Vài nhận xét về chùa Vẽ trong đời sống xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 96 - 143)

3.1.1 .Hoạt động giáo dục thanh thiếu niên với khóa tumùa hè

3.3. Vài nhận xét về chùa Vẽ trong đời sống xã hội hiện nay

Nghiên cứu chùa Vẽ đã cho ta cách nhìn nhận, đánh giá khác về vai trị của ngơi chùa trong giai đoạn hiện nay. Người Việt thường có câu “trẻ

vui nhà, già vui chùa”, nếu như chùa ngày xưa là nơi lui tới của các bà thì ngày nay nó trở thành địa chỉ để mọi người đến hành hương lễ phật và tham gia những hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, chùa Vẽ Hải Phịng hiện nay

được xem là địa chỉ thu hút nhiều đối tượng không chỉ những người ở độ

tuổi trung niên mà cả tầng lớp thanh niên, thiếu niên, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng đến chùa rất đông.

Thơng qua hoạt động nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng diễn ra tại chùa, cũng như các hoạt động xã hội mà chùa Vẽ tiến hành trong nhiều năm qua đã cho chúng ta cách nhìn mới, đánh giá mới về vai trị và chức năng của ngơi chùa trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta hiểu rằng, chùa là nơi để cho các tăng ni

đến tu tập tránh xa việc đời nhằm tìm đến sự giải thốt, đồng thời nó cịn là

nơi truyền bá những giáo lý của nhà phật, là cơ sở cho phật giáo tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây ngồi vai trị và chức năng trên chùa còn là nơi gửi gắm, thỏa mãn nhu cầu cân bằng đời sống tâm linh của người dân, là nơi để họ giải quyết những lo âu, những vướng mắc trong cuộc sống, là nơi họ rèn luyện đạo đức, lối sống, là nơi họ có thể chia sẻ với những số phận bất hạnh, là nơi lưu giữ được ngọn lửa truyền thống tinh thần nhân ái của người Việt.

Bên cạnh đó, chùa Vẽ cịn là minh chứng cho sự nhập thế của Phật

giáo trong giai đoạn hiện nay. Sự nhập thế của Phật giáo thể hiện việc kết hợp linh hoạt các nghi lễ của Phật giáo với các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng khác, các hoạt động hướng đến xã hội như: tham gia giáo dục thanh thiếu

niên, hoạt động từ thiện trong và ngồi địa bàn Hải Phịng.

Việc nghiên cứu chùa Vẽ cịn cho chúng ta nhìn nhận về tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đời sống tinh thần của người

dân. Đó là tác động về hành vi, đến mục đích của mọi người khi đến chùa. Trên cơ sở được tham gia nhiều nghi lễ tại chùa Vẽ mới thấy được hành vi

ứng xử của con người khi đến chùa có nhiều vấn đề để bàn luận như: trang

phục đi hành lễ không đúng đắn, hành động vội vàng lễ bái ở mọi không

gian, mọi thời gian, đặt vật chất ở mọi nơi. Khi được hỏi về việc mọi người

đến chùa câu mong điều gì, phần lớn tơi đều nhận được câu trả lời là mọi

người là cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, bên cạnh đó khơng ít người đến

chùa để cầu mong tiền tài, địa vị, bn may bán đắt. Như vậy, mục đích của mọi người đến chùa hiện nay không đơn thuần để tĩnh tâm, bình an mà

nhuốm cả màu sắc kinh tế. Trong tứ diệu đế của nhà phật có nói một trong những nỗi khổ của con người đó là sự ham muốn, nếu như con người mãi

trong sự ham muốn tức là con người không từ bỏ được nghiệp mà khơng

chấm dứt được nghiệp thì con nguời mãi khổ. Do đó, đến chùa cầu tiền tài

địa vị tức là con người đã đi ngược lại giáo lý của nhà Phật.

