Phần mềm điều khiển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng công nghệ tạo mẫu nhanh trong lĩnh vực y tế (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 5 : THI CÔNG

5.2 Phần mềm điều khiển

Có nhiều phần mềm điều khiển máy in 3D như repertier host, pronterface …. Trong đồ án, sử dụng phần mềm Cura. Phần mềm Cura là phần mềm miễn phí có ưu điểm là nguồn mở. Nó là tiêu chuẩn vàng của máy in 3D trên toàn thế giới. Nếu bạn so sánh Cura với các phần mềm chia lớp 3D khác, tất cả có vẻ rất đơn giản, với các tùy chọn và điều chỉnh hạn chế. Nhưng có nhiều cài đặt phức tạp hơn nếu bạn cần chúng; Nó chỉ được thiết kế rất gọn gàng và thân thiện.

Cura 3D đang cắt phần mềm cho máy in 3D. Nó lấy một mơ hình 3D và chia nó thành các lớp để tạo một tệp có tên là G-Code, đây là mã mà máy in 3D hiểu được.

Cura chia lớp mơ hình 3D. Nó biên dịch tệp 3D STL, OBJ hoặc 3MF sang định dạng mà máy in có thể hiểu được. Máy in 3D sử dụng sợi nhựa hợp nhất (FFF) in các lớp chồng lên nhau để tạo đối tượng 3D. Cura 3D lấy mơ hình 3D và tìm ra cách các lớp đó được đặt trên bàn in và tạo một bộ hướng dẫn cho máy in tuân theo – lớp trên lớp.

Các thông số cơ bản bao gồm:

Hình 5. 7 Hộp thoại cơ bản của Cura

Layer height là chiều dày 1 lớp, chiều dày một lớp càng nhỏ thì chi tiết in càng mịn tuy nhiên thời gian in chậm. Lớp in càng mỏng thì càng hạn chế được khác khuyết tật của mẫu in như những vết nhựa dư, chảy nhựa,... Ngược lại lớp in càng dày thì thời gian in càng nhanh tuy nhiên có thể có một số nhược điểm như sai lệch kích thước sẽ lớn hơn, độ bóng bề mặt thấp, chất lượng mẫu in khơng cao. Chiều dày một lớp in tối đa khơng q đường kính của đầu phun nhựa. Nhóm em chọn mỗi lớp dày khoảng 0,08 mm vì vật liệu in là tế bào được cấu tạo rất nhỏ.

Shell thickness: bề dày lớp vỏ của sản phẩm tính bằng milimet. Bề dày lớp vỏ càng lớn thì độ bền sản phẩm càng cao.

Top/ Bottom Thickness: Độ dày của lớp trên cùng và lớp dưới cùng chi tiết ( Layer Height trên để 0,08 và cài đặt mà 1.2 thì số lớp in là 15 lớp - Có thể cài đặt trực tiếp ở Top Layer hoặc Bottom Layer).

Print setting: Tốc độ, chiều dày 1 lớp in, chiều dày lớp in, độ đặc của chi tiết, các thông số của support như chiều dày, độ đặc, …ở đây chúng em để ở mức 50 mm/s.

Printing temperature là nhiệt độ khi in

Filament Diameter: đường kính sợi nhựa, phổ biến hiện nay là nhựa có đường kính 1,75mm; 3mm.

Nozzle Size là kích thước mũi in của máy. Đường kính đầu phun nhựa là một yếu tố khá quan trọng vì nó ảnh hưởng tới đường kính của sợi nhựa được phun ra.

Retraction: cài đặt thông số chi tiết cho chức năng giám bớt ba via

Speed: tốc độ rút sợi nhựa tính bằng mm/s. Tốc độ cao sẽ tốt hơn, giảm bớt ba via tốt hơn. Tuy nhiên tốc độ quá cao có thể dẫn đến mịn sợi nhựa, ảnh hưởng đến quá trình in.

Distance: khoảng cách rút sợi nhựa lại tính bằng milimet. Khoảng cách bằng 0 tương đương với việc khơng kích hoạt chức năng rút nhựa.

Initial layer thickness: độ dày lớp in đầu tiên được tính bằng milimet. Độ dày lớn giúp nhựa kết dính với bàn in tốt hơn.

Initial layer line width: điều chỉnh lượng nhựa phun lớp in đầu tiên. Cài đặt 100 % nếu muốn lượng nhựa phun như bình thường. Có thể điều chỉnh tăng để lớp in đầu tiên có thể kết dính tốt hơn với bàn in.

Cut off object bottom: cắt bỏ một phần mơ hình để tăng diện tích lớp đáy, giúp kết dính bàn in tốt hơn.

Travel speed: tốc độ di chuyển đầu phun khi qua lại giữa các khoảng trống. Tốc độ cao giúp tiết kiệm thời gian nhưng có thể dẫn đến sự sai lệch của động cơ và làm hư sản phẩm.

Bottom layer speed: tốc độ in của lớp đầu tiên. Tốc độ chậm giúp lớp in kết dính tốt hơn với bàn in.

Infill speed: tốc độ điền đầy phần trong của mơ hình.

Top/Bottom speed: tốc độ in lớp đáy và lớp mặt của sản phẩm. Cài đặt tốc độ cao giúp tiết kiệm thời gian nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến ngoại quan sản phẩm.

Outer shell speed: tốc độ in đường viền phía ngồi của sản phẩm. Nên cài đặt tốc độ thấp để nâng cao chất lượng bề mặt sản phẩm.

Inner shell speed: tốc độ in đường viền phía trong của sản phẩm. Chúng ta có thể cài đặt tốc độ này cao hơn để tiết kiệm thời gian do việc này ảnh hưởng không nhiều đến ngoại của sản phẩm.

Minimal layer time: thời gian tối thiểu để in 1 lớp của sản phẩm được tính bằng giây. Việc này giúp đảm bảo lớp in có đủ thời gian khơ cứng định hình trước khi in lớp kế tiếp đè lên trên.

Enable cooling fan: kích hoạt quạt làm nguội giúp nhựa khơ cứng định hình nhanh hơn. Việc dùng quạt cịn tùy thuộc vào đặc tính vật liệu sử dụng.

CHƯƠNG 6 :

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ KẾ LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng công nghệ tạo mẫu nhanh trong lĩnh vực y tế (Trang 64 - 69)