Chùa vẽ với lễ hội đền Phú Xá, Phủ Thượng Đoạn

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 61 - 64)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÙA VẼ HẢI PHÒNG

2.3. Chùa vẽ với lễ hội đền Phú Xá, Phủ Thượng Đoạn

2.3.1. Chùa vẽ với lễ hội đền Phú Xá

Đền Phú Xá thuộc phường Đông Hải- quận Hải An đây là một trong

những ngôi đền nổi tiếng của Hải Phòng gắn liền với việc phụng thờ Hưng

Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn. Truyền sử của địa phương cho biết, khi chuẩn

bị trận thủy chiến trên dịng sơng Bạch Đằng (tháng4- 1288) Trần Hưng Đạo

đã đóng quân tại đây, đồng thời khi chiến thắng trở về ông đã chọn đền Phú

Xá là nơi để khao thưởng quân sĩ trước khi kéo quân về đến Vạn Kiếp. Bên cạnh đó, đền cịn thờ bà Bùi Thị Từ Nhiên, vợ của ông Phạm Phúc Lương là

người Phú Xá đã giúp Trần Hưng Đạo lo việc nuôi quân sĩ và chuẩn bị lương thảo cho quân sĩ. Do vậy, lễ hội đền Phú Xá diễn ra vào ngày 5 tháng 3 (Âm lịch) để tưởng nhớ ngày sinh của bà Bùi Thị Từ Nhiên và ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) ngày giỗ Đức Thánh Trần. Trong hai ngày nay, đền Phú Xá tấp

lập người đến tham dự hội đó là những người dân địa phương và cả du khách

đến tham dự hội. Lễ hội diễn ra bao gồm: phần lễ linh thiêng và phần hội với

những trò chơi náo nhiệt như: chơi cờ tướng, xem chọi gà, bắt vịt, đi cầu

tùm, chơi tam cúc điếm [13, tr.149,150]. Trong những ngày diễn ra lễ hội tại

đền Phú Xá thì ở chùa Vẽ cũng mở cửa chùa đón khách thập phương về dự

hội và thăm quan chùa. Việc phối kết hợp lễ hội đền Phú Xá với chùa Vẽ

bởi những cơng trình kiến trúc trên nằm trên cùng địa bàn phường Đông Hải.

Đối với mỗi người Việt sinh sống trong làng xã thì làng khơng chỉ là nơi cho

người dân định cư sinh sống, mà nó cịn là khơng gian xây dựng các cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng của người dân. Hình ảnh những ngơi đình,

đền, miếu, chùa là hình ảnh mà chúng ta bắt gặp ở nhiều làng q. Chính vì

vậy, việc phối hợp giữa các cơng trình kiến trúc trên trong những dịp đặc biệt là điều đương nhiên. Trong khi đó, du khách khi đến tham dự hội họ

không chỉ muốn tham dự một lễ hội mà nhân cơ hội đó họ cịn muốn tham quan các cơng trình kiến trúc tiêu biểu ở đó. Thứ hai, trên địa bàn Hải Phịng có nhiều nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong đó có cả chùa Vẽ. Việc trên cùng một địa bàn có nhiều nơi thờ tự cùng một nhân vật, chứng tỏ nhân vật có vai trị quan trọng đối với người dân. Điều này còn khẳng định người Việt không chỉ tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sớm, chớp, những nhân vật mang tính chất thần thoại như: Sơn Tinh, Thánh Gióng..., mà cịn thờ cả những nhân vật là người thật đó là những người có cơng đối với dân tộc như: Trần Quốc Tuấn...Ở phường Đông Hải chúng ta

còn bắt gặp nhiều nơi thờ tự Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên, việc kết hợp lễ hội

đền với chùa là bằng chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa tơn giáo và tín