Bên cạnh những nghi lễ Phật giáo, chùa Vẽ cịn có nhiều nghi lễ mang tính dân gian hóa, nhiều nghi lễ xuất phát từ mục đích phục vụ cho đời sống tâm linh của người dân nên làm cho bức tranh tơn giáo tín ngưỡng của chùa ngày càng phong phú và đa dạng. Người dân nơi đây họ gửi gắm niềm tin này của họ vào nhà chùa, con cái khó ni họ bán cho chùa, khi bố mẹ về già vào ngày 49 họ nhờ nhà chùa cầu siêu cho bố mẹ được siêu thốt, mồng Một hơm Rằm họ đến chùa lễ phật cầu bình an cho gia đình, năm mới đến họ đi

chùa lễ phật để cầu một năm thuận hòa, may mắn, hạnh phúc, họ nhờ thầy trụ trì làm lễ dâng sao giải hạn, lễ cầu an.Như vậy, bên cạnh chức năng hoằng dương giáo pháp, chùa Vẽ còn là nơi đáp ứng nhu cầu dịch vụ phật giáo cho người dân thông qua những nghi lễ tổ chức tại chùa. Dịch vụ nghi lễ phật giáo chính là một hình thức, một phương tiện để cứu độ chúng sinh. Nó là sự thể hiện của việc áp dụng giáo lý Phật giáo, sử dụng phương tiện Phật giáo để giải quyết vấn đề xã hội. Trên thực tế, các nghi lễ dịch vụ này đã đem lại an lành, giải tỏa những áp lực ngày càng căng thẳng dưới tác động của nền kinh tế thị trường.

Chùa Vẽ hiện nay còn được biết đến là môi trường giáo dục đào tạo thanh thiếu niên, chùachung tay cùng cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên giúp các em có tinh thần kiên định, tránh xa các tệ nạn xã hội, hoc tập và rèn luyện tốt trở thành những người con ngoan trị giỏi. Khơng những vậy, đối với địa phương chùa cịn là nơi tham gia cơng tác an sinh xã hội, đó là việc đẩy mạnh hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn. Cơng tác từ thiện của chùa khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi

địa phương mà chùa còn liên hệ với các tỉnh thành khác nhằm đẩy mạnh hoạt động từ thiện của nhà chùa như: giúp đỡ những đồng bào có hồn cảnh khó

Tiểu kết chương 3

Chùa Vẽ cịn là một trong những ngơi chùa trên địa bàn Hải Phịng tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội.Trước hết là hoạt động giáo dục

thanh thiếu niên với khóa tu mùa hè. Khóa tu mùa hè được nhà chùa triển

khai hoạt động từ năm 2011 đến năm nay là khóa thứ tư, mỗi một năm số

lượng các bạn khóa sinh tham gia học tập một đông. Cùng với sự đổi mới về nội dung học tập qua các năm, khóa tu mùa hè đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các em. Khóa tu đã chung tay cùng cộng đồngbồi dưỡng, đào tạo

nhân cách, giúp các em trở thành những người con ngoan trị giỏi, là những người cơng dân có ích cho xã hội.

Ngồi việc tổ chức khóa tu cho thanh thiếu niên nhà chùa còn tổ chức khóa tu cho người lớn. Khóa tu người lớn giúp cho con người hiểu hơn về cách hành xử khi đến các cơng trình kiến trúc tơn giáo như: việc đến chùa lễ Phật, họ hiểu hơn về giáo lý của nhà Phật và thông qua giáo

lý của nhà Phật giúp con người có định hướng đúng đắn khi hành xử trong gia đình và ngồi xã hội.

Hoạt động hướng đến xã hội của chùa Vẽ còn là việc chùa cùng với

các phật tử tham gia nhiệt tình cơng tác từ thiện trong và ngồi địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ việc giúp đỡ trẻ em có hồn cảnh khó khăn, giúp đỡ các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện nhi, chăm sóc người nhiễm HIV, hoạt động

đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình thương bệnh binh, tặng quà cho đồng bào thiểu số cũng như các em học sinh miền núi mỗi dịp xuân về...

