Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về công nghiệp ở một số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 39 - 89)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về công nghiệp ở một số

một số huyện và kinh nghiệm đối với huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp của một số huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Tây Sơn là huyện trung du nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, với hành lang Đông Tây dọc theo Quốc lộ 19 nối địa bàn Tây Nguyên rộng lớn với cảng biển Quy Nhơn và cả nước, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Tây Sơn có mối liên hệ về kinh tế với nhiều địa phương trong và ngồi tỉnh, có ưu thế để phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp; có vùng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét, đá, cát, sỏi,… với chất lượng tốt có trữ lượng lớn và vùng nguyên liệu phục vụ cho cơng nghiệp chế biến như mía, mì, nơng lâm sản,…

Chính quyền huyện Tây Sơn chú trọng cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp. Cụ thể, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Chương trình

hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 10-CTr/HU, ngày 18/7/2016 về “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015-2020”. Nhờ đó tình hình SXCN trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển khá. Tổng GTSX của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt 14.621,1tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 11,1% (Nghị quyết là 10%), trong đó: Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp 9,9%. Năm 2020, tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng chiếm 34,1% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện (Nghị quyết đề ra là 34%). Cuối năm 2020, tồn huyện có 1.880 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 9.467 lao động. Riêng trong các CCN có 139 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho 2.502 lao động, góp phần làm thay đổi bộ mặt KT-XH của huyện [11].

Trong những năm qua, từ nguồn vốn chương trình khuyến cơng của Trung ương, của tỉnh, Chính quyền huyện Tây Sơn đã triển khai quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp Tây Xuân, cụm công nghiệp Phú An (giai đoạn 2) và cụm cơng nghiệp Bình Tân, xây dựng thương hiệu sản phẩm rượu truyền thống đậu xanh Tây Sơn; hỗ trợ đầu tư máy móc cho doanh nghiệp tư nhân Sơn Vũ chuyển đổi cơng nghệ sản xuất ngói màu khơng nung. Tổng vốn chương trình khuyến cơng hỗ trợ trong thời gian qua hơn 1 tỷ đồng.

Chính quyền huyện Tây Sơn rất quan tâm đến việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao, đổi mới thiết bị dây chuyền sản xuất, quy hoạch nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường mới để duy trì hoạt động sản xuất như các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thành Ngân, Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến lâm sản Hoàng Mai… Một số dự án đăng ký đầu tư mới như: Nhà

máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH An Minh Huy; Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản của công ty CP SX TM xuất nhập khẩu Tây Sơn; Nhà máy sản xuất chế biến lâm sản (viên nén) của Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát; Nhà máy sản xuất chế biến nông lâm sản của Công ty TNHH Hà Ny; các dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội ngoại thất bằng gỗ và kim loại đan nhựa giả mây của Công ty TNHH SX & TM XNK VIVA, Công ty TNHH SX & TM XNK MVC - FURNITURE, Cơng ty TNHH XNK Á Châu Bình Định, Cơng ty TNHH Furniture Đặng Gia và Nhà máy sản xuất phụ kiện ngành nội thất (may gia công mện mút) của Công ty TNHH JSE… Đồng thời, khẩn trương hồn thành các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng, nhà xưởng sớm đi vào hoạt động.

Tạo điều kiện để nhà máy chế biến tinh bột biến tính và sắn lát của Cơng ty Lucky Star tại CCN Cầu Nước Xanh, xã Bình Nghi hồn thiện lắp đặt dây chuyền sản xuất và chạy thử máy trước khi đi vào hoạt động. Công suất nhà máy chế biến sắn lát đạt 100.000 tấn/năm và chế biến tinh bột biến tính đạt 55.000 tấn/năm. Công ty cổ phần cơ điện và xây lắp Hùng Vương hoạt động hiệu quả, chế tạo, sửa chữa, gia công các mặt hàng sản phẩm phục vụ cho công nghiệp, nơng nghiệp trên địa bàn trong và ngồi huyện; tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và nâng cao công suất hoạt động của nhà máy trên diện tích mở rộng 4,4 ha.

