Một số công cụ thống kê chất lƣợng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 38)

- Theo phƣơng pháp trung bình hình học có trọng số ta sẽ có:

5. Một số công cụ thống kê chất lƣợng

5.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lƣợng. chất lƣợng.

Để có thể ra đƣợc những quyết định điều chỉnh và phòng ngừa những trục trặc về chất lƣợng xảy ra trong q trình quản lý, một trong những cơng việc quan trọng là chúng ta phải chuẩn đốn, phân tích đúng tình trạng của các vấn đề đang xảy ra. Việc chuẩn đốn này có chính xác hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào việc thu thập các dữ liệu trong thực tế.

Chúng ta không thể hiểu đƣợc các sự kiện cụ thể của việc quản lý chất lƣợng, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, trực giác và lòng dũng cảm. Chúng ta cần phải hiểu rõ các sự kiện bằng cách phân tích các dữ liệu một cách khoa học, nhằm kiểm sốt đƣợc các biến động trong q trình nghiên cứu các biện pháp cải tiến dựa trên những sự kiện thực tế.

Thông thƣờng để theo dõi, lựa chọn và phân tích các dữ liệu nhằm kiểm sốt các biến động xảy ra trong sản xuất, ngƣời ta thƣờng sử sụng các công cụ thống kê chất lƣợng (Statistical Tools). Trong đó có bảy cơng cụ đặc biệt là:

- Phiếu kiểm tra - Sơ đồ nhân quả

- Kiểm đồ, Biểu đồ kiểm tra - Biểu đồ mật độ (Biểu đồ cột) - Biểu đồ Pareto

- Biểu đồ phân tán

- Biểu đồ phân lớp (phân tầng)

Bảy cơng cụ này cịn gọi là các cơng cụ kiểm tra chất lƣợng bằng thống kê – Statistical Quality Control (SQC) hoặc kiểm tra quá trình bằng thống kê - Statistical Process Control (SPC). Đây là những công cụ đơn giản giúp chúng ta:

     S 1 j ttj j ttS K K

104

- Thu thập số liệu liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu để giải quyết một cách dễ dàng.

- Phân tích bằng trực quan những vấn đề phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều vấn đề.

- Xác định đƣợc giới hạn của các vùng bị ảnh hƣởng của vấn đề.

- Phán đoán các yếu tố có thể là nguyên nhân tác động đến các đặc tính chất lƣợng.

- Khẳng định tính hiệu quả của việc cải tiến.

- Đề phòng sự sai lỗi do thiếu sót, vội vàng hay cẩu thả khi xem xét giải quyết các vấn đề.

- Nắm đƣợc sự thay đổi và khẳng định sự quan sát theo tiêu chuẩn.

Ngoài bảy cơng cụ trên ngƣời ta cịn dùng một số công cụ khác là các loại sơ đồ nhằm kiểm soát các yếu tố đặc trƣng ảnh hƣởng đến q trình sản xuất. Đó là:

- Sơ đồ về sự giống nhau - Sơ đồ quan hệ tƣơng hỗ - Sơ đồ cây

- Sơ đồ ma trận - Phân tích ma trận - Sơ đồ mũi tên

- Biểu đồ chƣơng trình quyết định quá trình (Process decision programme chart – PDPC).

5.2 Ứng dụng một số công cụ thống kê chất lƣợng

5.2.1 Phiếu kiểm tra

5.2.1.1 Khái niệm

Phiếu kiểm tra là những tờ biểu mẫu đƣợc in sẵn các yếu tố cần theo dõi trong quá trình hoạt động, giúp cho việc ghi nhận kết quả kiểm tra một cách dễ dàng.

Mục đích của các loại biểu mẫu này nhằm thu thập các dữ liệu dƣới một hình thức tập hợp đơn giản, có thứ tự về thời gian, khơng gian … , làm cơ sở cho các phân tích sự việc, để ra quyết định điều chỉnh và phòng chống những sai sót lặp lại trong q trình kế tiếp. Trên các phiếu kiểm tra chúng ta có thể sử dụng nhiều cách để ghi nhận các số liệu:

- Đánh dấu bằng các ký hiệu

105

- Do những đặc điểm của từng qui trình, từng hoạt động, ở từng nơi khác nhau, nên các phiếu kiểm tra rất đa dạng. Nhƣng nói chung ngƣời ta thƣờng sử dụng các phiếu kiểm tra nhằm:

- Phân loại các dữ liệu (phân loại khuyết tật, phân loại sản phẩm, ….) - Kiểm sốt các vị trí quan trọng, hoặc các đặc điểm trên sản phẩm, …

- Kiểm soát tầng số xuất hiện của một đăc điểm hay nhiều đặc điểm liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, ….

