Kết quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (download tai tailieudep com) (Trang 41 - 51)

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt

2.1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng

Nguồn vốn hoạt động tín dụng

Nguồn vốn huy động của chi nhánh là nguồn vốn chủ yếu được chi nhánh sử dụng cho khách hàng vay. Đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. BIDV – CN NSG có tổng nguồn vốn tương đối cao so với các ngân hàng khác trong khu vực, đây là cơ sở vững chắc giúp ngân hàng nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của BIDV – CN NSG

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tăng / Giảm

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Huy động bằng VND 380 84.4% 1,416 81.2% 1,036 272.6% Huy động bằng ngoại tệ (Quy đổi VND) 70 15.6% 328 18.8% 258 368.6% Trong đó: - Doanh nghiệp 255 56.7% 862 49.4% 607 238% - Dân cư 150 33.3% 866 49.7% 716 477% -Định chế tài chính 0 16 0.9% 16 Tổng vốn huy động 450 100% 1,744 100% 1,294 287.6%

Ta thấy trong năm 2011, nguồn vốn của ngân hàng có mức độ tăng trưởng cao đạt 1,744 tỷ đồng, tăng 1,294 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 287.6%. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng VND đạt 1,416 tỷ đồng, tăng 1,036 tỷ đồng, tốc độ tăng là 272.6% so với năm 2010. Ngoài ra, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ ( quy đổi) trong năm 2011 đạt 328 tỷ đồng, tăng 258 tỷ đồng, tốc độ tăng là 368.6% so với năm 2010. Có thể đánh giá đây là thành tích rất tốt của BIDV – CN NSG trong công tác huy động vốn của năm 2011 đáp ứng cho họat động tín dụng của Chi nhánh.

Hình 2.2: Biểu đồ Huy động vốn BIDV CN NSG năm 2010-2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Sài Gịn năm 2010-2011)

Hoạt động tín dụng

Những năm vừa qua với nhiều khó khăn thách thức từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới cũng như những thiệt hại do hậu quả của thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước. Qua 2 năm hoạt động, kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh đạt được:

Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ tín dụng của BIDV – CN NSG

Đvt: Tỷ đồng, %

Nội dung Năm

2010 Tỷ lệ Năm

2011 Tỷ lệ Tăng/ Giảm

Số tiền Tỷ lệ Phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho vay DN 2,162 98.1% 3,027 90.4% 865 40%

Cho vay các DN quốc doanh 1,986 91.9% 2,235 73.8% 249 12.5%

Cho vay các DN ngoài quốc

doanh 176 8.1% 792 26.2% 616 350%

Dư nợ bán lẻ 41 1.9% 323 9.6% 282 687.8%

Phân theo kỳ hạn nợ

Dư nợ cho vay ngắn hạn 2,028 92.1% 2,890 86.3% 862 42.5% Dư nợ cho vay trung dài hạn 175 7.9% 460 13.7% 285 162.9%

Phân theo loại tiền tệ

Dư nợ VND 2,014 91.4% 2,907 86.8% 893 44.3%

Dư nợ USD 189 8.6% 443 13.2% 254 134.4%

Tổng dƣ nợ 2,203 100% 3,350 100% 1,147 52.1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Sài Gịn năm 2010-2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2011 đạt 3,350 tỷ đồng, tăng 1,147 tỷ đồng, tốc độ tăng là 52% so với năm 2010. Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay các doanh nghiệp chiếm 98.1% tỷ trọng dư nợ, trong đó chủ yếu cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh năm 2011 chiếm tỷ trọng 73.8% trong tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp cao hơn so với năm 2010 ( tăng 12.5%). Nhưng đây cũng là nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh trong tương lai nếu các doanh nghiệp này không thể cạnh tranh trên thị trường, do từ trước đến nay các doanh nghiệp này chỉ dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước. Hơn nữa thực tế đã cho thấy sức cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc doanh trên thị trường trong nước rất kém, thực tế đã chứng minh rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực trong những năm trước là do nền kinh tế đầu tư quá lớn vào các doanh nghiệp có quy mơ lớn, nên khi xảy ra khủng hoảng thì khả năng thích ứng của các doanh nghiệp này thấp hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp lớn thường là các doanh

nghiệp quốc doanh, vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp, cân đối, tránh hiện tượng “ bỏ nhiều trứng vào cùng một giỏ”.

