:NHỮNG CHIẾN LƯỢC CHỦ YẾU Ở CẤP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55)

Mã bài 3: CKT-03

Giới thiệu: Bài này giới thiệu những vấn đề cần phân tích trong nội bộ doanh nghiệp

nhằm đánh giá đúng thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các lợi thế cạnh tranh để xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Đây là bài tổng hợp các kiến thức của rất nhiều môn học về quản trị theo từng lĩnh vực, chức năng quản trị trong doanh nghiệp.

Mục tiêu:

- Nhận dạng và đánh giá các nguồn lực/năng lực của doanh nghiệp.

- Xác định năng lực lõi của doanh nghiệp thơng qua các đặc trưng: có giá trị, hiếm, khó bắt chước và khơng thể thay thế.

- Vận dụng mơ hình chuỗi giá trị để nhận dạng các hoạt động mang lại giá trị và xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1. Bản chất và cách tiếp cận phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp

Phân tích mơi trường bên trong là bước cơng việc nghiên cứu những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để làm tiền đề cho xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp. Phân tích trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các lợi thế cạnh tranh để xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.

Thơng tin từ hoạt động này chính là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, cũng như công tác thực thi chiến lược trong quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

Những người tham gia thực hiện bước công việc này là các quản trị gia trong toàn doanh nghiệp. Mọi người tham gia đều phải hiểu được nhiệm vụ của mình, hiểu được vị trí của nó trong sự thành cơng của cơng tác lớn này, cũng như sự cam kết thực hiện nó. Tùy thuộc vào đặc trưng ngành nghề hoạt động, qui mô và lĩnh vực mà nội dung phân tích nội bộ cần phải thực hiện ở những mức độ khác nhau.

Phân tích nội bộ doanh nghiệp được tiến hành theo nhiều cách tiếp cận:

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo các chức năng của quản trị doanh nghiệp (chức năng hoạch định, tổ chức, phối hợp và kiểm tra)

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp tiếp cận theo các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp (như: lĩnh vực sản xuất, hậu cần, nhân sự, tài chính, cơng nghệ...)

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp tiếp cận theo chuỗi giá trị (phân tích các hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ)

- Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo cách tiếp cận năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc phân tích doanh nghiệp là cơng việc thường xun của nhà quản trị ở các cấp. Nhưng yêu cầu của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp ở mức độ cao hơn là phải chỉ ra được thế mạnh, điểm yếu và các lợi thế của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược.

2. Phân tích các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp 2.1.Khái niệm và phân loại nguồn lực 2.1.Khái niệm và phân loại nguồn lực

Các nguồn lực, theo nghĩa rộng, bao gồm một loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật chất, tài chính của cơng ty. Nguồn lực (resources) được hiểu là những tài sản mà một doanh nghiệp sở hữu và có thể khai thác vì mục đích kinh tế

(F. David, 1998).

Nguồn lực trong một doanh nghiệp thường được phân biệt thành 2 loại chính: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vơ hình:

Nguồn lực hữu hình là những tài sản của doanh nghiệp mà ta có thể nhìn thấy và định lượng được, bao gồm: tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, văn phòng, ... Các nguồn lực hữu hình có thể bao gồm nguồn lực tài chính, tổ chức, các điều kiện vật chất, và cơng nghệ.

Nguồn lực vơ hình là những tài sản vơ hình, bao gồm: kiến thức và các kỹ năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác như nhà bán lẻ, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ khách hàng tin rằng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có giá trị cao hơn các đối thủ cạnh tranh). Các nguồn vơ hình bao gồm nhân sự, khả năng cải tiến và danh tiếng. Các nguồn lực vơ hình là nguồn có tác dụng hữu hiệu và nổi trội hơn so với các nguồn hữu hình trong việc tạo ra các năng lực cốt lõi.

Với nền kinh tế tồn cầu thành cơng của một cơng ty phụ thuộc vào trí tuệ và nguồn lực có tính hệ thống nhiều hơn các tài sản vật chất của nó. Hơn nữa, khả năng để quản trị trí tuệ con người và chuyển nó thành những sản phẩm/dịch vụ một cách thành cơng, đang nhanh chóng trở thành các kỹ năng điều hành cơ bản của thời đại.

Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ trọng các nguồn vơ hình đang có khuynh hướng tăng lên rất nhanh và chiếm ưu thế so với các nguồn hữu hình.

Danh tiếng là một nguồn lực vơ hình quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hình thành chủ yếu từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và truyền thông với các bên hữu quan, danh tiếng là kết quả của năng lực thị trường được các bên hữu quan đánh giá vượt trội trong nhiều năm. Một nhãn hiệu nổi tiếng và có giá trị chính là một ứng dụng của danh tiếng vào hình thành lợi thế cạnh tranh.

Các doanh nghiệp phải tích lũy đồng thời các nguồn lực hữu hình và vơ hình có thể sử dụng nhằm phục vụ cho việc hoạch định và thực thi chiến lược.

