể hiện qua một nét phong tục lưu truyền từ bao
đời nay đó là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp. Việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo, mà là một tập tục. Trong mỗi gia đình tại phường Thanh Xn Nam đều có một bàn thờ, thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất để thể hiện sự biết ơn của con cháu. Việc thờ cúng người đã mất vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của thế hệ những người đang sống, thể hiện lịng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người đã có cơng sinh thành, dưỡng dục
mình. Có lẽ vì vậy mà trong từng ngơi nhà nơi trang trọng nhất, trung tâm nhất
Mỗi bàn thờ trong mỗi gia đình, mỗi dịng họ là một nơi giáo dục, răn dạy con cháu trong gia đình làm người tốt cho xã hội. Các gia đình ở phường Thanh Xuân Nam hiện nay đều tổ chức việc thờ cúng tại gia với mức độ và quy mơ khác nhau. Có những gia đình khơng tin vào việc thờ cúng, khơng lập bàn thờ hoặc họ là con thứ nên không thực hiện nghi lễ này tại nhà riêng. Ngoài việc lưu giữ, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ tổ tiên, các đấng sinh thành đây cũng là dịp gặp gỡ, xum họp gia đình và có tác dụng giáo dục các thế hệ nối tiếp.
Bảng 2.10. Tỷ lệ ngƣời dân thờ cúng vào các dịp trong năm
Các dịp thờ cúng Tỷ lệ (%)
Giỗ gia tiên 89,6
Rằm tháng Bảy 96,4
Trung Thu 85,1
Rằm tháng Giêng 93,6
Ngày Rằm, mồng một 96,7
Tết Đoan ngọ 5/5 84,0
Ơng Cơng ơng Táo 90,6
Giao thừa 98,5
Lễ Phật Đản 13,2
Lễ Giáng sinh 6,5
Lễ Tảo mộ 53,9
(Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2016)
Tỷ lệ thờ cúng của người dân phường Thanh Xuân Nam nhìn chung
diễn ra thường xuyên ở mức trên 80% đến 98,5%. Ngồi ra, có một số nghi lễ mang tính đặc thù tơn giáo hoặc tập qn chiếm tỷ lệ thấp hơn như: Lễ Phật Đản thường chỉ có những người theo đạo Phật mới thực hiện nghi lễ này (13,2%); lễ Giáng sinh ở nhóm Thiên chúa giáo (6,5%); lễ Tảo mộ (53,9%).
Nấu cỗ cũng là một trong những truyền thống đẹp của người Việt, là
khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị việc thờ cúng. Việc làm cỗ là do những người trong gia đình, họ hàng đến nấu thường được tổ chức ở nhà ông bà hay con trai trưởng của gia đình đó. Dù bận rộn làm ăn nhưng con cháu
vẫn sắp xếp dành thời gian đến tham gia. Ngày nay, nhiều gia đình hướng đến dịch vụ thuê nấu cỗ hoặc đặt cỗ mang đến tận nơi. Số gia đình đó khơng nhiều vì gia đình ở Phường Thanh Xuân Nam muốn tự tay họ chuẩn bị mâm cỗ trong ngày quan trọng, một lý do nữa là dịch vụ đặt cỗ rất tốn kém khơng phải
gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để thuê đặt cỗ. Vì thế tự tay chuẩn bị
mâm cỗ vẫn là được phổ biến ở các hộ gia đình ở phường Thanh Xuân Nam.
Ngoài ra, vào các ngày rằm, mùng một, các ngày lễ chính trong năm, ngày giỗ gia tiên mọi nhà thường chuẩn bị xôi, thịt, hoa quả dâng lên ban thờ, nhiều người cịn đến Đền, chùa để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân và gia đình. Ngồi việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhiều gia đình thờ Phật, đặc biệt là những gia đình làm ăn bn bán cịn có thêm tục lệ thờ Thần Tài, Thần Đất, thần thổ cơng,… Đối với những gia đình làm ăn bn bán, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa hàng, họ thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hóa.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số người dân tại Phường đặt niềm tin vào những hoạt động mê tín dị đoan. Hiện tượng này phổ biến rất nhiều, làm con người trở nên mù qng, mất đi sức mạnh ý chí, phó mặc số phận vào các thế lực, thần thánh, khơng cịn biết đến sự đấu tranh, cố gắng. Điều nay làm cho xã hội nói chung và phường Thanh Xuân Nam nói riêng khơng phát triển được, rơi vào tình trạng trì trệ, mơng muội với những hủ tục bảo thủ, lạc hậu. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách thích hợp để chống mê tín di đoan.
Bảng 2.11. Mức độ tham gia lễ chùa của ngƣời dân tại phƣờng Thanh
Xuân Nam Nội dung Kết quả Số phiếu (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Ngày lễ chính (ngày Tết, rằm tháng Giêng, tháng Chạp, tháng Bảy, tháng Tám)
Ngày rằm, mùng 1 86 29,7
Đi du lịch, công tác 15 5,2
Không đi lễ 78 27,0
Tổng 289 100
(Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2016)
Để điều tra, tác giả đã đưa ra câu hỏi cho người dân sinh sống tại phường
Thanh Xuân Nam: “Xin cho biết ông/bà thường đi lễ chùa vào dịp nào?” Số liệu
khảo sát cho thấy hoạt động này tập trung nhiều nhất là số người tham dự vào các dịp lễ chính là 110 người, tỷ lệ 38,1%; ngày rằm, mồng một hàng tháng có 86 người đạt tỷ lệ 29,7%. Một số người chỉ thình thồng hoặc đến chùa nhân dịp đi cơng tác, du lịch 5,2% và có 78 người chiếm 27% số người được hỏi hoàn tồn khơng đi lễ chùa.
