Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 30)

2.1 .Khái niệm quản trị chiến lược

3. Quản trị chiến lược

3.5. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp

a) Cấp doanh nghiệp

Cấp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tổng quát. Chiến lược cấp doanh nghiệp xác định ngành kinh doanh hoặc các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành. Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc trưng, đề ra các chính sách phát triển và những trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh nghiệp.

Chiến lược cấp doanh nghiệp/công ty, sau đây gọi tắt là chiến lược doanh nghiệp, tiếp cận doanh nghiệp một cách tổng thể nhằm đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, của khách hàng và hội đồng quản trị. Tại cấp chiến lược doanh nghiệp, các mục tiêu được thiết lập mang tính chiến lược và dài hạn; hoạch định chiến lược là một quá trình gồm:

 Các quyết định xác định mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn của doanh

nghiệp, xác định bao nhiêu lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp sẽ tham gia và đó là những lĩnh vực gì?

 Tìm kiếm và huy động các nguồn lực cần thiết để triển khai hoạt động sản xuất

kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra;

 Phân bổ nguồn lực giữa các đơn vị kinh doanh để đảm bảo việc mục tiêu được

thực hiện đồng đều giữa các bộ phận nhằm đảm bảo các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

b) Cấp đơn vị kinh doanh

Cấp này còn gọi là SBU (Strategic Business Unit) – Đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU là một nhóm những hoạt động kinh doanh hay sản phẩm nào đó hợp thành những thực thể có tổ chức đủ lớn và tương đối đồng nhất để thực hiện việc quản lý những nhân tố chiến lược nhất ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Một SBU thông thường hay được thấy là một đơn vị kinh doanh độc lập (Cơng ty) hoặc là một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng, vì vậy nó có chiến lược và hạch toán lợi nhuận riêng.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh xác định những căn cứ để chúng có thể hồn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình, đóng góp cho việc hồn thành chiến lược chung của cơng ty trong phạm vi mà nó đảm trách. mục đích quan trọng của SBU là nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc bảo đảm sự ổn định cho các hoạt động chính của cả tập đồn, chứ khơng chỉ vì lợi nhuận cho dù SBU này có thể sinh lời.

Ví dụ như Cơng ty Cổ phần TASCO, chun trong ngành xây lắp và bất động sản. Đến năm 2014, TASCO- công ty mẹ đã đầu tư vào công ty con là TASCO Thành Công để chuyên khai thác mỏ đá ở Quảng Bình. Việc này giúp TASCO ổn định và chủ động được nguồn cung cấp một đầu vào quan trọng cho mình ở mảng hoạt động trọng yếu, là đá rải đường khi làm đường xá, cầu cống. TASCO Thành Công khi được thành lập với hoạt động này thì vẫn tính tốn để có hiệu quả sinh lời như một thực thể kinh doanh độc lập và bán sản phẩm không chỉ cho TASCO. Nhưng tất

nhiên nó phục vụ và đảm bảo an tồn nguồn ngun vật liệu cho cơng ty mẹ vẫn luôn là mục tiêu ưu tiên số một.

c) Cấp chức năng

Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Cấp này xây dựng các chiến lược cụ thể theo từng chức năng và lĩnh vực quản trị. Nội dung cơ bản các cấp chiến lược đều giống nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt của nó thể hiện ở phạm vi nội dung thực hiện và mức độ ảnh hưởng của các quyết định mà nó đưa ra. Các nhà quản trị chiến lược cấp cao coi mỗi cơ sở kinh doanh là một đơn vị kế hoạch, trong khi đó, các nhà quản trị cấp chức năng coi mỗi sản phẩm hoặc khúc thị trường là một đơn vị kế hoạch chủ yếu.

Cấp chức năng liên quan đến các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (bộ phận nghiên cứu & phát triển, tài chính, sản xuất, marketing…) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và chiến lược kinh doanh các SBU trong doanh nghiệp. Chiến lược cấp chức năng do các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh xây dựng, là tập hợp các chương trình hành động khả thi để thực hiện từng phần của chiến lược kinh doanh của đơn vị. Hoạch định chiến lược chức năng nhằm xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng khu vực chức năng (marketing, tài chính, sản xuất, nghiên cứu phát triển…), xác định bản chất và chuỗi hành động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Chiến lược cấp chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hoạt động ngắn hạn được các đơn vị chức năng sử dụng nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chiến lược cấp chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chức năng gồm (a) đáp ứng vai trị của lĩnh vực chức năng với mơi trường tác nghiệp và (b) phối hợp chức năng với các chính sách khác nhau của doanh nghiệp. Các loại hình chiến lược cấp chức năng cơ bản trong doanh nghiệp gồm: chiến lược sản xuất tác nghiệp, chiến lược Marketing, chiến lược sản xuất, chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D), chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực …

CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 1

Câu 1: Vì sao xây dựng và quản trị chiến lược lại quan trọng đối với doanh nghiệp,

đặc biệt trong nền kinh tế thị trường?

Câu 2: Hãy nêu mối quan hệ giữa tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh và mục tiêu của doanh

nghiệp?

Câu 3: Hãy nêu mối quan hệ giữa các cấp chiến lược trong doanh nghiệp?

Câu 4: Vì sao phải xác định mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp, và vai trị của

nó?

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)