Ví dụ: Amazon.com là một trang web bán sách trực tuyến nổi tiếng nhất trước đây. Tuy nhiên, hiện nay Amazon đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ trực tuyến với đủ các chủng loại sản phẩm tiêu dùng liên tục được đa dạng hóa như quần áo, đồ chơi, hoa và phần mềm, ... Theo đuổi mục đích này địi hỏi Amazon phải xây dựng và phát triển nhiều loại nguồn lực, bao gồm: các sản phẩm hoàn chỉnh như sách, đĩa DVD, video, đồ chơi, hàng điện tử, ...; nguồn nhân lực để tìm kiếm, tiếp thị, phân phối, bán và phục vụ các chủng loại sản phẩm đang tăng nhanh; hệ thống kho chứa hàng, phân loại và đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng số lượng đơn đặt hàng tăng lên từng ngày; danh tiếng để khách hàng biết đến và sẵn lòng hợp tác với công ty; quan hệ bền vững với các đối tác như nhà cung cấp sản phẩm và các tài sản tài chính khơng ngừng lớn mạnh.

Sử dụng và quản lý nguồn lực đòi hỏi các nhà quản trị phải phân nhóm và phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau có những cách thức khác nhau để tiến hành phân loại nguồn lực. Câu hỏi đặt ra cho nhà quản trị của bất kỳ doanh nghiệp nào là nhóm tài sản nào có vai trị quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp của Amazon, các nguồn lực thuộc về tri giác như kỳ vọng của khách hàng đối với công ty và các sản phẩm của cơng ty (dịch vụ nhanh chóng, tin cậy) và cảm nhận của các nhà cung cấp đối với cơng ty (ví dụ như Amazon có trung thành với nhà cung cấp hay khơng) là nhóm tài sản quan trọng. Việc nhận dạng các loại tài sản liên quan đến mỗi nhóm tài sản địi hỏi nhà quản trị phải có những phân tích cụ thể hơn. Ví dụ: khi nhận dạng các loại nguồn lực về tri thức, nhà quản trị có thể xem xét đến kiến thức của doanh nghiệp về các đối tượng bên ngoài như khách hàng, kênh phân phối, nhà cung cấp, đối thủ, các cơ quan nhà nước và các tổ chức cộng đồng. Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá đến kiến thức về các xu hướng bên ngoài như nhân khẩu học, giải trí, cơng nghệ, ...

Cuối cùng, phân tích kiểu tài sản sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu cho q trình ra quyết định chiến lược. Ví dụ như Amazon tập trung các nguồn lực lớn vào việc khai thác thêm những kiến thức tường tận, cụ thể về các hoạt động mua sắm trước đây của khách hàng, sở thích mua hàng và các nhu cầu tiềm năng.

2.2. Khái niệm và nhận dạng các năng lực

Các nguồn lực hữu hình và vơ hình được kết hợp và đưa vào triển khai thông qua các quy trình hoạt động như nghiên cứu & phát triển sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị quan hệ khách hàng, tiếp thu công nghệ, triển khai vận hành sản xuất, ... để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được gọi là năng lực.

Năng lực là khả năng sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn. Các năng lực được tạo ra thông qua sự liên kết chặt chẽ và tương tác giữa các nguồn lực hữu hình và vơ hình.

Các năng lực này tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đó thực chất là khả năng quản trị các quy trình hoạt động bên trong để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực là thước đo đánh giá doanh nghiệp thực hiện các quy trình hoạt động tốt như thế nào. Nói cách khác đánh giá khả năng làm được việc này hay việc khác của doanh nghiệp.

Ví dụ như Amazon cố gắng nâng cao năng lực xử lý đơn hàng bằng cách cải thiện thời gian hoàn thành đơn hàng từ 5 ngày xuống cịn 3 ngày.

Phân tích các nguồn lực và năng lực cho phép xác định được nguồn gốc sản sinh ra năng lực tạo ra sự khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều nguồn lực đáng giá, độc đáo nhưng nếu những tài sản này không được sử dụng một cách hiệu quả thì cũng khơng thể tạo ra và duy trì được lợi thế bền vững cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy một doanh nghiệp khơng nhất thiết phải có các nguồn lực đáng giá để tạo lập lợi thế cạnh tranh miễn là doanh nghiệp có được các năng lực mà đối thủ khơng có hoặc nhưng không hiệu quả bằng.

Các năng lực của doanh nghiệp được hình thành dựa vào sự phát triển, thu thập, trao đổi thơng tin và kiến thức thơng qua tồn bộ nguồn nhân lực. Trong thực tế, một nền tảng kiến thức được tạo dựng cho các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp có thể khơng được tất cả nhân viên hiểu rõ ràng mà chính sự thực hành và đặc biệt sự lặp lại các kiến thức này sẽ làm tăng dần giá trị của các năng lực trong doanh nghiệp. Nói cách khác, nền tảng cơ sở của năng lực nằm ở kiến thức và kỹ năng của lực

lượng lao động, thường là các chuyên gia tại các lĩnh vực chức năng trong doanh nghiệp.

2.3. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp a) Khái niệm a) Khái niệm

Thuật ngữ năng lực cốt lõi (core competencies) được sử dụng để chỉ sự thành thạo chuyên môn hay các kỹ năng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính trực tiếp đem lại hiệu suất cao so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cốt lõi thể hiện khả năng cạnh tranh và các phẩm chất khác biệt riêng của doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi được hình thành theo thời gian thơng qua q trình học tập, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và năng lực khác nhau.

Chẳng hạn, một trong những năng lực cốt lõi của Sony là khả năng kết hợp công nghệ vi điện tử với những thiết kế đầy sáng tạo trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng hữu ích hay như Cơng ty Corning (Corning Incorporated là một công ty công nghệ đa quốc gia của Hoa Kỳ, chuyên về thủy tinh, gốm sứ, và các vật liệu và công nghệ liên quan bao gồm quang học tiên tiến, chủ yếu cho các ứng dụng công nghiệp và khoa học.) đã tạo ra các dịng sản phẩm thành cơng, từ đĩa chịu nhiệt Pyrex dùng trong lị nướng đến đèn hình ti vi hay sợi quang học từ năng lực cốt lõi liên quan đến vật liệu thủy tinh và gốm sứ.

Năng lực cốt lõi (năng lực tạo sự khác biệt) là sức mạnh độc đáo cho phép công ty đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và đáp ứng khách hàng, do đó tạo ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh tranh. Cơng ty có năng lực cốt lõi có thể tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của nó hoặc đạt được chi phí thấp hơn so với đối thủ. Với thành tích đó nó đã tạo ra nhiều giá trị hơn đối thủ và sẽ nhận được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.

Năng lực cốt lõi (Core Competencies) Là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ cơng ty, năng lực đó mang tính trung tâm đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực cốt lõi là sự hợp nhất, gom tụ tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào thành một trọng điểm, một mũi nhọn nhất quán. Nhiều gợi ý cho rằng công ty nên xác định và tập trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi. Các năng lực cốt lõi phải khác biệt nhau.

b) Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, năng lực cốt lõi được coi là nguồn gốc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng không phải là tất cả các nguồn lực và năng

lực của doanh nghiệp đều có thể trở thành những năng lực lõi. Nhiệm vụ của nhà chiến lược là tìm kiếm những nguồn lực và năng lực phù hợp và kết hợp chúng để tạo ra được hiệu quả giá trị gia tăng lớn nhất và đặc biệt bền vững. Trong mục này, chúng ta sẽ nghiên cứu 4 tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để xác định các nguồn lực và năng lực có tiềm năng trở thành năng lực cốt lõi.

Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn: có giá trị, có tính hiếm, khó bắt chước và khơng thể thay thế. Như vậy, mỗi năng lực cốt lõi là một năng lực nhưng khơng phải năng lực nào cũng có thể trở thành năng lực cốt lõi. Tóm lại, một năng lực sẽ trở thành một năng lực lõi nếu có giá trị và khơng thể thay thế dưới góc độ của khách hàng và độc đáo, khó có thể bắt chước dưới góc độ của các đối thủ cạnh tranh.

Có giá trị: bất kỳ năng lực nào của doanh nghiệp muốn tạo lập được lợi thế cạnh

tranh đều bắt buộc phải mang lại một giá trị gia tăng nào đó cho khách hàng. Việc cung ứng giá trị cho khách hàng đã trở thành điều hiển nhiên nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tính đến. Doanh nghiệp thường bị cuốn vào các mối quan tâm về hiệu quả hoạt động, giảm chi phí hay lợi nhuận cho cổ đông. Sẽ thật sai lầm nếu các nhà chiến lược khẳng định một năng lực của doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ mà khơng chỉ ra được năng lực này có được đánh giá cao từ phía khách hàng hay khơng? Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng?

Có tính hiếm: những năng lực hiếm là những năng lực mà rất ít đối thủ có được.

Một câu hỏi trọng tâm được các nhà chiến lược đặt ra khi đánh giá tiêu chuẩn này là: “Có bao nhiêu đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường đang sở hữu năng lực này?”. Những năng lực mà có quá nhiều doanh nghiệp cùng sở hữu thì khơng được xem là lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào. Thay vào đó, những nguồn lực và năng lực đáng giá nhưng không hiếm sẽ là cơ sở cho cạnh tranh hồn hảo. Khi đó lợi thế cạnh tranh có được là do việc phát triển và khai thác những năng lực mà các doanh nghiệp khác không có.

Khó bị bắt chước: một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một năng lực có phải là

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55)