1.1 Những vấn đề chung về dịch vụ huy động vốn
1.1.4 Các tỷ lệ bảo đảm an toàn huy động vốn
1.1.4.1 Tỷ lệ dự trữ:
- Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. NHNN được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thời kỳ nhất định theo quy định của Luật NHNN Việt Nam (Luật số 1/1997/QH10) khoản 1 điều 20 của luật này ghi rõ: “NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức độ từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ”.
Số tiền gửi bắt buộc = (tỷ lệ dự trữ bắt buộc)*(tổng nguồn vốn huy động bình quân của ngân hàng).
Mục đích của dự trữ bắt buộc là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng và đảm bảo cho NHNN có thể điều tiết mức cung tiền của NHTM. Điều này khiến cho NHTM không sử dụng được 100% vốn huy động được để cho vay.
- Dự trữ sơ cấp: gồm tiền mặt, tiền gửi + Tiền mặt, các khoản coi như tiền mặt. + Tiền gửi tại NHNN (tiền gửi không kỳ hạn). + Tiền gửi tại các ngân hàng khác.
+ Các khoản khách (ngân quỹ đang thu).
- Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mặt và tiền gửi mà bằng chứng khoán, nghĩa là những khoản chứng khốn ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi bao gồm tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã được chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác. Gọi là dự trữ thứ cấp bởi vì nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.
1.1.4.2 Các tỷ lệ bảo đảm an toàn huy động vốn
Ngày 20/05/2010, Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 và thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và 34/2008/QĐ- NHNN. Ngoài dự trữ bắt buộc để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các NHTM phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định.
Theo quy định tại Thông tư 13 các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động của TCTD như sau:
- Tỷ lệ khả năng chi trả:
Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay
Khả năng thanh toán = ____________________________ ≥ 15%
Tổng Nợ phải trả
Trong đó: + Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay: bao gồm số dư tiền mặt, số dư tiền gửi (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), chênh lệch số dư tiền gửi KKH, chênh lệch số dư tiền gửi CKH tại TCTD khác và TCTD khác gửi tại TCTD, giá trị sổ sách các trái phiếu, cơng trái do Chính phủ Việt Nam, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại chứng khoán, GTCG khác được NHNN chấp nhận cho tái chiết khấu.
+ Tổng Nợ phải trả xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải trả.
Ý nghĩa của tỷ lệ này nhằm đánh giá được mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.
- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (Td):
TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại TT13 và không được vượt quá 80% (đối với ngân hàng) và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng).
Trong đó:
+ Cấp tín dụng gồm các hình thức cho vay, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng.
+ Nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ KBNN), tiền vay của tổ chức trong nước (trừ KBNN, TCTD), tiền vay của TCTD nước ngoài, phát hành GTCG.
Hầu hết các nước trên thế giới không quy định tỷ lệ này nữa, nhưng NHNN Việt Nam vẫn giữ tỷ lệ này vì khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhiều năm khó khăn do phần lớn từ việc sụt giảm đột ngột nguồn vốn huy động không kỳ hạn của các tổ chức, nhất là tiền gửi của KBNN.
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn (Tn)
Giá trị nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Tn = _______________________________________________________ ≤ 30%
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
Ngày 10/08/2009 Thông tư số 15/2009/TT-NHNN của NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở): 30% đối với NHTM, 30% đối với cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính, 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
Thơng tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và
dài hạn của TCTD tại Quy định ban hành theo quyết định 457 (đối với NHTM tỷ lệ này 40%, TCTD khác 30%). Đồng thời, theo chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM kiểm sốt tăng trưởng tín dụng khơng q 25%.
1.1.5 Đặc điểm của nguồn vốn huy động:
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường, nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn, các ngân hàng hoạt động được là nhờ vào nguồn vốn này và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Nhưng vốn huy động là nguồn vốn khơng ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà khơng bị ràng buộc ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn nên ngân hàng cần duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Sự thay đổi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.
Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn cao (do ngân hàng vừa phải trả lãi cho khách hàng gửi, vừa phải trả phía bảo hiểm tiền gửi nhưng lại không được sử dụng hết để cho vay mà phải để lại một phần theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN quy định), đồng thời chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhưng lại là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng buộc các ngân hàng phải tăng được nguồn vốn huy động.
Đặc biệt, vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư. Trong nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi thanh tốn thường biến động mạnh (kém ổn định) hơn tiền gửi tiết kiệm.
1.1.6 Nguyên tắc vốn huy động
1.1.6.1 Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn
Các NHTM không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau. Bên cạnh đó, các TCTD phải áp dụng lãi suất huy động phù
hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của NHNN, bởi vì lãi suất là một trong những công cụ để NHNN kiểm soát được lượng tiền trong lưu thơng, bình ổn giá cả và chống lạm phát.
Bên cạnh đó, các NHTM phải có trách nhiệm hồn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện (bất kể NHTM có sử dụng vốn có hiệu quả hay không) do NHTM không phải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng (tài chính là sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát theo tính chất khơng có sự hồn trả. Đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính khơng có nghĩa vụ hồn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu. Tín dụng là sự tín nhiệm, lịng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả).
NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. Với việc quy định các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Cụ thể là nếu ngân hàng nơi người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được công ty bảo hiểm đền bù một khoản tiền nhất định (hiện nay tối đa là 50.000.000 đồng/tổng tiền gửi của một khách hàng tại một NHTM).
NHTM phải giữ bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. Nhưng không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rửa tiền).
Các NHTM không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp, …) gây ra tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Khi niềm tin của người dân khơng cịn thì họ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản.
1.1.6.2 Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất:
Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, do đó các NHTM phải đảm bảo được yêu cầu chi phí thấp và quy mơ cao của nguồn vốn huy động. Với chi phí thấp và quy mơ cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ cho các dự án
qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao.
Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác địi hỏi NHTM phải áp dụng đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đơi với dự thưởng để thu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro (rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn do không huy động được nguồn vốn dài hạn) và phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được an toàn và hưởng lãi, mà còn mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (chuyển tiền, thu tiền hộ, chi hộ, …) nên NHTM cần kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi càng nhiều.
1.1.6.3 Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của vốn huy động
Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín. Có tin tưởng vào sự quản lý và khả năng trả nợ của ngân hàng, thì người dân mới gửi tiền. Vì vậy, để tạo và giữ chữ tín của mình đối với khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người gửi. Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những thông tin đồn “nhảm” về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tìm cách ngăn chặn chúng. Nếu không kịp thời ngăn chặn những thông tin đồn nhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gây tâm lý sợ mất tiền trong người dân. Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ đến rút tiền hàng loạt, khi đó ngân hàng khơng thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người dân (do vốn huy động đã sử dụng cho vay chưa kịp thu hồi). Trong trường hợp đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời (vay trên thị trường tiền tệ, vay NHNN) để tránh tâm lý lây lan cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toán càng rộng trong người dân).
1.1.7 Một số vấn đề liên quan đến dịch vụ huy động vốn - Vấn đề ủy quyền: - Vấn đề ủy quyền:
Người gửi tiền có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện các giao dịch như gửi tiền, chuyển nhượng, thanh toán gốc và lãi tại ngân hàng. Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (cả về nội dung lẫn hình thức). Căn cứ vào giấy ủy quyền, ngân hàng sẽ chi trả cho người được ủy quyền.
- Vấn đề thừa kế:
Việc thừa kế tiền gửi được thực hiện theo luật quy định: có di chúc và khơng có di chúc. Ngân hàng sẽ dựa vào tờ di chúc của người gửi tiền để làm căn cứ chi trả nếu trong trường hợp có di chúc hoặc dựa vào quy định của pháp luật về thừa kế để chi trả trong trường hợp khơng có di chúc.
- Vấn đề phong tỏa tài khoản tiền gửi, giấy tờ có giá:
Ngân hàng sẽ thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan cơng quyền khi người gửi tiền có liên quan đến việc tranh chấp nào đó. Trong thời gian phong tỏa không được thực hiện bất kỳ một nghiệp vụ giao dịch nào với tiền gửi này. Ngân hàng cũng thực hiện phong tỏa tiền gửi khi có yêu cầu của phòng kinh doanh hoặc theo yêu cầu của ngân hàng khác khi chủ thẻ cẩm cố sổ tiết kiệm để vay vốn tại ngân hàng.
- Vấn đề mất sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá:
Nguyên tắc chung là khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thất lạc, mất sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá. Đối với khách hàng khi mất sổ, giấy tờ có giá phải thơng báo ngay cho ngân hàng nơi phát hành để ngân hàng kịp thời ngăn chặn mọi bất trắc xảy ra cho người gửi tiền. Ngân hàng từ chối việc báo mất đối với giấy tờ có giá vơ danh.
- Vấn đề xác nhận số dư tiền gửi:
Ngân hàng thực hiện xác nhận số dư theo yêu cầu khách hàng khi khách hàng đề nghị và 1 số trường hợp sẽ thu phí dịch vụ này.
1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ huy động vốn 1.2.1 Vai trò của huy động vốn 1.2.1 Vai trò của huy động vốn
- Đối với nền kinh tế - xã hội: trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tề theo hướng cơng nghiệp hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, hầu như khơng có tích lũy từ trước, do đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực trong đó nguồn từ các ngân hàng huy động được rất quan trọng vì nó tạo nên sự ổn định vững chắc cho sự phát triển nhanh ổn định và bền vững lâu dài. Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển, nghiệp vụ huy động vốn giúp NHNN kiểm sốt khối lượng tiền tệ lưu thơng thơng qua việc sử dụng chính sách tiền tệ.
- Đối với ngân hàng: ngồi nguồn vốn tự có, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM trong việc tạo lập và tăng trưởng nguồn vốn cho các NHTM hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động này, NHTM thường được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, là nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
- Đối với khách hàng: dịch vụ huy động vốn khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Dịch vụ huy động cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho khách hàng có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ huy động vốn 1.2.2.1 Các nhân tố chủ quan 1.2.2.1 Các nhân tố chủ quan
- Lãi suất: tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và vay. Trong điều kiện có lạm phát, người gửi quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiết kiệm. Do
đó, việc ấn định lãi suất để thu hút, duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng,