Loại 5: Phân bố bình nguyên: kết quả của nhiều phân bố hình chng khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 44)

nhau có trung điểm trải suốt dãy dữ liệu. Cho biết có thể máy móc bị hao mịn, cũ, hay có sự ảnh hƣởng rung động từ bên ngồi tác động vào.

5.2.4 Biểu đồ kiểm tra

Biểu đồ kiểm tra là một dạng cơng cụ thống kê, nhằm phân tích các dữ liệu phản ánh các yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động mà chúng ta có thể thu thập đƣợc một cách ngẫu nhiên trong quy trình. Mục đích cơ bản của mọi dạng kiểm tra quá trình sản xuất là phát hiện những thay đổi của q trình lệch ra khỏi trạng thái đƣợc kiểm sốt hay chấp nhận, để từ đó tìm ngun nhân khắc phục.

5.2.5 Biểu đồ phân tán

5.2.5.1 Khái niệm

Trong quá trình sản xuất, chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều đặc trƣng của công nghệ, các đăc trƣng này có mối quan hệ với nhau. Tính chất các mối quan hệ đó (thuận, nghịch, lỏng, chặt, …) thƣờng ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy, để theo dõi chất lƣợng, cần thiết phải nghiên cứu sự tƣơng quan giữa chúng trong các giới hạn nào đó cho phép xác định sự tồn tại của một mối liên hệ mạnh - yếu giữa các liên kết.

5.2.5.2 Ứng dụng

Mục đích ứng dụng: để xác định mối tƣơng quan giữa hai loại dữ liệu. Qua biểu đồ này, ta có thể xem xét mối tƣơng quan giữa hai loại dữ liệu để tìm ra nguyên nhân thực sự, ảnh hƣởng đến kết quả, đồng thời loại bỏ những nguyên nhân không đúng.

5.2.6 Biểu đồ về sự phân tầng

Để thực hiện việc quản lý về chất lƣợng, chúng ta cần nghiên cứu sự ảnh hƣởng của nhiều nhân tố chế tạo, trong điều kiện các sản phẩm, các hoạt động giống nhau, nhƣng đƣợc thực hiện bởi hai quy trình sản xuất, hai bộ phận khác nhau, hoặc trong những thời điểm khác nhau …

5.2.7 Biểu đồ nhân - quả

5.2.7.1 Khái niệm

Biểu đồ này còn gọi là biểu đồ Ishikawa, tên của ngƣời sáng tạo ra nó. Biểu đồ đƣợc sử dụng rộng rãi khơng chỉ theo dõi tình hình sản xuất, mà cịn đƣợc sử dụng nhiều trong việc phân tích tình hình hoạt động của các tổ chức, dịch vụ, thƣơng mại.

109

Đây là công cụ hữu hiệu để biểu diễn, sắp xếp, liệt kê mọi nguyên nhân của vấn đề ảnh hƣởng tới sự biến động về chất lƣợng trong quy trình. Cũng nhờ phân tích biểu đồ này ngƣời ta thấy mối quan hệ giữa các yếu tố chính và các yếu tố thành phần phụ thuộc vào yếu tố chính, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cơng việc, để có những biện pháp khắc phục hoặc phịng ngừa thích hợp.

Để biểu diễn một biểu đồ nhân - quả, chúng ta sắp xếp các nguyên nhân và kết quả nằm hai bên các vấn đề cần điều tra và các yếu tố khác có liên quan đến các vấn đề cần điều tra này. Sau đó chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao, tại sao và tại sao.

Chúng ta tiếp tuc truy cứu nguyên nhân cho đến khi hoàn toàn tin rằng chúng ta đã xác định đƣợc tất cả các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Sau đó chúng ta sắp xếp theo hình xƣơng cá, rồi tập trung vào những yếu tố có tác động nhiều nhất và thu thập các dữ liệu liên quan đến chúng. Sau khi đã kiểm tra các dữ liệu thu đƣợc, chúng ta tiến hành biện pháp sửa chữa, giải quyết các vấn đề liên quan đến những nguyên nhân chính.