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm về công tác hướng đến xã hội mà chùa tiến hành trong những năm qua chúng ta vẫn thấy những hạn chế của hoạt động này. Trước hết là việc tổ chức khóa tu mùa hè, mặc dù nội dung chương trình học có sự thay đổi giữa các năm song về cơ bản nội dung học tập vẫn chưa đi được vào chiều sâu và sự phong phú. Nhà chùa nên có sự phân loại các bạn khóa sinh trong q trình học tập, như đối với các bạn khóa

sinh tu lần thứ nhất với các bạn khóa sinh tu lần thứ hai và thứ ba cần có nội dung học tập khác nhau, bởi nhiều nội dung các em đã được học từ năm trước

năm sau vẫn tiếp tục, điều đó sẽ tạo sự nhàm chán cho các em. Bên cạnh đó việc quản lý các bạn khóa sinh cũng cịn những hạn chế như: việc sinh hoạt, giám sát các em trong quá trình học tập. Cịn đối với khóa tu người lớn nội dung học tập trong mỗi tuần vẫn còn hạn chế, thầy trụ trì nên đi sâu vào việc giảng giáo lý của nhà phật và ứng dụng nó vào cuộc sống nhằm hướng dẫn con người có hành xử đúng đắn. Đối với hoạt động từ thiện nhà chùa cần mở rộng liên kết với các chùa trên địa bàn Hải Phòng trong việc tổ chức các chuyến đi từ thiện ở các tỉnh, cũng như các hoạt động từ thiện trên địa bàn

thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó,nhà chùa cần mở rộng hình thức hoạt động nhằm hướng đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.

Mặc dù vẫn còn những tồn tại, song những hoạt động mà chùa Vẽ tiến hành trong những năm qua đã khẳng định hơn nữa về vai trò và vị trí của

ngơi chùa đối với sự phát triển của cộng đồng, thể hiện sự nhập thế của phật giáo trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Chùa Vẽ là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của Hải Phịng, đồng thời đây là ngơi chùa gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng của đất

nước, đó là chiến thắng trên dịng sơng Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Với những giá trị mang trong mình, ngày 25 tháng 1 năm 1994 chùa Vẽ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Chùa Vẽ hiện nay là ngơi chùa có quy mơ rộng, gồm nhiều hạng mục cơng trình: tam quan, phật điện, nhà tổ, nhà khách, nhà học, khu giảng đường... Chùa vẽ khơng mang kiến trúc cổ kính như một số ngôi chùa khác ở Bắc Bộ bởi phần lớn các cơng trình kiến trúc đã được trùng tu tơn tạo lại. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng các hạng mục kiến trúc là cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động nghi lễ cũng như môi trường học tập cho hệ thống tăng ni, phật tử và người dân xung quanh khu vực chùa đến đây tu tập, hành lễ.

Những năm trở lại đây, chùa Vẽ là địa chỉ được nhiều người biết đến vì chùa là nơi để người dân cũng như các phật tử sinh sống trên địa bàn quận Hải An, người dân, phật tử ở các quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng và

ở một số tỉnh lân cận gửi gắm niềm tin của mình vào đức Phật thơng qua

những nghi lễ họ tham gia tại chùa. Chùa Vẽ cũng là nơi tái hiện bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và đa dạng, bởinhững nghi lễ tổ chức ở chùa Vẽ, bên cạnh nghi lễ của Phật giáo, cịn có những nghi lễ của đạo Giáo, những

nghi lễ mang tính dân gian của người dân. Sự kết hợp các nghi lễ trên tại chùa Vẽmột phần phản ánh sự nhập thế của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh đó nó cịn là cơ sở để chúng ta nhìn nhận và đánh giá về vị trí và vai trị của ngơi chùa trong giai đoạn hiện nay. Ở chùa Vẽ mặc dầu có nhiều nghi lễ diễn ra trong năm, song tất cả những nghi lễ đó đều bị Phật giáo hóa, bởi trong quá trình thực hành nghi lễ thầy trụ trì bao giờ cũng hướng mọi người đến với giáo lý của nhà Phật, dùng kinh Phật để khai tâm con người. Như vậy, chùa

Vẽ chính là nơi truyền bá những giáo lý của nhà Phật, là nơi các phật tử được giác ngộ, nơi giúp họ cân bằng trong đời sống tâm linh của mình.

