7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.6. Chú trọng phát triển công nghiệp gắn với điều kiện phát triển
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
3.2.6.1. Công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác
Tăng cường xúc tiến thương mại và đưa sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu để mở rộng thị trường. Đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các nhà máy chế biến để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm;
Khuyến khích các cơ sở, các hộ đổi mới quy trình sản xuất phù hợp, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, nghiên cứu mẫu mã đa dạng, phong phú, hướng sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu. Đồng thời chuyển hướng sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ sang các loại gỗ thông thường từ gỗ rừng trồng và gỗ cây vườn để khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu.
3.2.6.2. Khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
Vận động và hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp sử dụng gạch không nung cốt liệu xi măng, gạch từ cơng nghệ đất hóa đá vào sản xuất, bù đắp đủ số lượng gạch thủ công sản xuất trước năm 2016 (khoảng 150 triệu viên/năm). Vận động 1 doanh nghiệp sản xuất ngói lợp cốt liệu xi măng;
Vận động và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp sản xuất các loại vật liệu xây dựng trang trí nội thất từ nguồn nguyên liệu khác gỗ như nhựa, composite ...;
Ổn định việc khai thác, sản xuất đá xây dựng (đá 4x6, 1x2 ...), đá granit phục vụ xây dựng và trang trí nội thất.
3.2.6.3. Công nghiệp chế biến nông, thủy sản, thực phẩm
Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì nước mắm để đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác; Sản xuất nước mắm phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
Ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất bột nhang, bột cá, thức ăn gia súc ...
3.2.6.4. Công nghiệp cơ khí
Tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế về thị trường và có sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến như: các sản phẩm đúc, tái chế nhôm, máy chế biến thực phẩm; trung, đại tu ô tơ, máy cơng trình, máy làm đất, tuốt lúa, gieo hạt, máy làm nhang cây.
Cải tiến qui trình cơng nghệ của ngành rèn như đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, khuyến khích các hộ, các cơ sở đầu tư một số thiết bị thay thế lao động ở những khâu nặng nhọc (máy búa, máy dập, máy cắt ...) và những khâu quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm để sản xuất dụng cụ cầm tay với giá cạnh tranh cung cấp cho thị trường trong tỉnh và Tây nguyên.
Tiếp tục đầu tư phát triển ngành nghề mới như chạm khảm tam khí, đúc áp lực...; Đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến hơn như: Lò nung trung tầng, máy tiện, máy phay công nghệ cao, máy đúc áp lực.
Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành công nghiệp may, sản xuất linh kiện phụ tùng, sản xuất phụ liệu như: chỉ may, khóa kéo, cúc nhựa, dây thun các loại,...; ngành cơ khí chế tạo như: các khn mẫu, đồ gá, chi tiết máy, phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp,…; phục vụ chế biến gỗ: các sản phẩm phụ kiện phục vụ sản xuất gỗ như bu-lơng, ốc vít, dầu bóng, sơn, keo dán gỗ.
3.2.6.5. Cơng nghiệp may mặc
Khai thác có hiệu quả cơng suất các xưởng may, xúc tiến đầu tư các dự án dệt may, da giày vào các CCN nhằm thu hút lao động địa phương. Khuyến khích phát triển các cơ sở may gia công quy mô nhỏ tại các khu vực nông thôn nhằm thu hút lao động tại địa phương.
3.2.6.6. Phát triển các ngành khác
Khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn ni gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ vi sinh, sử dụng chế phẩm phân hủy cenlulo nhanh vào sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao;
Kêu gọi xúc tiến đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cơng suất từ 100 - 200 ngàn tấn/năm từ nguồn nguyên liệu rác thải sinh hoạt và chăn nuôi của các trang trại, gia trại nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường;
Kêu gọi xúc tiến đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện tử tại các CCN. Vận động và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới để sản xuất các mặt hàng từ nhựa như: ống nhựa, đồ dùng băng nhựa ...; Tạo điều kiện tốt để các ngành nghề truyền thống phát triển như: làm bánh ít, nem chả, ...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Ở chương 3, luận văn nêu mục tiêu và phương hướng QLNN về công nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đến năm 2025. Trên cơ sở phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước cùng với dự báo về những khó khăn trong cạnh tranh của cơng nghiệp huyện thời gian tới, luận văn đã nêu hệ thống các giải pháp. Những giải pháp này có tính chất đồng bộ, khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về công nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