Vai trò của người dân

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 67 - 76)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÙA VẼ HẢI PHÒNG

2.4. Vai trò của thầy trụ trì, người dân trong việc thực hành các ngh

2.4.2. Vai trò của người dân

C. Mác đã viết: “ngay trong một nước mà giải phóng chính trị đã hồn thành, tơn giáo khơng những vẫn tồn tại mà còn biểu hiện sức sống và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tơn giáo khơng mâu thuẫn với tính chất hồn thiện nhà nước”.

Hiểu được vai trị của tôn giáo đối với sự phát triển của đất nước, Bộ Chính trị ra nghị quyết 24 về cơng tác tơn giáo, xác định “Tơn giáo là vấn đề

cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới”. Như vậy có thể thấy, tôn giáo luôn tồn tại cùng với con người và ở thời đại nào con người cũng cần có tơn giáo làm chỗ dựa cho

mình về mặt tinh thần. Song để tơn giáo tồn tại mang tính lành mạnh một phần phụ thuộc vào những người hành đạo, bên đó cần phải kể đến vai trị

của người dân.

Nhắc đến vai trò của người dân đối với các cơ sở tôn giáo cần phải kể

đến trường hợp tại chùa Vẽ. Trong những năm vừa qua, chùa Vẽ Hải Phòng được xem là địa chỉ tham gia rất nhiều các hoạt động hướng đến xã hội, bên

cạnh đó chùa cịn là nơi tổ chức nhiều các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng. Để có

được kết quả trên một phần là nhờ vào vai trò của hệ thống tăng ni tu tập tại

chùa, bên cạnh đó cần phải kể đến sự đóng góp của người dân.

Chùa Vẽ nằm trên địa bàn của phường Đông Hải 1, quận Hải An,

song tham gia giúp nhà chùa khơng chỉ có người dân, những phật tử trên

địa bàn phường Đơng Hải mà cịn có nhiều phật tử sinh sống ở các quận

lân cận như: Lê Chân, Ngô Quyền, những phật tử ở các tỉnh lân cận. Đối với những phật tử ở xa địa bàn của chùa tọa lạc, mặc dù không thường

xuyên có mặt như những phật tử sống gần chùa, song vào những ngày lễ lớn chùa tổ chức họ đều bố trí cơng việc để về giúp. Trong những ngày lễ diễn ra, mọi người được chia thành các nhóm để phụ trách từng mảng công

việc. Thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm việc trông xe, bởi trong những

ngày này chùa rất đông khách thập phương về tham dự, tham gia dựng

rạp, bao sái. Còn các bà, các mẹ đảm nhận việc hậu cần, từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến nấu cỗ chay. Các em khóa sinh tu tập tại chùa, giúp chùa lo việc đón khách, thực hiện các nghi lễ, ghi chép công đức cho khách

thập phương và các phật tử cúng tiến vào chùa, đồng thời họ còn là những người tham gia nhiệt tình vào các buổi lễ. Trong những buổi lễ tổ chức ở

chùa thì đối tượng chính vẫn là những người cao tuổi họ tham gia mọi hoạt

động nghi lễ phật giáo cho nên mọi nghi thức, nghi lễ họ đều nắm vững.

Chùa Vẽ trong một năm có rất nhiều hoạt động nghi lễ diễn ra từ những

nghi lễ của Phật giáo, nghi lễ của Đạo giáo, đến những nghi lễ mang tính dân

gian của người dân. Việc chùa Vẽ có nhiều nghi lễ diễn ra như vậy đầu tiên phải kể đến sự linh hoạt của thầy trụ trì, bên cạnh đó cịn phải kể đến vai trị của người dân. Chính người dân là những người đưa tín ngưỡng dân gian

vào kết hợp với các tơn giáo ngoại lai trong đó có sự kết hợp của Phật giáo. Bởi người Việt Nam ln gắn bó với cộng đồng đất nuớc, làng xóm, gia đình nên người Việt rất tơn trọng những người đã có cơng đối với đất nước, đồng thời họ cũng nhấn mạnh đến yếu tố tự nhiên tác động đến hoạt động sản xuất của họ. Do đó, mà trong tư tưởng của họ ln có nhiều vị thần từ gia đình đến làng xã và quốc gia. Tư tưởng đó đã ăn sâu trong tiềm thức của họ để rồi

khi một hiện tượng tôn giáo mới du nhập vào để có chỗ đứng chúng phải bị Việt hóa đi hay như Phan Ngọc nói đó là “sự khúc xạ”. Chính vì vậy, người dân sống quanh khu vực chùa Vẽ đưa các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng khác kết hợp cùng với Phật giáo đó cũng là điều đương nhiên. Do đó, họ là những người làm cho bức tranh sinh hoạt văn hóa tơn giáo diễn ra tại chùa Vẽ thêm phong phú và đa dạng.