Bên cạnh tín dụng doanh nghịêp thì tín dụng cá nhân cũng ngày càng được chú trọng, năm 2010 mức cho vay chỉ ở 1.9% (tương đương 41 tỷ đồng) thì năm 2011 đã tăng lên 9.6% (tương đương 323 tỷ đồng) đây là một bước trong việc thực hiện chiến lược tập trung, phát triển mạng lưới bán lẻ, tiêu dùng. Thay thế dần sản phẩm truyền thống như cho vay kế hoạch nhà nước, cho vay chỉ định hướng đến một ngân hàng phát triển toàn diện. Tuy tập trung vào việc phát triển cho vay cá nhân nhưng do tác động của lạm phát nên chi nhánh chủ yếu cho vay cá nhân, tập trung ở một số sản phẩm tiêu dùng như: mua xây, sửa nhà để ở; mua xe ôtô;…hạn chế các sản phẩm như cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản,…

Hình 2.3: Biểu đồ dƣ nợ doanh nghiệp của BIDV CN NSG năm 2010-2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Sài Gòn năm 2010-2011)

Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của BIDV Chi nhánh Nam Sài Gòn trong 2 năm 2010 - 2011 như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ của BIDV – CN NSG

( Đvt: Tỷ đồng)

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Tăng/ Giảm

Số tiền Tỷ lệ

Dư nợ cho vay ngắn hạn 2,028 2,890 862 42.5% Dư nợ cho vay trung dài

hạn 175 460 285 162.9%

Tổng dư nợ 2,203 3,350 1,147 52.1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Sài Gòn năm 2010-2011) Trong tổng dư nợ của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu 92.1% năm 2010 và 86.3% năm 2011, nguồn vốn tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên qua 2 năm thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn cũng ngày càng được mở rộng, tăng 285 tỷ đồng (tương đương 162.9%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Chi nhánh đã giải ngân cho một số dự án lớn đáp ứng nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn cho các chủ đầu trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện những dự án kinh doanh với mức rủi ro thấp, khả năng thu hồi vốn cao.

Hình 2.4: Biểu đồ dƣ nợ phân theo thời hạn của BIDV NSG năm 2010-2011

Nguồn vốn cho vay tập trung chủ yếu vào VND, dư nợ cho vay VND đạt 2,907 tỷ đồng (chiếm 86.8% tổng dư nợ), nguyên nhân do NHNN hạn chế cho vay ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cho vay hàng nhập khẩu. Chỉ tập trung cho vay nhập khẩu một số ngành thiết yếu, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.

Hình 2.5: Biểu đồ dƣ nợ phân theo loại tiền của BIDV NSG năm 2010-2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Nam Sài Gòn năm 2010-2011)

Chất lƣợng tín dụng: qua 2 năm hoạt động, chất lượng tín dụng tại chi nhánh

được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

( Đvt: Tỷ đồng) Nhóm nợ Năm 2010 Năm 2011 Dƣ nợ Trích lập DPRR Dƣ nợ Trích lập DPRR Nhóm 1 2,163 - 3,116.2 - Nhóm 2 40 1.94 230 8.80 Nhóm 3 - - 2.4 0.25 Nhóm 4 - - 1.4 0.54 Nhóm 5 - - - - Tổng cộng 2,203 1.94 3,350.0 9.59

Bảng 2.5: Phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng

( Đvt: Tỷ đồng)

Nhóm nợ Năm 2010 Năm 2011 Tăng/Giảm

Giá trị Tỷ lệ Nhóm 1 2,163 2,766 603 28% Nhóm 2 40 226.7 186.7 467% Nhóm 3 0 0 0 0 Nhóm 4 0 0 0 0 Nhóm 5 0 0 0 0 Tổng cộng 2,203 2,992.7 789.7 35.8%

(Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống xếp hạng tín dụng BIDV Nam Sài Gịn)

Hình 2.6: Biểu đồ phân loại nợ theo Hệ thống XHTD năm 2010-2011

(Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống xếp hạng tín dụng BIDV Nam Sài Gịn)

Ghi chú: tổng dư nợ tín dụng của các năm theo hệ thống xếp hạng tín dụng khơng bằng tổng dư nợ của chi nhánh do một số đối tượng khách hàng không được xếp loại trên hệ thống do không đủ điều kiện như: khách hàng cá nhân; khách hàng chưa đủ số liệu báo cáo tài chính trong 2 năm.

Do chi nhánh mới thành lập nên tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Qua 2 năm dư nợ tín dụng tăng thêm 789.7 tỷ đồng (tương đương 35.8%) trong đó có một số khách hàng được bàn giao từ chi nhánh cũ – Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và phát triển thêm một số khách hàng mới. Dư nợ nhóm 2 tăng cao trong năm 2011

(tăng 467% so năm 2010) do khi khi tách chi nhánh, chi nhánh Nam Sài Gịn có nhận bàn giao một số khách hàng từ chi nhánh Sở Giao Dịch 2, trong đó có một số khách hàng là khách hàng có dư nợ được xếp nhóm 2 (dư nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng này là: 183 tỷ, chiếm 81% tổng dư nợ nhóm 2 của chi nhánh). Như vậy, sau khi loại trừ nhóm khách hàng trên thì dư nợ nhóm 2 của chi nhánh chỉ là 43.7 tỷ đồng (chỉ tăng so năm 2010: 3.7 tỷ đồng, tương đương 9,3%).

Nhìn chung, bên cạnh các tồn tại và khó khăn như tình hình kinh tế thị trường biến động, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khốn triền miên chuỗi ngày lao đao, giá cả không ổn định dư nợ tín dụng chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, cơ cấu và chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện do chính sách kiểm sốt tín dụng chặt chẽ, cơ cấu và sàng lọc lại khách hàng, kiểm sốt chất lượng tín dụng nhằm chuẩn bị cho việc cổ phần hóa BIDV vào năm 2012.

+ Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Mặc dù có những bước tiến quan trọng về qui mơ và trình độ phát triển, song hoạt động tín dụng của chi nhánh cịn nhiều hạn chế:

Chất lượng hoạt động được củng cố nhưng chưa thật sự vững chắc. Hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp so với các NHTM bạn và so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Công tác kế hoạch chuyển đổi nguồn vốn – sử dụng vốn còn chưa mạnh, tình trạng dư thừa vốn kéo dài, đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Chưa tiến hành phân tích đánh giá cụ thể hiệu quả của từng sản phẩm, nhóm khách hàng … Hệ thống thơng tin quản lý chưa được cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, đã ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị điều hành, hoạt động kinh doanh. Các hoạt động ngân quỹ, kinh doanh tiền tệ cịn yếu mang tính phục vụ là chủ yếu, chưa thật sự phát triển thành các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng.

Công tác nghiên cứu, phát triển cũng như triển khai sản phẩm cịn dàn trải chưa có trọng tâm. Đặc biệt chưa xác định được đối tượng khách hàng trọng điểm cho từng sản phẩm. Tiến độ triển khai sản phẩm mới còn chậm.

Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng đối với các khách hàng tình hình nền kinh tế vẫn chưa thốt khỏi khó khăn, doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp yếu kém dễ bị tác động bởi mơi trường bên ngồi, khả năng chống đỡ yếu.

Cơ cấu tín dụng đã có những chuyển biến tích cực nhưng danh mục cho vay vẫn chưa đầy đủ, chưa ổn định và đảm bảo định hướng lâu dài. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn. Tuy dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước đã giảm tỷ trọng song vẫn còn chiếm một tỷ trọng đáng kể, trong khi rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực hiện chính sách khách hàng dựa vào kết quả xếp loại doanh nghiệp, thì nhiều doanh nghiệp là khách hàng có tiềm lực về tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh lớn nhưng không đáp ứng được các điều kiện mà chính sách khách hàng đã đưa ra nên các Chi nhánh phải trình lên BIDV trung ương để áp dụng các cơ chế đặc thù.

Khả năng giao tiếp, nghiệp vụ của 1 bộ phận cán bộ còn yếu. Sự hiểu biết tổng thể về hoạt động ngân hàng của các cán bộ giao dịch còn yếu, ảnh hưởng đến việc phát triển quan hệ khách hàng .

Hiện tượng chảy máu chất xám của ngân hàng sang các cơng ty chứng khốn, ngân hàng cổ phần ngày càng đáng báo động dẫn đến nguồn nhân lực, nhân sự chủ chốt còn rất thiếu so với nhu cầu hoạt động kinh doanh.

+ Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng

Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao nói trên xuất phát từ những hạn chế về nhận thức về quản trị rủi ro, về chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của BIDV – chi nhánh Nam Sài Gòn. Cụ thể như sau:

Việc quản lý rủi ro tín dụng cịn chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội dung chủ yếu trong quản lý rủi ro tín dụng là phịng ngừa ở phạm vi từng

khoản vay mà chưa có chiến lược quản lý danh mục các khoản vay. Đối với từng khoản vay, biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ mang tính định tính. Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng chưa phát huy tốt vai trò trong lượng hóa được chính xác mức độ rủi ro của các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng.

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tuy ngày càng được quan tâm nhưng biện pháp quản lý vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế, hiện vẫn chưa xây dựng được một cách có hệ thống việc quản lý rủi ro tín dụng theo ngành nghề và đối tượng khách hàng. Chính vì vậy mà hiện nay chi nhánh còn chưa chủ động tìm những khách hàng và ngành kinh doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao để cung cấp dịch vụ tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn cịn các hạn chế như: không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động tín dụng của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và phịng ngừa rủi ro tín dụng hệ thống tổ chức quản lý rủi ro còn thiếu các cơ quan phân tích, dự báo mơi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung và dài hạn để quản lý có hiệu quả các hoạt động ngân hàng theo đúng định hướng đã đề ra,…

Nguồn lực cán bộ tín dụng khơng đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra, do cán bộ tín dụng cịn hạn chế về mặt kinh nghiệm bên cạnh đó lối làm việc truyền thống đã ăn sâu, chưa kịp thay đổi theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức về trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ….

Việc xác định giới hạn cụ thể cho từng khách hàng về mức vay, bảo lãnh và mở thư tín dụng chưa đủ điều kiện và khả năng thực hiện được xuất phát từ nguyên nhân là chưa có một hệ thống cơng cụ đánh giá kiểm soát rủi ro đủ mạnh nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng một cách vững chắc.

Tóm lại: Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV- Chi nhánh Nam

Sài Gịn là do việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cịn nhiều bất cập, do đó để nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng một cách vững chắc cần xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đủ mạnh, cụ thể là hệ thống XHTD khách hàng ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (download tai tailieudep com) (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)