Chính quyền huyện Tây Sơn chú trọng phát triển đa dạng các loại hình cơng nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện như phát triển mạnh ngành công nghiệp may mặc, ngành công nghiệp sản xuất điện năng và ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Cụ thể: Ngành may mặc: Công ty Cổ phần may Tây Sơn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, giải quyết việc làm cho gần 1.200 lao động, tạo ra gần 200.000 bộ sản phẩm veston/năm; dự án nhà máy may công nghiệp của công ty TNHH Công nghiệp Able Tây Sơn

tại cụm công nghiệp Phú An đã hoàn thành giai đoạn 1, đi vào hoạt động sản xuất với 300 công nhân, tạo ra gần 6.000 sản phẩm/năm; nhà máy may các sản phẩm nội thất ô tô của Công ty TNHH may Việt Hàn đã đi vào hoạt động với 50 cơng nhân. Bên cạnh đó, các cơ sở may gia cơng cũng khơng ngừng mở rộng dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao GTSX của ngành may mặc trên địa bàn huyện [11].

Ngành sản xuất điện năng: Công ty cổ phần Thủy điện Tiên Thuận, Công ty cổ phần Thủy điện Văn Phong không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo kế hoạch dự án được duyệt, tổng công suất điện năng sản xuất ra 16MW; Công ty cổ phần Điện Gia Lai khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời TTC Tây Thuận tại xã Tây Thuận, với quy mơ cơng suất là 98 MW, diện tích đất dự kiến sử dụng là 100 ha; Công ty TNHH Gia Nghi khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư nhà máy năng lượng điện mặt trời Tây Sơn tại thơn Thuận Nhứt, xã Bình Thuận, với quy mơ cơng suất là 40 MW, diện tích đất dự kiến sử dụng là 50 ha.

Nhiều cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ cơng đã góp vốn chuyển đổi cơng nghệ sản xuất; bên cạnh đó, huyện đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án sản xuất vật liệu không nung trong cụm công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 35 nhà máy sản xuất gạch ngói theo cơng nghệ lị nung Hoffman, 2 nhà máy sản xuất gạch ngói theo cơng nghệ lị nung tuy nen, 1 nhà máy sản xuất ngói màu khơng nung xi măng cốt liệu đi vào hoạt động hiệu quả.

1.1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

An Nhơn là một thị xã đồng bằng, phát triển theo hướng cơng nghiệp và đơ thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về hướng Tây bắc. Năm 2018 thị xã được Thủ

tướng Chính phủ cơng nhận hồn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (vượt trước 2 năm so với kế hoạch). Đầu năm 2021, thị xã được Trung ương có quyết định cơng nhận đạt chuẩn đô thị loại III, tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 65,3%, ngành NLTS chiếm 34,7%. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 2.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo cịn dưới 2,5% [17].

Chính quyền thị xã An Nhơn quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn. Thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU, ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 20/9/2016 của Thị ủy An Nhơn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ thị xã về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn thị xã An Nhơn giai đoạn 2016- 2020 UBND thị xã ban hành kế hoạch thực hiện kết quả cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 22,98%/năm (theo giá so sánh

2010), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế thị xã từ 37,92% năm 2015 lên 42,93% năm 2020.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã vẫn giữ vững hoạt động, lợi thế KCN Nhơn Hòa và các CCN hiện có đã được phát huy, việc phát triển ngành nghề tăng mạnh, chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú nên các chỉ tiêu của ngành đều tăng trưởng khá. KCHT các CCN, điểm sản xuất ngoài CCN và làng nghề tiếp tục được đầu tư xây dựng. CCN được quy hoạch theo hướng hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái. Công tác tập huấn, đào tạo nghề bước đầu phát huy hiệu quả, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động, đặc biệt lao động khu

vực nơng thơn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ, xây dựng NTM. Hiện nay, có 5 CCN đang hoạt động với 88 doanh nghiệp, cơ sở tham gia, giải quyết việc làm trên 3.300 lao động địa phương. Tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tính đến năm 2020 là: 6.015 cơ sở, trong đó: các cụm, KCN là 5.927 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho 18.896 lao động [17].

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tuy Phước trong quản lý nhà nước về cơng nghiệp

Có được những kết quả trên, QLNN về công nghiệp của các huyện chú trọng những nội dung sau

Thứ nhất, Chính quyền địa phương chú trọng công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, CCN. Vì chú trọng

cơng tác lập quy hoạch CCN nên các huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển công nghiệp. Huyện Tây Sơn đã tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 4 CCN gồm: quy hoạch cụm công nghiệp Tây Xuân (xã Tây Xn), cụm cơng nghiệp Rẫy Ơng Thơ (xã Tây An), CCN Gị Cầy (xã Bình Thành) và CCN Bình Tân; quy hoạch mở rộng CCN Phú An (xã Tây Xuân) giai đoạn 2 với diện tích 22 ha; điều chỉnh quy hoạch CCN Hóc Bợm (xã Bình Nghi) và điều chỉnh quy hoạch CCN Tây Xuân. Tổng vốn đầu tư quy hoạch mới và quy hoạch mở rộng, điều chỉnh các CCN hơn 4,2 tỷ đồng, nâng số CCN được lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lên 10/12 cụm, tăng 4 CCN so với năm 2015.