Để hoạt động tôn giáo diễn ra mang tính lành mạnh bên cạnh vai trị

hướng dẫn của thầy trụ trì, chúng ta cũng cần kể đến ý thức của người dân. Người dân sinh sống trên địa bàn phường Đông Hải I- Quận Hải An và trên các quận huyện của thành phố Hải Phòng, cũng như các tỉnh thành khác đối với các nghi lễ ở chùa họ vừa là đối tượng tham gia nghi lễ, đồng thời họ còn là người thực hiện các nghi lễ đó. Có thế nói, sự thành cơng, tính lành mạnh của nghi lễ không chỉ phụ thuộc vào các tăng ni ở chùa mà còn phụ thuộc

vào cả những người dân tham gia nghi lễ. Tuy nhiên, khi tham gia sinh hoạt tại chùa Vẽ được nghe những lời giáo huấn của ni sư Thích Tâm Chính cũng

như các thầy ở chùa, bản thân họ đã giác ngộ nhiều điều, họ nhìn cuộc sống theo hướng tích cực hơn, đặc biệt họ đã đưa những giáo huấn của Đức Phật vào trong cuộc sống, làm điều thiện, nói điều hay, sống chân thật, khơng u mê vào những hư vô cả trong đời sống vật chất, lẫn tinh thần.

2.5.Một vài nhận xét về hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng tại chùa Vẽ ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cộng đồng

Thơng qua những hoạt động nghi lễ, tôn giáo diễn ra tại chùa là cơ sở

để chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trị của ngơi chùa trong đời sống

của người dân hiện nay mà cụ thể đó chính là đời sống tinh thần.

Trước hết, chùa Vẽ là nơi để người dân, cũng như các phật tử tìm hiểu sâu hơn giáo lý của Phật giáo thông qua những nghi lễ mà họ tham dự. Việc tìm hiểu và thực hành theo nghi thức tôn giáo là cơ sở để mọi người lý giải nhiều vấn đề trong cuộc sống, nó giống như cách thức nhằm động viên,

khuyến khích con người vượt qua những khó khăn từ cuộc sống thực tại. Làm được điều này, là do trong giáo lý của nhà Phật luôn hướng con người

đến cuộc sống tốt đẹp như: từ bỏ những ham muốn trong cuộc sống, giúp đỡ

người khác, sống bao dung, chân thật, kỷ luật, hiếu nghĩa...Đồng thời, trong các khóa lễ thông qua nội dung các bài thoại, thầy trụ trì ln giảng dạy, hướng con người làm những điều thiện, điều hay, những giáo lý cao siêu của nhà Phật được thể chế hóa bằng những điều đơn giản mà phật tử có thể làm trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, thông qua những nghi lễ tổ chức tại chùa Vẽ nó đã giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn giáo lý của nhà Phật và hướng con người đến cuộc sống nhân văn hơn.

Chùa Vẽ là nơi giúp con người cân bằng đời sống tâm linh. Chúng ta thường nói văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra xuất phát từ nhu cầu của con người, đồng thời nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trên hai phương diện đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong đời sống tinh

cân bằng đời sống tâm linh được thể hiện mọi người đến chùa thực hành sự sùng bái đối với Phật giáo. “Mỗi lần đến chùa Vẽ trong các ngày lễ và thỉnh

thoảng mình có tham gia khóa tu tại chùa vào ngày cuối tuần mình cảm thấy tâm thanh thản, bình an, khơng thấy căng thẳng” [PVS10, Nữ, 30 tuổi, NV

