SIZE TANG TAX LIQ ROA
LEV + - + - -
STD + - + -
LTD + + + + -
Qua bảng 4.15, nhân tố quy mô doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tác động cùng chiều đến các thành phần nợ của các công ty xây dựng. Trong khi đó, tài sản cố định hữu hình và khả năng thanh tốn hiện hành có tương quan dương đến nợ dài hạn nhưng tương quan âm với nợ ngắn hạn và tổng nợ; tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tương quan âm với tổng nợ và nợ dài hạn nhưng không ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn với mức ý nghĩa 5%.
Phương trình 4.4.1 biểu hiện: tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng thanh toán hiện hành và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Trong đó, tỷ suất sinh lợi tác động nghịch chiều mạnh nhất đến LEV (β6 = -0.534), tức là các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhiều sẽ ít sử dụng nợ hơn. Mối quan hệ này có thể được lý giải bởi lý thuyết trật tự phân hạng: các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với nguồn tài trợ bên ngoài. Tiếp đến là mức độ ảnh hưởng nghịch chiều của tài sản cố định hữu hình (β3 = -0.199), khả năng thanh toán hiện hành (β5 = -0.195). Hai nhân tố còn lại tác động đến LEV với mức độ yếu hơn.
Phương trình 4.4.2 cho thấy STD chịu tác động bởi 4 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng thanh tốn hiện hành. Trong đó, tài sản cố định hữu hình có tác động nghịch chiều mạnh nhất đến STD (β3 = - 0.745) kế đến là mức độ tác động nghịch chiều của khả năng thanh
toán hiện hành (β5 = -0.258) và các nhân tố khác tác động đến STD với mức độ nhẹ hơn. Phương trình 4.4.3 cho thấy LTD cũng chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố giống như LEV. Trong đó, mức độ tác động cùng chiều mạnh nhất là tài sản cố định hữu hình (β3 = 0.546), tỷ suất sinh lợi tác động mạnh thứ hai và mức độ tác động yếu dần từ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, khả năng thanh tốn hiện hành.
Như vậy, mức độ tác động của các nhân tố đến từng loại nợ cũng khác nhau. Nhân tố này tác động mạnh đến thành phần nợ này nhưng tác động yếu đi đối với thành phần nợ kia.
* So sánh giả thiết và kết quả nghiên cứu: