Chƣơng 2 : NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐÀM PHÁN
2. Yêu cầu về nội dung hợp đồng thƣơng mại:
2.3. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng thƣơng mại
26
Trong những hợp đồng mang tính chất chun ngành, có những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, hoặc có nhiều nghĩa, dễ gây nhầm lẫn, hiểu lầm nếu khơng đƣợc đƣợc giải thích rõ ràng mà pháp luật chun ngành khơng có giải thích/định nghĩa, hoặc thậm chí khơng có văn bản pháp luật chun ngành điều chỉnh, hoặc do sự khác biệt văn hóa, vùng miền, hoặc có các ký hiệu viết tăt, thì điều khoản định nghĩa là rất cần thiết, đặc biệt đối với các hợp đồng ngoại thƣơng, hợp đồng giám sát xây dƣng, hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều khoản định nghĩa là sự thống nhất cách hiểu về các thuật ngữ, từ viết tắt, nội dung đƣợc đề cập trong Hợp đồng để các bên đạt đến sự rõ ràng nhất định, tránh rủi ro trong vấn đề tranh chấp hợp đồng do cách hiểu khác nhau, đồng thời giúp cho cơ quan xét xử hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và có cách xử lý, phán quyết phù hợp, chính xác.
Điều khoản công việc (trong hợp đồng dịch vụ):
Điều khoản cơng việc chính là nội dung dịch vụ - đối tƣợng của hợp đồng dịch vụ. Nội dung điều khoản các công việc cần rõ ràng, từ cách thức thực hiện, quá trình thực hiện, trình độ chun mơn của ngƣời cung cấp dịch vụ, kết quả công việc, tiêu chuẩn chất lƣợng của dịch vụ (nếu có)...
Nếu khơng chi tiết, rõ ràng, chất lƣợng của dịch vụ do bên cung cấp dịch vụ cung ứng có thể khơng đảm bảo u cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ, dẫn đến tranh chấp, thiệt hại cho các bên.
Điều khoản đối tượng hàng hóa (trong hợp đồng mua bán hàng hóa):
Điều khoản đối tƣợng hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, các thơng số kỹ thuật của hàng hóa, miêu tả hàng hóa, giá trị hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa theo một hệ thống nhất định của nƣớc sở tại hoặc thế giới... đây là những thông tin rất cần thiết để làm rõ đối tƣợng của hợp đồng, tƣơng tự nhƣ điều khoản công việc trong hợp đồng dịch vụ. Trong hợp đồng thƣơng mại, các bên càng cụ thể, chi tiết các thông tin về hàng hóa, càng tránh đƣợc các rủi rõ trong thực hiện hợp đồng, đặc biệt, hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng phải đảm bảo không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Đối với hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, doanh nghiệp lƣu ý các điều kiện đối với hàng hóa khi giao kết hợp đồng, các điều kiện theo quy định của pháp luật thƣờng đƣợc quy định tại các văn bản:Luật thƣơng mại 2005; Nghị định số: 59/NĐ-CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
27
CP ngày 23/01/2006 về mua bán, gia cơng, đại lý hàng hố quốc tế; Thông tƣ số: 04/TT-BTM ngày 06/04/2006...
Điều khoản số lượng (trọng lượng) trong hợp đồng thương mại:
Điều khoản số lƣợng hàng hóa là một trong các điều khoản cơ bản, đơn thuần nhƣng quan trọng, thể hiện qua đơn vị tính, số lƣợng, thậm chí cả phƣơng pháp xác định số lƣợng.
Đặc biệt trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần xác định rõ số lƣợng và cách thức xác định số lƣợng, độ dung sai, đơn vị đo lƣờng bởi lý do hệ thống đo lƣờng của các quốc gia có sự khác biệt, thậm chí nhiều hàng hóa có sự thay đổi đặc trƣng, số lƣợng, thể tích do sự thay đổi thời tiết, các yếu tố khách quan.
Điều khoản giá cả trong hợp đồng thương mại:
Trong điều khoản giá cả thì tối thiểu cần đề cập các nội dung: đơn giá, tổng giá trị (bằng chữ và bằng tiền), đồng tiền thanh tốn.
Đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc nếu khơng có giá cố định thì phải đƣa ra cách xác định giá cả một cách thống nhất (nội dung này thƣờng phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng và tính ổn định của hàng hóa trên thị trƣờng).
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại:
Điều khoản thanh toán bao gồm: đồng tiền thanh toán, thời gian thanh toán, phƣơng thức thanh tốn (trực tiếp, nhờ thu/tính dụng chứng từ LC), lộ trình thanh tốn...
Việc sử dụng các phƣơng thức thanh toán phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, độ tin tƣởng của các bên và các công tác nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, ngân hàng... Phƣơng thức tín dụng chứng từ thƣờng sử dụng khá phổ biến trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế, rất thuận tiện cho bên mua và cả bên bán trong việc thanh toán/nhận tiền thanh toán. Bên cạnh phƣơng thức thanh tốn nhờ thu, cịn có các phƣơng thức thanh tốn khác (đƣợc ghi nhận trong tập quán thanh toán quốc tế, doanh nghiệp có thể tham khảo UCP, URC)
Về đồng tiền thanh tốn, thơng thƣờng đối với các hợp đồng mang tính thuần nội địa (tức là hợp đồng khơng có yếu tố nƣớc ngồi) thì việc quy định đồng tiền thanh toán đƣợc sử dụng mặc định là tiền đồng Việt Nam theo quy định trong Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2013:
28
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trƣớc và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.
Thông thƣờng, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng đó.
Thời hạn hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm các bên ký kết trừ khi có thỏa thuận khác.
