Thực trạng hoạt động TTTM tại NHCTVN trƣớc và sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của ngân hàng công thương việt nam trong thời gian tới (Trang 49)

Theo quyết định số 28/NH-QĐ ngày 16/03/1991 và Quyết định số 87/NH- QĐ ngày 06/07/1991 của Thống đốc NHNN, NHCTVN được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng quốc tế như nhận gửi và cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng quốc tế, bảo lãnh nước ngoài và các dịch vụ khác.

Trước khi cổ phần hoá, mọi hoạt động ngân hàng quốc tế của toàn bộ hệ thống NHCTVN đều được thực hiện thông qua sự kiểm soát của Trụ sở chính, qua đó Trụ sở chính NHCTVN thực hiện việc quản lý và thanh toán vốn tập trung toàn hệ thống. Căn cứ vào khả năng xử lý nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các chi nhánh cấp I được phép thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được chia thành chi nhánh loại I và chi nhánh loại II. Các chi nhánh loại I được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như chuyển tiền, tín dụng chứng từ, nhờ thu bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác. Các chi nhánh loại II cũng được phép thực hiện các nghiệp vụ trên song riêng nghiệp vụ tín dụng chứng từ được thực hiện tại Trụ sở chính NHCTVN. Riêng nghiệp vụ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài của toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống chỉ được thực hiện tại Trụ sở chính.

Cùng với tiến trình cổ phần hoá, mô hình hoạt động TTQT của NHCTVN được cơ cấu lại phù hợp với mô hình của Ngân hàng hiện đại và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn. Ngày 17/03/2008 Chủ tịch HĐQT đã ký quyết định số 106/QĐ-HDQT-NHCT22 thành lập Sở giao dịch III nay đổi tên thành Sở giao dịch thay mặt NHCTVN để xử lý toàn bộ hoạt động TTQT&TTTM cho cả hệ thống NHCTVN. Theo mô hình mới, xử lý TTQT&TTTM được chuyển đổi từ phân tán sang xử lý tập trung. Tức là áp dụng công nghệ mới, quản lý dữ liệu, xử lý tập trung và hình thành một mạng lưới phân phối sản phẩm thông qua hệ thống các chi nhánh. Đây là bước chuyển mới về vai trò, chức năng của chi nhánh trong hoạt động TTTM – các chi nhánh sẽ không thực hiện chức năng xử lý về mặt kỹ thuật các giao dịch TTTM, mà tập trung vào nhiệm vụ chính tiếp thị, bán sản phẩm TTTM cho khách hàng, thu hút khách hàng, tư vấn, cung cấp các giải pháp TTTM đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phần xử lý kỹ thuật các giao dịch TTTM sẽ do Sở giao dịch III trước kia và nay là Sở giao dịch thực hiện, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng. Qua việc xử lý tập trung như vậy, NHCTVN sẽ quản lý tập trung hiệu quả toàn hệ thống và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao và đồng đều.

Bảng 2.1: Doanh số thực hiện hoạt động TTTM tại NHCTVN.

Đơn vị tính: Triệu USD

Hình thức/ Năm

Thời điểm trƣớc cổ phần hoá Sau CPH

2006 2007 2008 6T/2009 2009 Thƣ tín dụng 2.938,99 3.735,69 5.145,04 2.028,89 4.595,59 * Nhập khẩu 2.180,74 2.871,73 3.787,00 1.285,00 2.868,00 * Xuất khẩu 327,06 446,96 843,00 376,72 936,85 Bảo lãnh 431,19 417,00 515,04 367,17 790,74 Cam kết đồng tài trợ 620,00 635,00 596,00 367,00 665,00

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT VN)

Nhìn số liệu ở bảng 2.1 ta thấy hoạt động TTTM tại NHCTVN từ năm 2006 đến 2008 đang ngày càng phát triển cùng với số lượng, chất lượng, chủng loại các nghiệp vụ không ngừng được mở rộng. Qua các năm trên bảng doanh số thực hiện hoạt động TTTM, thư tín dụng tại NHCTVN luôn là hình thức TTTM chính, chiếm doanh số lớn gấp nhiều lần so với bảo lãnh và cam kết đồng tài trợ. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra bắt đầu từ giữa năm 2008 kéo dài đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTTM của NHCTVN nên doanh số hoạt động TTTM năm 2009 chỉ đạt 97% so với năm 2008.

Cổ phần hoá đúng vào giai đoạn khủng hoảng thế giới diễn ra, nên hoạt động TTTM của NHCTVN không khỏi gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, bằng sự nỗ của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Sở giao dịch, hoạt động TTTM tại NHCTVN được tiến hành trôi chảy, thông suốt theo các quy định của quy chế, quy trình do NHCTVN ban hành bằng văn bản có tên “ Quy chế Tài trợ thương mại và các quy trình, quy định về nghiệp vụ Tài trợ thương mại” tháng 11/2006. Tài liệu này đã hướng dẫn tương đối đầy đủ các trình tự nghiệp vụ tiến hành từ khâu tiếp nhận giao dịch tại chi nhánh, xử lý giao dịch tại Sở giao dịch cho đến đóng hồ sơ giao dịch và lưu trữ hồ sơ cũng như việc thu các khoản phí và hạch toán vào các tài khoản liên quan . Tuy nhiên, theo nội dung tài liệu này, bộ phận nghiệp vụ TTTM chưa nắm quyền chủ động trong việc quyết định thực hiện giao dịch, việc phân luồng giao

dịch từ Sở giao dịch về chi nhánh và ngược lại còn nhiều bất cập, trong quá trình tiến hành giao dịch việc lưu trữ chứng từ giấy quá nhiều gây lãng phí.... Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời quản lý khoa học, là cẩm nang chuẩn hướng dẫn cho Sở giao dịch và các chi nhánh thực hiện sau thời gian cổ phần hoá, “ Các quy trình, quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại” được Tổng giám đốc NHCTVN ký ban hành ngày 24/12/2009 đã thay thế quyết định trên .

Về hình thức, hiện tại NHCTVN chỉ mới có 03 hình thức chủ yếu là thư tín dụng, bảo lãnh và cam kết đồng tài trợ. Dưới đây là các số liệu hoạt động chủ yếu của các hình thức này:

2.2.1 Tín dụng chứng từ:

Hình thức tín dụng chứng từ được triển khai ở NHCTVN từ năm 1993 và đến nay vẫn là hình thức tài trợ chủ yếu tại NHCTVN. Nhờ hình thức này mà NHCTVN đã hỗ trợ cho khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguồn vốn ngoại tệ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh/dịch vụ của mình và thu hút được nhiều khách hàng tìm nguồn tài trợ Nhập khẩu đến NHCTVN để giao dịch.

Nhìn chung, NHCTVN đã tài trợ vốn cho khách hàng xuất nhập khẩu thông qua phương pháp thanh toán thư tín dụng:

- Thông qua thanh toán: Nhận được bộ chứng từ gửi từ Ngân hàng phục vụ người bán, phòng thanh toán chứng từ Nhập khẩu - Sở giao dịch tiến hành kiểm tra các chứng từ và gửi thông báo kiêm phiếu kiểm tra chứng từ về cho chi nhánh để chuyển cho Khách hàng. Đối với khách hàng đã được phòng Khách hàng thẩm định cấp hạn mức tín dụng trước khi mở L/C và căn cứ vào kết quả kiểm tra bộ chứng từ không có sai sót, cán bộ phòng Khách hàng của chi nhánh yêu cầu khách hàng ký giấy nhận nợ trước khi thực hiện ký hậu vận đơn/uỷ quyền nhận hàng và giao chứng từ cho khách hàng để đi lấy hàng. Sau đó, cán bộ phòng Khách hàng lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi lên Sở giao dịch yêu cầu tiến hành thanh toán theo chỉ dẫn của Ngân hàng phục vụ người bán. Trường hợp NHCTVN được Ngân hàng phát hành L/C chỉ định là Ngân hàng thanh toán thư tín dụng. Nhận được bộ chứng từ làm

bằng chứng cho việc gửi hàng từ người bán, NHCTVN tiến hành kiểm tra các chứng từ. Khi bộ chứng từ phù hợp các yêu cầu thư tín dụng, NHCTVN thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn của người bán. Sau đó, NHCTVN gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành thư tín dụng. Việc thanh toán lại sẽ được thực hiện theo phương thức và điều kiện mà NHCTVN và NH phát hành thư tín dụng đã thoả thuận từ trước.