Bên cạnh vai trị là truyền bá giáo lý, nơi sinh hoạt của tăng ni, phật tử, chùa Vẽ hiện nay còn biết đến là ngôi chùa đi đầu trong công tác xã hội. Như hoạt động giáo dục thanh thiếu niên với khóa tu mùa hè. Có thể nói,

khóa tu mùa hè là mơi trường giáo dục nhân cách cho các em, là nơi giúp các em hiểu hơn về phật pháp, là nơi các em được giao lưu học hỏi, được học những kỹ năng trong cuộc sống và là nơi để các em trao dồi về tình cảm,

đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Khóa tu đã góp phần cùng với

xã hội giáo dục thế hệ trẻ của đất nước, định hướng cho các em con đường

đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Tiếp đến là khóa tu người lớn với

một ngày an lạc được tổ chức hàng tháng. Khóa tu giúp cho các phật tử hiểu hơn về phật pháp, các nghi lễ, giúp con người cảm thấy bình an, hạnh phúc trong cuộc sống đúng như tên gọi một ngày an lạc. Chùa Vẽ cịn là ngơi chùa tham gia nhiệt tình các hoạt động từ thiện trong và ngồi địa bàn thành phố Hải Phịng. Với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động từ thiện của chùa đã

đến được với nhiều đối tượng, nó thể hiện sự từ bi cứu vớt của nhà Phật,

khẳng định vai trị của ngơi chùa đối với xã hội. Đây cũng là cơ sở để chúng ta nhìn nhận và đánh giá về vai trị của ngơi chùa trong giai đoạn hiện nay. Chùa Vẽ không chỉ là nơi thực hành nghi lễ Phật giáo, mà nó cịn là nơi người dân thực hành những nghi lễ khác của Phật giáo. Đồng thời nó khơng chỉ là nơi tu tập của các tăng ni nhằm tránh xa việc đời, mà chùa hiện nay là ngôi trường học dạy con người cả việc đạo lẫn việc đời, là tổ chức tham gia nhiệt tình các hoạt động cơng tác xã hội.

Ngồi việc đánh giá và phân tích những mặt tích cực về chùa Vẽ trong

đời sống văn hóa xã hội hiện nay, luận văn vẫn chưa nêu nên nhiều những

hạn chế hay nói cách khác những tác động tiêu cực của hoạt động trên đối

nói riêng và thành phố Hải Phịng nói chung. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu về chùa Vẽ, thiết nghĩ những cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để quản lý nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực từ các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng đến cộng đồng, đồng thời có những biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ những cơ sở tơn giáo tín

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.! Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

2.! Trần Lâm Biền- Đào Hùng (1985), Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội.

3.!Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội. 4.!Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa dân

tộc, Hà Nội.

5.! Trần Lâm Biền (chủ biên) (2001), Trang trí mỹ thuật truyền thống của

người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

6.! Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích người Việt, Nxb Văn hóa- thơng tin, Hà Nội.

7.! Quảng Chơn (2008), “Nguồn gốc nghi lễ, chức năng ý nghĩa của lễ cúng cơ hồn và bán khốn trẻ” Văn hóa Phật giáo, (64), tr.9-12.

8.! Thích Thanh Duệ - Nguyễn Bích Hằng- Lê Thị Uyên, Phong tục và lễ

nghi cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

9.! Nguyễn Đăng Duy- Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử ViệtNam, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

10.!Nguyễn Đăng Duy (2008), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa- Thơng tin,

Hà Nội.

11.!Nguyễn Tất Đạt (2012), “Phật giáo Việt Nam với vai trò dẫn dắt tinh

thần xã hội trong lịch sử và hiện đại”Nghiên cứu Tôn

giáo, (9), tr.14-19.

12.! Thích Thanh Giác- Trần Phương (2013), “Di sản văn hóa Phật giáo và thiền phái tiêu biểu ở Hải Phịng”, Khng Việt, (23), tr. 26-32.

13.!Trịnh Minh Hiên (chủ biên) (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

14.!Trang Thanh Hiền, Cửu phầm liên hoa, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

15.!Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Nhân văn, Hà Nội.

16.!Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt

Một phần của tài liệu Chùa vẽ (hải phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay (Trang 96 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)