Để tìm hiểu nhu cầu của người dân tại phường Thanh Xuân Nam, tác giả tìm hiểu lý do đến lễ chùa, trong số 289 người trả lời cho thấy lý do đưa ra có sự
khác nhau.
Bảng 2.12. Lý do đi lễ chùa của ngƣời dân tại phƣờng Thanh Xuân Nam
Lý do Kết quả
Số phiếu (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Tin vào đức Phật 100 34,6
Cầu phúc, cầu tài 125 43,3
Vãn cảnh, tìm hiểu tâm linh 44 15,2
Do thói quen 20 6,9
Tổng 289 100
(Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2016)
Nhìn vào bảng điều tra, có 100 người (34,6%) cho rằng họ tin vào đức
Phật; 125 người (43,3%) đi chùa để cầu phúc, cầu tài lộc chiếm tỷ lệ cao nhất điều này cho thấy nhu cầu hưởng thụ về văn hóa của người dân tìm đến sự bình n sau những ngày làm việc; 44 người (15,2%) đi chùa chỉ nhằm vãn cảnh, tìm
hiểu văn hóa tâm linh;và có 20 người (6,9%) giải thích họ đến chùa là do thói
quen, khơng có lý do rõ ràng.
Tục ăn chay cũng được diễn ra tại một số hộ trong phường Thanh Xuân Nam. Cả Phật tử lẫn những người không phải Phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng, có người ăn mỗi tháng bốn ngày: 01, 14, 15 và 30, nếu tháng thiếu thì ăn chay vào ngày 29. Cũng có người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng hay cả năm, đơi khi có một số người đi phát nguyện ăn chay trường như những người xuất gia. Ăn chay giúp cơ thể được nhẹ nhàng, trí óc được minh mẫn sáng suốt. Các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dưỡng, loại trừ được nhiều căn bệnh chết người nguy hiểm. Tục
này đã phổ biến rỗng rãi trong toàn Phường từ các bạn trẻ đến các cụ già và
người trung tuổi.
Có thể thấy người dân tại phường Thanh Xuân Nam đi lễ chùa dù với bất kỳ lý do nào cũng cho thấy mục đích của việc đến đây là nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính mình, đó cũng là hình thức giải trí hiệu quả, góp phần gìn giữ nét văn hóa của người Việt Nam.
Với những người theo đạo Thiên Chúa giáo ở phường Thanh Xuân
Nam không nhiều 35/289 người được hỏi. Với những người theo tôn giáo này
việc đến nhà thờ hành lễ là một định chế. Trên địa bàn Phường khơng có nhà thờ Thiên chúa giáo, người dân theo Đạo phải sinh hoạt tại nơi khác. Tuy
nhiên, vì điều kiện cơng việc khơng phải ai cũng có thể đến Nhà thờ đều đặn vào mỗi cuối tuần. Họ cầu nguyện hàng ngày hoặc đến nhà thờ được vài lần trong năm.
Thờ cúng tổ tiên cũng là tục lệ không thể thiếu của đa số hộ dân cư theo đạo Thiên Chúa giáo. Họ đặt bàn thờ gia tiên dưới bàn thờ Chúa, miễn là khơng bày biện gì mê tín. Trong hơn lễ, cơ dâu chú rể vẫn được làm lễ Tổ, lễ Gia Tiên vì đó là nghi lễ tỏ lịng biết ơn, hiếu kính, trình diện với ơng bà.
Trong tang lễ, người dân được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái lạy theo phong tục để tỏ lịng tơn kính người đã khuất.
Ban lãnh đạo Phường ln tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo vào xây dựng
Phường. Quan tâm đến các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đồng thời tập trung đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động mê tín, di đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm hại đến lợi ích chung của Phường.
Tham gia lễ hội
Hiện nay, những sinh hoạt văn hóa như các lễ hội mới du nhập từ nước ngoài vào đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa người dân phường Thanh Xuân Nam. Đặc biệt, một số lễ hội nổi trội, phổ biến nhất như ngày Lễ
tình yêu 14/2 (Valentine), Lễ Noel (25/12), Lễ hội hóa trang (Halowen), Quốc
tế phụ nữ (8/3), Quốc tế lao động 1/5, Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Hay đặc biệt là Tết Tây - Tết Dương lịch. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn đông đảo người dân tích cực tham gia và hưởng ứng, đặc biệt giới trẻ.
Ngoài ra, hàng năm Phường tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm như: 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; Chào mừng Đại hội Đảng bộ Phường, Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V, Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ XVI, 85 năm thành lập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 26
năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, 71 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, 69 năm ngày thương binh liệt sỹ được tổ chức phong phú, thiết thực và đạt hiệu quả cao tạo khơng khí phấn khởi trong các tầng lớp người dân.