- Thông qua chấp nhận: Ngân hàng phục vụ người bán gửi tới NHCTVN là ngân hàng phục vụ người Nhập khẩu bộ chứng từ làm bằng chứng cho việc gửi hàng kèm theo một hối phiếu ký phát đòi tiền NHCTVN theo một thời hạn cụ thể. Sau khi Sở giao dịch kiểm tra bộ chứng từ đáp ứng các yêu cầu của thư tín dụng và phòng Khách hàng yêu cầu người Nhập khẩu làm thủ tục vay, NHCTVN thực hiện việc chấp nhận hối phiếu và trả lại hối phiếu cho ngân hàng gửi chứng từ hoặc chấp nhận hối phiếu bằng cách gửi điện SWIFT cho ngân hàng phục vụ người bán thông báo việc chấp nhận và ngày đến hạn thanh toán.

- Thông qua chiết khấu: Người xuất khẩu gửi tới NHCTVN bộ chứng từ là bằng chứng cho việc gửi hàng cùng với một hối phiếu ký phát cho người mua hoặc cho bất kỳ người nào trả tiền hối phiếu được nêu trong thư tín dụng. Trong khi phòng Thanh toán chứng từ Xuất khẩu - Sở giao dịch kiểm tra các chứng từ đáp ứng được các yêu cầu của thư tín dụng thì phòng Khách hàng của chi nhánh có trách nhiệm thẩm định, đề xuất Ban lãnh đạo chi nhánh duyệt giới hạn chiết khấu theo đúng qui định hiện hành của NHCTVN và thông báo cho Sở giao dịch để tiến hành chiết khấu bộ chứng từ. Từ trước đến nay, NHCTVN thực hiện phần lớn chiết khấu bộ chứng từ truy đòi theo điều kiện: L/C còn hiệu lực và còn số dư chưa thanh toán; L/C cho phép thanh toán ngay hoặc trả chậm đến 90 ngày; Các quy định trong L/C phải rõ ràng, cụ thể và hạn chế các điều khoản mang lại rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và cho người hưởng; Bản gốc L/C và tất cả các bản gốc sửa đổi L/C phải được xác thực bởi ngân hàng thông báo và được xuất trình cùng với bản gốc thông báo

L/C và bản gốc thông báo sửa đổi L/C của ngân hàng thông báo; L/C quy định vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành hoặc toàn bộ vận đơn được xuất trình qua ngân hàng; Ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận là các ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, có giao dịch và thanh toán sòng phẳng với NHCTVN; Thị trường truyền thống có quan hệ thương mại với Việt nam và không nằm trong danh sách bị cấm vận bởi Liên hiệp quốc hoặc Mỹ hoặc EU, hoặc nằm trong các khu vực chiến tranh hoặc bất ổn về chính trị; Khách hàng có quan hệ thường xuyên với NHCTVN, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lãnh mạnh, có khả năng hoàn trả tiền mà NHCTVN đã chiết khấu khi ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán. Khi có khách hàng yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi, chi nhánh đề nghị người xuất khẩu cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo liên quan đến đối tác nhập khẩu; xem xét, đánh giá tính trung thực của giao dịch, chất lượng hàng hoá và uy tín của người bán; gửi các hồ sơ liên quan tới Sở giao dịch. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Sở giao dịch đưa ra ý kiến đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào kết quả kiểm chứng từ; các điều kiện và điều khoản của L/C; tình hình tài chính, uy tín của ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận (nếu có) thông qua phòng Định chế tài chính; giá chiết khấu. Trên cơ sở ý kiến của Sở giao dịch và đánh giá của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh phê duyệt chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi.

- Ngoài ra NHCTVN còn tiến hành hàng loạt các loại hình tài trợ khác thông qua hình thức L/C như: Xác nhận L/C (Im lặng hoặc thông báo), chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh nhận hàng, tài trợ làm hàng xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu không theo L/C…

Chính vì vậy doanh số phát hành và thanh toán L/C của NHCTVN phát triển không ngừng qua các năm, thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Số liệu thực hiện tài trợ bằng L/C nhập khẩu.