Văn Phòng]. Đối với họ đến chùa ngoài việc được nghe giảng kinh phật, học quy y phép tắc, cách thức tu tập, họ còn cầu cho cuộc sống thực tại được bình an, sức khỏe, hạnh phúc. Bởi khi được hỏi về mục đích mà mọi người đến chùa cầu mong điều gì tơi đều nhận được hầu hết câu trả lời là cầu bình an, sức khỏe, hạnh phúc, đồng thời họ tâm niệm rằng trong cuộc sống thực tại của họ bao giờ cũng có sự che chở của Đức Phật. Có lẽ, với những lý do trên nên vào những ngày lễ của Phật giáo, mọi người thường đến chùa tham dự rất đơng. Nhiều phật tử nói rằng: nếu như bỏ qua một nghi lễ nào đó tổ chức tại chùa thì họ cảm thấy bất an. “Ngày lễ nào chùa tổ chức bác cũng tham

gia, nếu không tham gia được bác thấy không yên tâm làm công việc khác. Do đó, khi biết được lịch là bác sắp xếp cơng việc để đi, mà khơng chỉ có bác đâu mấy bà bà bạn bác cùng quy y ở chùa này với bác cũng thế đấy”[PVS11, Nữ, 50 tuổi, CB Văn phịng]. Chính vì vậy, trước mỗi buổi lễ

tổ chức tại chùa, dù bận công việc đến đâu, họ cũng phải sắp xếp để đến chùa tham dự. Như vậy, nói chùa Vẽ là nơi giúp họ cân bằng đời sống tâm linh tức là để tâm của họ được thanh thản hơn, tạo dựng niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Đức Phật, đồng thời là cơ sở để họ giải quyết những khó

khăn trong cuộc sống thực tại.

Việc tham gia nhiều nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng tại chùa Vẽ đã ảnh hưởng đến việc hình thành những tập tục mới của người dân nơi đây. Trước hết, đó là thói quen đến chùa hành lễ vào ngày mồng Một, ngày Rằm. “Nhà

mình ở gần chùa nên vào ngày Rằm, Mồng Một nào mình cũng cùng mẹ đi chùa thắp hương lễ phật. Nó dường như trở thành thói quen đối với hai mẹ con”[PVS 12, Nữ, 25 tuổi, NV Văn phòng]. Nếu như các phật tử họ thường

dân, phật tử sinh sống trên địa bàn quận Hải An, Ngô Quyền, Lê Chân, bên cạnh việc tham gia những ngày lễ lớn đó, họ cịn đến chùa đều đặn vào ngày

Rằm, mồng Một. Thói quen đến chùa vào hai ngày này dường như đã trở

thành cố hữu đối với họ, cho nên dù bận công việc đến đâu vào ngày này họ vẫn tranh thủ đến chùa hành lễ, đọc kinh, nghe thầy trụ trì giảng dạy.

Tiếp đến là thói quen lễ chùa vào dịp đầu năm mới, thường thì người Việt rất coi trọng ngày lễ tết. Vào ngày tết mọi công việc được hỗn lại bởi

đó là khoảng thời gian cho sự sum họp gia đình. Tuy nhiên, đối với những

người dân sinh sống quanh địa bàn chùa tọa lạc vào dịp năm mới họ không thể bỏ qua việc đến chùa Vẽ lễ phật. Có nhiều người khi chọn điểm xuất

hành đầu tiên trong năm mới họ đã lựa chọn đến chùa Vẽ. “Đầu năm cô

thường chọn chùa Vẽ để đi xuất hành, đi chùa đầu năm để cầu sức khỏe làm

ăn, cầu cho gia đình mọi người đều mạnh khỏe” [PVS 14, Nữ, 40 tuổi, Buôn

bán]. Bởi theo họ, đến chùa vào đầu năm để Đức Phật có thể chứng giám

tấm lịng thành, bên cạnh đó họ cịn cầu nguyện một năm sức khỏe, hạnh

phúc đến gia đình, đồng thời sau khi hành lễ xong họ không quên xin lộc về nhà với ước nguyện may mắn sẽ đến với gia đình họ trong năm nay.

Ngồi những thói quen trên, người dân nơi đây còn thường nhờ nhà chùa tổ chức các nghi lễ cho gia đình. Đầu năm, họ thường nhờ nhà chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn, lễ cầu an. Thông qua việc tổ chức nghi lễ ở chùa, họ mong muốn lòng từ bi của Đức Phật soi sáng giúp họ tránh được những gánh nạn của cuộc sống thực tại và mang lại sự bình an cho gia

đình. “Như đầu năm nhà bác thường ra chùa lễ phật, đồng thời bác nhờ

sư thầy làm lễ dâng sao giải hạn năm đó con trai cả bác có sao xấu với

đứa con trai của nó cũng có sao xấu nên nhà bác đã nhờ sư thầy cúng hộ”

