Incoterms chỉ áp dụng đối với giao dịch mua bán hàng hố hữu hình, khơng áp dụng khi mua bán hàng hố vơ hình nhƣ cơng nghệ phần mềm, mua bán bản quyền…
Incoterms khơng thể thay thế hồn tồn cho HĐNT. Incoterms chỉ đề cập đến một số nghĩa vụ chủ yếu có liên quan đến giao nhận hàng hố, phân chia phí tổn, rủi ro, lo thủ tục hải quan…HĐNT còn chứa đựng những điều khoản quan trọng khác nhƣ: Quy cách, phẩm chất hàng hoá, nghĩa vụ thanh toán… mới là cơ sở pháp lý nền tảng để thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Nên hạn chế áp dụng các tập qn, thói quen thƣơng mại hình thành tự phát trong hoạt động buôn bán đƣợc nhiều doanh nghiệp thừa nhận và áp dụng vì mỗi nơi hiểu mỗi cách khác nhau dễ dẫn đến tranh chấp. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng Incoterms và quy định những thoả thuận riêng trong HĐNT.
Thay đổi tập quán bán hàng theo điều kiện FOB, mua hàng theo điều kiện CIF của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nên giành đƣợc quyền thuê phƣơng tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hoá. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng ký hợp đồng nhập khẩu theo CIF và hợp đồng xuất khẩu theo FOB đã gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam vì những nguyên nhân:
+ Nhập khẩu theo điều kiện CIF và XK theo điều kiện FOB làm đơn giản hố q trình thực hiện hợp đồng XNK, nên các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng ngay từ khi bắt đầu tham gia buôn bán trên thị trƣờng thế giới và đến nay đã trở thành thói quen. Điều này khiến cho khách hàng nƣớc ngoài khi giao dịch với Việt Nam cũng hình thành thói quen chào bán giá CIF và hỏi mua giá FOB.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều ở trong tình trạng thiếu vốn, nên không đủ điều kiện thanh tốn cƣớc phí vận tải và mua bảo hiểm hàng hố.
+ Nói chung, cán bộ nghiệp vụ còn chƣa nắm vững về nghiệp vụ ngoại thƣơng nên đã hiểu sai về các điều kiện giao hàng CIF và FOB: Họ tƣởng rằng bán hàng theo giá FOB thì giao hàng tại cảng bốc, cịn mua hàng theo giá CIF thì giao hàng tại cảng dỡ hàng cuối cùng. Vì vậy, “XK theo giá FOB thì an tồn và đƣợc thanh toán nhanh hơn XK theo điều kiện CIF” và “NK theo giá CIF thì an tồn và thanh tốn cho bạn hàng chậm hơn NK theo điều kiện FOB”. Tuy nhiên, xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CIF thì địa điểm chuyển rủi ro vẫn là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Việc thanh tốn tiền hàng sớm hay muộn điều đó tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên trong hợp đồng, chứ không phụ thuộc vào điều kiện CIF hoặc FOB.
34
Việc các doanh nghiệp Việt Nam giành đƣợc quyền thuê phƣơng tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hố sẽ mang lại cho phía Việt Nam những lợi ích cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô nhƣ: không để thất thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, mua hàng giá rẻ, bán hàng giá cao…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa Incoterms® 2010 và Incoterms® 2020? Câu 2: Một nhà xuất khẩu ở Việt Nam, xuất khẩu cá basa cho một nhà nhập
khẩu ở Mỹ theo điều kiện CIF. Hàng đƣợc bốc tại cảng Sài Gòn và đƣợc dỡ tại cảng San Francisco. Hãy cho biết:
35
2) Địa điểm viết kèm theo CIF trong hợp đồng ngoại thƣơng ?
3) Ai là ngƣời mua bảo hiểm và ai là ngƣời đƣợc mua bảo hiểm ?
4) Ai là ngƣời làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ?
5) Ai là ngƣời thuê tàu và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa ?
6) Ai là ngƣời ký phát vận đơn đƣờng biển ?
Câu 3: Một nhà xuất khẩu ở Đức, xuất khẩu máy móc thiết bị tồn bộ cho một
nhà nhập khẩu ở Việt Nam theo điều kiện DDP. Hàng đƣợc giao tại kho hàng ở Hamburg và đƣợc nhận tại ICD Phƣớc Long (Thủ Đức). Hãy cho biết:
1) Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào ?
2) Địa điểm viết kèm theo DDP trong hợp đồng ngoại thƣơng ?
3) Ai là ngƣời mua bảo hiểm và ai là ngƣời đƣợc mua bảo hiểm ?
4) Ai là ngƣời làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ?
5) Ai là ngƣời thuê phƣơng tiện vận tải và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa?
Câu 4: Anh/ chị cho biết theo Incoterms 2020:
1) Các điều kiện nào quy định ngƣời bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa cho ngƣời mua?
2) Các điều kiện nào quy định địa điểm giao hàng ở nƣớc ngƣời bán? 3) Các điều kiện nào quy định địa điểm giao hàng ở nƣớc ngƣời mua?
4) Điều kiện nào ngƣời bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, thủ tục nhập khẩu?
Câu 5: Chọn điều kiện thƣơng mại quốc tế thích hợp theo Incoterms 2020: Nhà
xuất khẩu chủ động thuê tàu để giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc. Nhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa.
1) Nhà xuất khẩu thuê tàu và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng cho nhà nhập khẩu tại cầu cảng của cảng đến.
2) Nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu tại cảng bốc. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm nhà nhập khẩu tự lo.
3) Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí (kể cả đóng thuế nhập khẩu) và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng tại kho của nhà nhập khẩu.
4) Nhà xuất khẩu thuê tàu, mua bảo hiểm và giao hàng lên tàu tại cảng bốc là hết trách nhiệm.
36
Câu 6: Nhà xuất khẩu ở TP.HCM, ngƣời mua hàng ở Ấn Độ, nơi đƣa hàng đến
là thành phố Osaka, Nhật Bản. Hãy lựa chọn điều kiện thƣơng mại Incoterms 2020 thích hợp cho các trƣờng hợp:
a. Hàng hóa là gạo 8000 tấn, ngƣời bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, thuê phƣơng tiện vận tải, trả cƣớc phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa đƣợc chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua sau khi hàng giao lên phƣơng tiện vận tải ở nƣớc xuất khẩu.
b. Hai bên mua bán hoàn toàn chấp thuận các điều kiện đã nêu ở mục (a), nhƣng thay đổi địa điểm chuyển rủi ro: sau khi ngƣời bán giao hàng an toàn trên phƣơng tiện vận tải ở nƣớc nhập khẩu.
c. Nếu ngƣời bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, sẽ giúp ngƣời mua thuê phƣơng tiện vận tải để chuyên chở gạo đến thành phố Osaka, Nhật Bản nhƣng cƣớc phí vận tải ngƣời mua sẽ trả ở cảng tới. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ngƣời mua tự thực hiện.
d. Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ 10 tấn. Ngƣời bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu giao hàng cho ngƣời vận tải là hết nghĩa vụ. Ngƣời mua thực hiện các công việc khác để đƣa hàng đến nƣớc nhập khẩu tại Osaka Nhật Bản.