Thứ hai, Chính quyền địa phương đã chú trọng quy hoạch phát triển các lĩnh vực, ngành nghề mà huyện có nhiều thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động để thu hút đầu tư công nghiệp như: ngành sản xuất vật liệu xây

nông lâm sản, chế biến thực phẩm, khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ khác…

Thứ ba, Cơng tác khuyến cơng được Chính quyền địa phương chú trọng thực hiện. Thời gian qua, UBND huyện Tây Sơn, thị xã An Nhơn đã tập trung

chỉ đạo các ngành và hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở SXKD lập kế hoạch và đăng ký chương trình khuyến cơng, nhằm tranh thủ các nguồn vốn để đẩy mạnh công tác quy hoạch, phát triển sản phẩm và chuyển đổi công nghệ sản xuất. Huyện Tây Sơn, trong những năm qua, từ nguồn vốn chương trình khuyến cơng của Trung ương, của tỉnh, huyện đã triển khai quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 CCN Tây Xuân, CCN Phú An (giai đoạn 2) và CCN Bình Tân, xây dựng thương hiệu sản phẩm rượu truyền thống đậu xanh Tây Sơn; hỗ trợ đầu tư máy móc cho doanh nghiệp tư nhân Sơn Vũ chuyển đổi cơng nghệ sản xuất ngói màu khơng nung. Tổng vốn chương trình khuyến cơng hỗ trợ trong thời gian qua hơn 1 tỷ đồng.

Thứ tư, Công tác đầu tư xây dựng KCHT CCN được chú trọng thực hiện. Từ nhiều nguồn lực, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng KCHT các

CCN, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD của doanh nghiệp và tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư. Huyện Tây Sơn đã triển khai xây dựng hoàn thành nhiều tuyến đường vào các cụm công nghiệp như: Tuyến từ Quốc lộ 19 vào CCN Hóc Bợm, tuyến đường từ Quốc lộ 19B vào CCN Trường Định, đường vào CCN Tây Xuân, đường vào CCN Rẫy Ông Thơ, đường vào CCN Gò Cầy, đường nội bộ và hệ thống thoát nước CCN Tây Xuân… với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong CCN đã tập trung triển khai xây dựng KCHT và nhà xưởng theo dự án đã được chấp thuận chủ trương và cho thuê đất. Hầu hết các dự án đầu tư đi vào hoạt động bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động và tăng GTSX công nghiệp trên địa bàn.

Thứ năm, Chính quyền cấp huyện quan tâm đến cơng tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư vào cơng nghiệp. Chính quyền cấp huyện đã quảng bá, giới thiệu thông tin về

các tiềm năng, thế mạnh, quy hoạch các CCN, các ngành nghề thu hút đầu tư và cơ chế chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư (đất đai, thuế...) đến mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Đồng thời, huyện đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giới thiệu địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng, đưa các dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. Giai đoạn 2016-2020, huyện Tây Sơn đã kêu gọi 63 dự án đầu tư vào các CCN và điểm sản xuất tập trung, tổng mức đầu tư các dự án 5.898,09 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.643 lao động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, luận văn khái qt hóa cơ sở lí luận QLNN về công nghiệp trên địa bàn cấp huyện bao gồm khái quát hóa khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trị của cơng nghiệp, khái qt hóa khái niệm, chức năng, mục tiêu và nội dung QLNN về công nghiệp trên địa bàn cấp huyện. Luận văn nêu kinh nghiệm của huyện Tây Sơn và Thị xã An Nhơn trong công tác QLNN về công nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Tuy Phước QLNN về cơng nghiệp. Đây là cơ sở lí luận để phân tích chương 2 và chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ảnh hưởng quản lý nhà nước về cơng nghiệp

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 người. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp thành phố Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phước hợp thành huyện Phước Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại như cũ. Trước năm 1975, Tuy Phước có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 39 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)