- Theo dõi các số đo trên một thang đo ( nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, …) - Theo dõi tiến độ hoạt động.

5.2.1.2 Ứng dụng

Căn cứ vào các yếu tố cần kiểm tra, xác định rõ ràng kiểu, loại phiếu cho phù hợp. Để sử dụng một cách hiệu quả, các phiếu kiểm tra cần phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau:

- Các phiếu kiểm tra phải có hình thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhận diện.

- Phiếu kiểm tra cần phải có hình thức đơn giản, rõ ràng, mọi ngƣời đều có thể sử dụng đƣợc.

- Cách thức ghi chép phải có quy định thống nhất, nếu có thể thì nên thống nhất trong toàn tổ chức.

- Việc thiết kế các cột, bảng để ghi chép trong phiếu kiểm tra phải logic theo q trình thực hiện cơng việc cụ thể.

- Trƣớc khi đƣa vào sử dụng, cần phải hƣớng dẫn rõ cho công nhân, nhân viên thực hiện việc ghi phiếu và các bộ phận liên quan. Trong quá trình ghi chép, cần nghiên cứu để cải tiến không ngừng.

- Trƣớc khi đƣa vào sử dụng, cần thông báo cho mọi ngƣời biết những giới hạn quy định và khi đó có điều gì đó biến động đặc biệt, hoặc q giới hạn thì giải quyết và thơng tin cho ai, ở đâu, khi nào …

5.2.2 Biểu đồ Pareto

5.2.2.1 Khái niệm

Biểu đồ Pareto là một đồ thị hình cột, cho thấy một phần quy luật nhân quả của các vấn đề đang nghiên cứu. Số liệu sử dụng để xây dựng biểu đồ này thƣờng là các dữ liệu thu thập đƣợc trong các phiếu kiểm tra hoặc lấy từ các nguồn khác.

Sau khi thiết lập đƣợc biểu đồ Pareto, chúng ta có thể nhận biết đƣợc vấn đề nào cần giải quyết trƣớc trong nhiều vấn đề chính, phụ ảnh hƣởng đến sự biến động của quy trình.

106

Biểu đồ Pareto đƣợc thiết kế đơn giản nhƣng lại rất hữu dụng trong kiểm sốt và cải tiến chất lƣợng cơng việc, chất lƣợng sản phẩm. Phân tích dữ liệu để xác định những vấn đề lớn thông qua các biểu đồ cột (Pareto) cịn gọi là phân tích Pareto.

Mặc dù biểu đồ Pareto khơng thể nào sửa chữa sai sót ngay đƣợc, nhƣng nhờ nhìn vào biểu đồ ta thấy đƣợc vấn đề nào có số lần xuất hiện nhiều nhất để ƣu tiên giải quyết trƣớc.

Biểu đồ Pareto cịn có thể biểu thị đƣợc hiệu quả của các hoạt động cải tiến đƣợc thực hiện ra sao, nhờ đó ta có thể động viên đƣợc tinh thần trách nhiệm của nhân viên và cơng nhân trong các cải tiến đó.

5.2.3 Biểu đồ cột (Biểu đồ mật độ - Histograms)

5.2.3.1 Khái niệm

Các biểu đồ này cho thấy rõ bằng hình ảnh tần suất của một giá trị hoặc nhóm giá trị nào đó gây biến động. Đây là một phƣơng tiện thông tin quan trọng của những ngƣời tác nghiệp quy trình và những kết quả cơng việc, cùng những cố gắng của họ. Cơ sở để xây dựng các biểu đồ mật độ là những dữ kiện thu đƣợc từ các phiếu kiểm tra.

5.2.3.2 Ứng dụng

Biểu đồ mật độ thƣờng đƣợc áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: xác định mật độ phân bố của các đặc tính của sản phẩm, xác định mật độ phân bố của độ tuổi trong dân cƣ, …

5.3.2.3 Phân loại biểu đồ mật độ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 38)