[PVS6, Nữ, 56 tuổi, CB nghỉ hưu]. Hay như con cái khó ni họ làm lễ bán con vào chùa. “bác hàng xóm nhà bác có đứa cháu quấy khóc thế là

bán vào chùa thằng bé ngoan hẳn ra trông lại lớn hơn trước” [PVS6, Nữ,

56 tuổi, Cán bộ nghỉ hưu]. Đối với người thân đã mất như: ông bà, cha mẹ

đến ngày 49 họ thường nhờ thầy trụ trì làm lễ cầu siêu để vong linh người

mất được siêu thoát về thế giới bên kia.

Bên cạnh những yếu tố tích cực trên thì hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng tại chùa Vẽ cũng ảnh hưởng một phần tiêu cực đến cuộc sống của người dân nơi đây. Đó là việc người dân, các phật tử sinh sống quanh khu vực

chùa tọa lạc họ đặt nhiều niềm tin vào việc tổ chức các nghi lễ, họ cho rằng việc tổ chức các nghi lễ đó sẽ giúp họ tránh được những tác động của cuộc sống hiện tại, mà họ quên đi rằng tất cả sự thành công hay thất bại của con người đều dựa vào chính bản thân và sự lỗ lực của mình. Thói quen đặt

niềm tin vào lực lượng siêu nhiên dần dần sẽ tác động và dẫn đến việc hình thành sự mê tín dị đoan ở con người. Nếu niềm tin của sự mê tín dị đoan

hình thành thì nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người trên cả

hai phương diện vật chất và tinh thần.

Chính việc thực hành những nghi lễ khác ngoài nghi lễ phật giáo là cơ sở cho sự ra đời các loại hình “dịch vụ phật giáo” được ra đời tại đây. Bởi “dịch vụ Phật giáo” là sự kết hợp của các yếu tố nghi lễ Phật giáo với Đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa đi vào cuộc sống thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống đời thường nhằm: an định tinh thần; sức khỏe; kinh tế. Sự kết hợp trên nhiều khi làm cho đời sống tơn giáo tín ngưỡng ở đây thêm phức tạp.

Trong những ngày lễ, nhà chùa thường sử dụng loa đài hỗ trợ cho việc thực hành nghi lễ điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân cư sống quanh khu vực chùa. Trong những năm gần đây, hiện tượng ô nhiễm âm thanh dường như đã được chúng ta đề cập nhiều. Chính vì vậy, việc

thường xuyên sử dụng âm thanh của loa đài đã ảnh hưởng khơng ít đến cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân xung quanh khu vực chùa.

Bên cạnh đó, vào những ngày lễ lớn tổ chức ở chùa rất đông phật tử gần xa về tham dự, trong khi đó cơng tác quản lý trong những ngày lễ diễn ra ở chùa chưa được thực hiện tốt, do đó nó là cơ sở cho một số tội phạm trà trộn vào chùa để ăn cắp, móc túi người đi lễ. Thực tế trên không chỉ ảnh

hưởng đến an ninh trong chùa mà còn ảnh hưởng đến an ninh xung quanh

khu vực chùa trong đó có cả những hộ dân sống gần chùa.

Như vậy, các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng diễn ra tại chùa Vẽ đã

tác động khơng ít đến đời sống văn hóa của người dân nơi đây trên cả hai

mặt tích cực và tiêu cực. Song dù ảnh hưởng như thế nào thì chùa Vẽ là ngơi chùa có vai trị vơ cùng quan trọng đối với người dân, phật tử Hải Phòng.

Tiểu kết chương 2

Chùa Vẽ là bức tranh thu nhỏ phản ánh đời sống tơn giáo tín ngưỡng của một cộng đồng dân cư địa phương. Đây được xem là địa chỉ để người

dân sinh sống trên địa bàn phường Đông Hải- quận Hải An nói riêng và các quận huyện trên địa bàn Hải Phòng, các tỉnh lân cận được tham gia vào các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng khơng chỉ của phật giáo mà của các tơn giáo, tín ngưỡng khác. Sự kết hợp giữa các nghi lễPhật giáo với các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng khác phần nào đã phản ánh được bức tranh giao lưu văn hóa, sự nhập thế của Phật giáo, sự tồn tại của Phật giáo trong lịng người Việt nói

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)