Tác dụng của sơ đồ nhân - quả là biểu thị đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố chất lƣợng (các đặc tính) và các nhân tố làm ảnh hƣởng đến sự biến động về chất lƣợng. Cùng với các công cụ khác nhƣ phiếu kiểm tra, đồ thị, biểu đồ Pareto và biểu đồ cột, ta có thể phối hợp mọi ngƣời, phân tích, giải quyết các vấn đề sau:

- Sự biến động hoặc sự phân tán trong hoạt động làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng.

- Khắc phục và phịng ngừa các sai sót quan trọng nhất trong q trình làm việc.

- Đánh giá hiệu quả những hoạt động khắc phục và cải tiến chất lƣợng.

- Khảo sát lại toàn bộ sơ đồ, từ các nhánh xƣơng lớn đi xuống các nhánh xƣơng nhỏ, xƣơng li ti, … nhằm đảm bảo mọi nhân tố liên quan đều đƣợc ghi vào. Nếu thấy cịn thiếu thì huy động mọi ngƣời liên quan đến vấn đề nghiên cứu bổ sung thêm.

Sau khi nêu lên đƣợc các yếu tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, bằng phƣơng pháp loại trừ, ta có thể tìm ra ngun nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến vấn đề cần giải quyết. Tiếp theo đó là sử dụng các cơng cụ thống kê khác để phân tích và xử lý vấn đề.

Tóm lại, việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lƣợng là rất cần thiết, giúp nhà quản lý kiểm sốt tốt q trình sản xuất kinh doanh một cách chủ động. Tuy nhiên, việc lựa chọn công cụ nào và mức độ sử dụng chúng đến đâu là do tổ chức tự quyết định, không bắt buộc. Nhƣng để quản lý hiệu quả, chúng ta

110

nên nhanh chóng học tập và sử dụng các cơng cụ này, để từng bƣớc áp dụng những phƣơng pháp, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng tiên tiến.

111

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4

Câu 1: Vì sao cần phải lƣợng hóa chất lƣơng?

Câu 2: Vì sao phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dự báo, giám định chất lƣợng?

Câu 3: Theo quan điểm kinh doanh, chất lƣợng đƣợc đo bằng gì?

Câu 4: Tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá chất lƣợng là tiêu chuẩn do cấp nào đề ra?

Câu 5: Chi phí ẩn của sản xuất (SCP) là gì?

Câu 6: Tc và QT giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 7: Ý nghĩa của việc xác định hệ số phân hạng (Kph)?

Câu 8: Vì sao ta nên sử dụng cơng cụ thống kê trong quản lý chất lƣợng?

Câu 9: Ý nghĩa của từng công cụ thống kê sử dụng trong các hoạt động kiểm tra chất lƣợng?

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Cừ (2000), Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO 9000, NXB KHKT Hà Nội.

2. Nguyễn Kim Định (2007), Quản trị chất lượng, NXB ĐHQG TPHCM. 3. Nguyễn Quang Toản (2002), TQM & ISO 9000, NXB Thống Kê.

4. Website - http://www.e-ptit.edu.vn - http://www.ou.edu.vn - http://www.caohockinhte.info - http://www.tailieu.vn - http://www.vietco.com - https://vietcert.org/iso-9000-a-1191.html - https://iqc.com.vn/tieu-chuan-globalgap-la-gi - http://chungnhanquocte.vn/chung-nhan-iso-22000-2018/ - https://wwin.vn/tieu-chuan-vietgap-la-gi/ - http://icert.vn/tieu-chuan-iso-9001-2015-he-thong-quan-ly-chat-luong-cac- yeu-cau.htm - https://isocentervn.com/cac-buoc-ap-dung-iso-90012015/ -

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 44)