+ Nếu hợp đồng đƣợc giao kết gián tiếp bằng đƣờng cơng văn thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận đƣợc trả lời chấp nhận giao kết họp đồng của bên đƣợc đề nghị.
+ Nếu hợp đồng đƣợc giao kết gián tiếp bằng đƣờng cơng văn thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận đƣợc trả lời chấp nhận giao kết họp đồng của bên đƣợc đề nghị.
+ Nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận đƣợc đề nghị vẫn im lặng.
+ Nếu hợp đồng đƣợc giao kết bằng hình thức miệng thì thời điềm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của họp đồng.
+ Nếu hợp đồng đƣợc giao kết bằng văn bản điện tử thì thời điếm có hiệu lực của họp đồng là thời điểm các bên nhận đƣợc văn bản giao dịch điện tử đó.
29
+ Nếu hợp đồng đƣợc giao kết bằng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
+ Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký.
– Theo thỏa thuận của các bên: (Các bên chỉ có thê thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trƣờng hợp pháp luật khơng có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó).
+ Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã đƣợc các bên xác định.
+ Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã đƣợc các bên xác định.
Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Đây là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đền phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện nhƣ Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Việc chấm dứt hợp đồng đƣợc áp dụng khi một trong các bên có những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên cịn lại khơng thể đạt đƣợc mục đích ban đầu. Ngồi ra, có thể bên vi phạm vi phạm những cam kết tuy không cơ bản nhƣng bất hợp lý và có ảnh hƣởng đến tiến độ hoặc các quá trình làm việc của bên thứ ba.
Bên cạnh việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trƣờng hợp đƣợc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đối với từng bên.
Nên thỏa thuận thuận việc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng dù có phù hợp với những điều kiện mà hợp đồng đã quy định vẫn phải thơng báo cho bên cịn lại bằng văn bản, nếu không thơng báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng.
Điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại:
Trong điều khoản phạt vi phạm, các bên tự do lựa chọn chế tài đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng, mang tính chất răn đe, phòng ngừa, trừng phạt đối với các bên.
Việc quy định điều khoản phạt vi phạm phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên, vào sự cân nhắc thấy sự cần thiết có điều khoản phạt vi phạm hay khơng. Điều khoản phạt vi phạm phải tuân thủ về mức phạt vi phạm đƣợc quy định trong Hợp đồng thƣơng mại. Điều 301: ―Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
30
đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.
Nội dung điều khoản phạt vi phạm có thể bao gồm: mức phạt vi phạm, trƣờng hợp phạt vi phạm, thời hạn thanh tốn chi phí phạt vi phạm, thậm chí cả mức lãi suất đối với trƣờng hợp chậm trả chi phí phạt vi phạm.
Một điều lƣu ý nữa đối với điều khoản phạt vi phạm, đó là khi khơng thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì khi giải quyết tranh chấp, các bên sẽ khơng có cơ sở u cầu khoản phạt vi phạm.
Bồi thƣờng thiệt hại: là việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thƣờng thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại: Trừ các trƣờng hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật TM, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có thiệt hại thực tế;
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất: bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm."
Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại:
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý xảy ra ngồi ý chí chủ quan của các bên, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng. Các sự kiện bất khả kháng đó có thể là các thiên tai, bão, lũ, chiến tranh, đình công...Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, không phải bồi thƣờng thiệt hại).
Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng về bất khả kháng để tránh trƣờng hợp bên vi phạm lợi dụng điều khoản bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm, viện dẫn lý do chậm trễ thực hiện hợp đồng, bằng cách định nghĩa cụ thể sự kiện bất khả
31
kháng là gì? và trách nhiệm thơng báo cho bên còn lại khi gặp sự kiện bất khả kháng, trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh nguyên nhân vi phạm hợp đồng là do gặp sự kiện bất khả kháng, thậm chí cả trách nhiệm/nghĩa vụ ngăn chặn/hạn chế thiệt hại của các bên trong trƣờng hợp bất khả kháng.
Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại:
Điều khoản giải quyết tranh chấp là rất cần thiết trong quá trình giao kết hợp đồng. Việc thỏa thuận vào điều khoản giải quyết tranh chấp phải phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện của hai bên.
Điều khoản giải quyết tranh chấp thƣờng bao gồm các nội dung: Cơ quan đƣợc lựa chọn giải quyết tranh chấp, pháp luật nội dung đƣợc áp dụng giải quyết tranh chấp, quy định tố tụng đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp...
Đối với trƣờng hợp lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ xác định pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp (phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại tòa án thƣờng đƣợc lựa chọn để giải quyết các hợp đồng thƣơng mại trong nƣớc).
Đối với trƣờng hợp lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có thể lựa chọn pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng các bên trƣớc hết cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin về trung tâm trọng tài, hoặc theo quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp do trung tâm trọng tài quy định, bởi vì điều khoản trọng tài rất có khả năng bị vơ hiệu nếu không tuân thủ các quy định pháp luật trọng tài. Phƣơng thức trọng tài thƣờng đƣợc lựa chọn để giải quyết các hợp đồng thƣơng mại quốc tế, có yếu tố nƣớc ngồi.
Doanh nghiệp giao kết hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài cần lƣu ý đến các Điều ƣớc quốc tế về hợp đồng thƣơng mại mà Việt Nam là thành viên, hay các Điều ƣớc quốc tế về giải quyết tranh chấp thƣơng mại, hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng mà Việt Nam đã tham gia.
**Tóm lại, việc giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng và thiện chí dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp cần nắm đƣợc những vấn đề pháp lý cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực giao kết hợp đồng, để hạn chế rủi ro, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Việc này đòi hỏi mỗi bên phải thận trọng và có kỹ năng, trình độ nhất định trong soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng thƣơng mại.