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Phát hành Thanh toán Số món % Số tiền % Số món % Số tiền % Thời điểm trƣớc cổ phần hoá 2006 9.469 -5 2.481,59 +15 11.868 -3 2.180,74 +39 2007 10.848 +15 3.176,59 +28 13.977 +18 2.871,73 +32 2008 9.295 -14 3.562,00 +12 13.289 -5 3.787,00 +32 6T/2009 5.645 1.693,00 6.718 1.285,00 Sau CPH 2009 10.648 +15 3.332,00 -6 13.008 -2 2.868,00 -24

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT VN)

Theo bảng 2.2, doanh số L/C nhập khẩu những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ trên dưới 20% năm. Năm 2007 có thể coi là năm có tốc độ tăng trưởng lý tưởng cả về số món và doanh số phát hành/thanh toán L/C Nhập khẩu. Trong khi số món thanh toán/ phát hành của năm 2006 và 2008 có suy giảm nhẹ thì doanh số phát hành/ thanh toán của các năm đó tăng với tốc độ gấp 2 hoặc 3 lần tốc độ suy giảm. Nhìn chung, doanh số hoạt động đã có dấu hiệu tăng mạnh vào năm 2007 và 2008 là năm tiền đề chuẩn bị cho việc cổ phần hoá của NHCTVN vào tháng 7/2009. Đúng vào năm cổ phần hoá, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam nên năm 2009, NHCTVN có sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán/ phát hành LC, đặc biệt doanh số thanh toán LC giảm 24% so với năm 2008 , tuy vậy doanh số phát hành LC vẫn tăng 34% so với năm 2006. Đến cuối năm 2009, doanh số phát hành đạt là 3.332 triệu USD và thanh toán 2.868 triệu USD.

Bảng 2.3: Số liệu thực hiện tài trợ bằng L/C xuất khẩu.

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Thông báo Thanh toán

Số món % Số tiền % Số món % Số tiền % Thời điểm trƣớc cổ phần hoá 2006 5.612 -15 450,91 -18 6.293 -37 327,06 -35 2007 6.107 +9 633,21 +40 8.141 +29 446,96 +37 2008 5.655 -7 788,00 +24 7.976 -2 843,00 +87 6T/2009 2.358 213,00 3.301 376,72 Sau CPH 2009 5.187 -8 453,00 -43 6.505 -18 936,85 +11

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT VN)

Căn cứ số liệu thực hiện tài trợ bằng L/C xuất khẩu tại bảng 2.3 ta thấy: Về hoạt động xuất khẩu, từ chỗ suy giảm tốc độ tăng trưởng thông báo/ thanh toán năm 2006 đến năm 2007 đã có sự tăng trưởng vượt bậc đạt mức 14.248 món thông báo và thanh toán L/C, trị giá 1.080,17 triệu USD. Năm 2008, tuy rằng số món thông báo/ thanh toán suy giảm nhẹ nhưng trị giá thông báo tăng và doanh số thanh toán tăng mạnh đạt 87% so với năm 2007. Khủng hoảng đúng vào năm 2009 nên đây là một năm nhiều khó khăn với nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Việt nam nói riêng. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo tính toán của Hải quan Việt Nam thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2009 giảm 11,4% trong đó nhập khẩu giảm 13,3% và xuất khẩu giảm 8,9%. Trong khi giá trị thông báo L/C năm 2009 giảm chỉ còn 47% nhưng giá trị thanh toán vẫn tăng 11% so với năm 2008. Điều đó cho thấy uy tín của NHCTVN vẫn được khẳng định, và có một lượng lớn khách hàng giao dịch với NHCTVN.

Sở dĩ năm 2009 có các kết quả như trên là do NHCTVN:

- Cơ cấu lại tín dụng trên cơ sở tiến hành thắt chặt tín dụng, nâng cao hệ số an toàn… Đây là mục tiêu bắt buộc của ngân hàng Công thương khi cổ phần hoá .

- Đưa ra những giải pháp có tính hữu hiệu và hấp dẫn trong việc thu hút, hỗ trợ khách hàng xuất khẩu gồm: giảm lãi suất chiết khấu chứng từ xuất khẩu; giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu; cho vay VND theo lãi suất USD; cho vay khách hàng quyết định lãi suất và giao dịch quyền chọn tiền tệ. thế chấp L/C và hợp đồng xuất khẩu để mở LC nhập khẩu, sản phẩm xuất nhập khẩu trọn gói…Trong gói các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, giảm lãi suất chiết khấu chứng từ hàng xuất, khách hàng quyết định lãi suất là những sản phẩm nổi bật, thiết thực cho doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của ngân hàng công thương việt nam trong thời gian tới (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)