Các yêu cầu của cổ phần hoá đối với hoạt động TTTM của NHCTVN

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của ngân hàng công thương việt nam trong thời gian tới (Trang 81)

Cùng với sự hội nhập quốc tế thì nhu cầu hoạt động TTTM càng lớn. Bên cạnh các Ngân hàng trong nước sẵn có hệ thống chi nhánh rộng khắp, khách hàng quen thuộc và thông thạo hơn trong môi trường kinh doanh Việt nam, nhiều ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ cao, năng lực quản trị kinh doanh tốt, mạng lưới hệ thống chi nhánh rộng khắp thế giới, quản trị sản phẩm theo các chuẩn mực quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều đó cho thấy sẽ có

sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước về chiếm lĩnh thị trường. Quá trình cạnh tranh sẽ phân làm hai cực: Các ngân hàng chuyển đổi căn bản theo mô hình ngân hàng hiện đại và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường thì sẽ phát triển mạnh, trở thành những ngân hàng lớn thâu tóm toàn bộ hoạt động TTTM. Và ngược lại các ngân hàng không đủ tiềm lực, không chuyển đổi kịp sẽ phải thuê các ngân hàng lớn làm các dịch vụ TTTM và biến thành mạng lưới chi nhánh cho các ngân hàng lớn. Chuyển đổi mô hình đúng vào giai đoạn Việt nam mở cửa thị trường và mục tiêu đặt ra là nắm được cơ hội, chuyển hướng điều chỉnh kịp thời để tồn tại và phát triển buộc NHCTVN nói chung và hoạt động TTTM của ngân hàng nói riêng phải cơ cấu lại tổ chức và hệ thống cho phù hợp với mô hình hoạt động mới và chiếm được thị trường hoạt động. Như vậy, cổ phần hoá đã đặt ra một số yêu cầu lớn đối với hoạt động TTTM của NHCTVN cụ thể:

- Chuyển đổi mô hình xử lý TTTM từ phân tán sang xử lý tập trung – mô hình của các ngân hàng hiện đại. Đổi mới mô hình tổ chức theo sản phẩm và hướng tới khách hàng. Tức là Sở giao dịch tập trung vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi ro, xây dựng cơ chế nghiệp vụ, đào tạo chi nhánh và tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Các chi nhánh tập trung vào việc Marketing khách hàng, cấp hạn mức TTTM, tư vấn và đưa các sản phẩm về thanh toán và TTTM quốc tế đến từng khách hàng.

- Với mục tiêu tăng tỷ trọng phí dịch vụ, phấn đấu đưa dịch vụ thanh toán và TTTM là dịch vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển dịch vụ của NHCTVN để tạo ra nguồn thu chiếm tỷ trọng 20% lợi nhuận trước thuế.

- Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm TTTM và khả năng cạnh tranh của NHCTVN, đưa NHCTVN trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt nam trong lĩnh vực Ngân hàng quốc tế và chiếm thị phần 12% về hoạt động TTTM so với các NHTM khác trong nước.

- Bên cạnh sản phẩm chiến lược, phải đa dạng hoá các sản phẩm TTTM hiện đại và các sản phẩm này phải được phát triển trên cơ sở nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại và tích hợp với các hoạt động khác của NHCTVN.

- Khi tham gia vào hoạt động TTTM quốc tế phải tuân thủ theo các chuẩn mực, các luật lệ và quy tắc quốc tế. Hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do tranh chấp xảy ra. - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng đủ về số lượng, được đào tạo tốt về kỹ năng làm việc quốc tế và đạt trình độ chuyên nghiệp cao ngang tầm quốc tế.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của ngân hàng công thương việt nam trong thời gian tới (Trang 81)