địa phương.Thứ ba, sự kết hợp lễ hội đền Phú Xá với việc chùa Vẽ mở cửa đón mừng khách thập phương về dự hội, theo như sư trụ trì thì trong những

ngày này khách đến chùa rất đơng, điều đó chứng tỏ chùa Vẽ có vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương nói riêng, cũng như với khách thập phuơng nói chung. Chính vì vậy, tất cả những sinh hoạt, nghi lễ tôn giáo diễn ra tại chùa đều được đông đảo người dân xung quanh khu

vực chùa và cả phật tử gần xa tham dự và hành lễ. Việc người dân đi tham dự lễ hội là chính, nhưng vẫn khơng quên đến chùa Vẽ để hành lễ trong

những ngày này, càng chứng tỏ được vai trị và vị trí của ngơi chùa đối với

địa phương nói riêng và thành phố Hải Phịng nói chung. Bởi từ lâu người

Việt ln tâm niệm “Đất vua, chùa làng”, chùa là của người dân, là nơi người dân thực hành các nghi lễ tôn giáo và cả các nghi lễ mang tính dân gian hóa.

2.3.2. Chùa vẽ với lễ hội Phủ Thượng Đoạn

Phủ Thượng Đoạn là nơi thơ Mẫu nằm trên đất của Phường Đông Hải- quận Hải An, nơi đây hàng năm vào tháng Ba (Âm lịch) diễn ra lễ hội rất

náo nhiệt thu hút đông đảo du khách về dự hội.

Lễ hội phủ Thượng Đoạn không diễn ra liên tục giữa các ngày trong

tháng ba mà diễn ra theo lối cách nhật. Ngày mồng Một bắt đầu vào hội với nghi lễ nhập tịch, nghi lễ này do chính dân làng của phủ Thượng Đoạn thực hiện. Ngày mồng Hai hợp tế ba xã là: Đoạn Xá, Vạn Mỹ, Thượng Đoạn. Cũng trong ngày mồng Hai vào buổi tối làm lễ yết, ngày mồng Ba làm lễ tế hàng huyện, bởi xưa kia vùng đất này thuộc huyện An Dương nay thuộc phường

Đông Hải- quận Hải An, từ ngày mồng bốn đến ngày mồng bảy đóng cửa phủ.

Ngày mồng Tám mở cửa phủ từ sớm, hội lại được tiếp tục diễn ra, nghi thức tế giống như lần trước. Đến ngày 11 tổ chức đám rước tượng mẫu Liễu Hạnh từ phủ Thượng Đoạn ra chùa Vẽ để làm lễ chư phật, đồng thời rước kinnh

sách từ chùa Vẽ về phủ Thượng Đoạn [13, tr.108,109].Trong ngày phủ

về dự hội, đồng thời du khách còn đến thăm cảnh chùa. Lý giải cho việc tại sao thánh Mẫu lại rước từ phủ ra chùa Vẽ và việc rước kinh sách về phủ để phối thờ có lẽ bắt nguồn từ lần hóa kiếp mẫu Liễu đã quy y Tam Bảo tức bà

đã quy y theo Phật, nghe theo lời phật dạy. Thứ hai,di tích phủ Thượng Đoạn

nằm trong cùng địa bàn là phường Đông Hải- quận Hải An đây được coi là “tứ linh từ” nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người dân. Sự kết hợp giữa lễ hội phủ Thượng Đoạn và chùa Vẽ là minh chứng cho sự sùng bái trong đời sống tâm linh của người dân trên địa bàn. Thứ ba, nó cịn là mình chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Việt, những tơn giáo được du nhập vào Việt Nam nhanh chóng được kết hợp với tín ngưỡng của người Việt mà ở đây chính là sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau nghi lễ rước kinh sách từ chùa Vẽ về phủ để phối thờ, đến ngày 14 lại tổ chức lễ rước trả kinh sách cho chùa. Hôm tổ chức đám rước có nhiều người tham dự bao gồm: người dân địa phương và đông đảo du khách. Nghi lễ rước tuân theo những luật lệ, quy củ của một đám rước từ trang phục người rước, thứ tự đoàn rước đến việc cầm nghi trượng trong đám rước, tất cả đều dưới sự chỉ đạo của chủ lễ, nó khiến cho đám rước trở nên trang nghiêm nhưng

không kém phần vui nhộn. Ngày 15 tổ chức tế tạ, cuốn cờ kết thúc hội. Trong ngày hội diễn ra tại phủ Thượng Đoạn khơng chỉ có những nghi lễ diễn ra theo trình tự nhất định mà cịn có những trị chơi dân gian như: tổ tơm điếm, đánh cờ...

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)