Qua khảo sát cho thấy: Trong số 140 tiểu phẩm thì có 115 tiểu phẩm (chiếm 82%) được viết dưới dạng trần thuật, 15 tiểu phẩm (10.7%) được viết dưới dạng viết thư, còn 10 tiểu phẩm viết dưới dạng đối thoại (chiếm 7.1%).
2.2.1.1. Dạng trần thuật
Qua khảo sát các tiểu phẩm của Hồ Chí Minh ta thấy; dạng trần thuật được Người sử dụng nhiều nhất. Dạng này có lợi thế là dễ trình bày vấn đề một cách mạch lạc, đồng thời linh hoạt trong cách kể chuyện, đưa dẫn chứng cũng như xen kẽ các lời bình. Cách trình bày này rất phù hợp với trình độ của đa số cơng chúng đương thời. Nhiều người cho rằng tiểu phẩm hiện nay,
người viết ở dạng trần thuật chỉ đơn giản là kể chuyện nên không hấp dẫn, dễ khô khan. Nhưng ngược lại, ở mỗi tiểu phẩm của Người, với kết cấu logic và cách trình bày khéo léo, lối dẫn chuyện tinh tế, Bác luôn tạo được sự hấp dẫn và tiếng cười ở nhiều cung bậc. Trong các tiểu phẩm này không chỉ đơn thuần là tác giả kể lại một sự việc, rồi từ đó bình phẩm, liên hệ, suy tưởng mà tác giả thường đưa ra một sự kiện, một chi tiết rồi đánh giá, minh chứng bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động. Và điều đặc biệt là tất cả mọi tiểu phẩm của Người bao giờ cũng có tính chất hài hước mạnh mẽ, có tiếng cười châm biếm sâu sắc và hết sức tự nhiên.
Ví dụ tiểu phẩm Khơng chắc “Có tiền mua tiên cũng được”, Bác có chi tiết: “Đế quốc Mỹ tưởng rằng: Nhiều tiền thì mua gì cũng được, thậm chí
mua được cả lịng dân, nhiều tiền thì đến đâu cũng được mọi người kính sợ. Nhưng bọn chúng nhầm to. Các nước Tây Âu nợ tiền chúng rất nhiều, nhưng nhân dân các nước ấy, nhất là nhân dân Anh, Ý, Pháp - chống Mỹ cũng kịch liệt. Tại Pháp, người Mỹ ở đâu, đi đâu, cũng thấy chọc vào con mắt những khẩu hiệu: “Người Mỹ, cút đi cho rảnh!”. Có khi trên xe hơi Mỹ cũng thấy những khẩu hiệu ấy.
Nhân dân các nước khác cũng chẳng kính sợ gì Mỹ. Như tháng 10 vừa rồi, nhân dân thành phố Am-man (nước Ả-rập) đã biểu tình, phá nhà thơng tin Mỹ, phá trụ sở ban “giúp đỡ” của Mỹ và phá xe hơi của đại sứ Mỹ.
Chính phủ nước I-rắc thì cấm khơng cho đại biểu đặc biệt của tổng thống Mỹ đến nước ấy.
Vị đại biểu vô phúc ấy cũng bị dân nước Do-thái phản đối.
Chính phủ nước Li-băng thì tun bố: Nếu Mỹ nêu ra điều kiện qn sự và chính trị, thì các nước Ả-rập khơng thèm nhận Mỹ “giúp”.
Các báo chí Mỹ đã phải cơng nhận rằng: Đối với các nước, ảnh hưởng của Mỹ ngày càng kém sút.
Có tiền như Mỹ, cũng phiền lắm thay”.
Cùng với việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự “nhầm to” của Mỹ là: nhiều tiền mua gì cũng được, thậm chí cả lịng dân, tiểu phẩm đã tạo nên một tiếng cười châm biếm, mỉa mai đối với thói huênh hoang “cậy tiền” của đế quốc Mỹ. Kết thúc bài báo, Bác đã mượn và lái câu kiều “Có tài
mà cậy chi tài” thành hai câu bình của Bác, tạo cho tiểu phẩm sự dí dỏm
nhưng mang nét châm biếm sâu sắc.
2.2.1.2. Dạng viết thư
Dạng này thường thấy ở những lá thư Bác gửi tới các Tổng thống và phó Tổng thống Mỹ với mục đích chất vấn và lật tẩy âm mưu của kẻ thù.
Trong thư Bác thường trích các câu phát ngơn của chính họ như: Ngài/Ơng
thường nói:... và dùng các câu hỏi:... với mục đích gì? Ngài nghĩ thế nào? Phải chăng? Vì sao?.... để chất vấn đối chiếu với những hành động của
chính phủ.
Ví dụ tiểu phẩm Thư khơng dán gửi Tổng thống Mỹ (T.L: Báo nhân dân, ngày 21-4-1960)
“Đia xơ
Vừa rồi, trả lời thư của học sinh nước Si-li phê bình đế quốc Mỹ, Ngài nói: Mỹ là nước dân chủ tự do và khơng hề can thiệp vào nội bộ chính trị nước khác, v,v..
...
Ngài nói Mỹ là dân chủ
Phải chăng Ngài đã quên đồng bào của Ngài, những người Mỹ da đen đang bị đối xử tàn tệ thế nào? Ngoài những điều tàn tệ khác, phần lớn người Mỹ da đen khơng có quyền cơng dân. Như ở miền Nam Hoa-kỳ có hơn năm triệu cử tri Mỹ da đen thì bốn triệu người khơng được bỏ phiếu. Trước ngày tuyển cử, người Mỹ da đen thường nhận được thư đe doạ: “Cảnh cáo lần cuối cùng: nếu mày không muốn sống nữa, thì mày đi bỏ phiếu, rồi mày
chết”. Chỉ vì cổ động cho con chiên Mỹ da đen tham gia bầu cử, mà linh mục da đen C.Li đã bị giết chết.
...
Ngài có chối cãi nữa khơng nào?”
Bằng cách mượn lời của vị Tổng thống Mỹ, Bác đã lên án, chỉ trích những hành động “đi ngược lại lời nói” của chính chính phủ Mỹ thơng qua những câu hỏi đã bao hàm ý trả lời. Dưới dạng một bức thư, Bác đã trần tình tất cả những suy nghĩ, thắc mắc, nhưng cũng là những giải đáp cho nhân dân và thế giới biết được bộ mặt thật của đế quốc.
2.2.1.3. Dạng đối thoại
Dạng này chiếm số lượng ít trong các tiểu phẩm của Người. Đôi khi những lời đối thoại nằm xen trong các dạng trần thuật làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các tiểu phẩm. Dạng đối thoại thường là Bác kể lại sự đối đáp giữa các nhân vật, từ đó mượn lời các nhân vật để làm bật lên dụng ý của tác giả
nhằm châm biếm, mỉa mai và phê phán kẻ thù. Ví dụ ở tiểu phẩm Tu-ma
đầu bị Bác kể lại cuộc đối thoại giữa hai người lính, một là lính Nga, một
là lính Mỹ, cùng đứng gác ở hai bên đường phân giới Đông và Tây Béc-lin. Họ cùng khoe và chứng minh sự tự do dân chủ ở nước mình. Người lính Mỹ khoe rằng: “Ở nước tao, tự do dân chủ hơn ở Nga. Này như tao đây,
mai kia tao về Mỹ, tao có thể đến gặp tổng thống Tu-ma, và bảo ơng ta: “Ơng Tu-ma, ông là đầu bị”. Tuy vậy ơng Tu-ma cũng khơng phạt tao”. Người lính Nga khoe rằng: “Ở nước tao mới thật tự do dân chủ. Này như
tao đây, mai kia tao về Liên Xơ, tao có thể đến gặp đồng chí Xít-ta-lin và nói: “Thưa đồng chí, Tu-ma là đầu bị”. Tuy vậy, đồng chí Xít-ta-lin khơng những khơng phạt tao mà cịn cho tao là nói đúng”. Đoạn đối thoại đơn giản đến bất ngờ, nhưng sự đối thoại đơn giản ấy đã tạo nên sự dí dỏm và đặc sắc riêng có và cũng nói lên được dụng ý của tác giả mà không cần kèm theo bất cứ lời bình luận nào.
Hay ở tác phẩm Đế quốc Mỹ bi và bí, Bác kể lại cuộc đối thoại giữa tổng thống Zôôn và cố tổng thống Ken trong giấc mơ của Zôôn:
“Tổng Ken: Thế nào Zôôn? Công việc đều OK1 chứ?
Tổng Zôôn: Very bad2 Ken ạ! Hơm Ken chết, tơi hí hửng mừng được làm tổng thống... Nhưng...
Xin mời Ken hãy rốn ngồi,
Để nghe Zôôn kể khúc ngơi đoạn trường:...”
Và sau đó là những chuỗi tâm sự, kể lể của tổng Zơơn với tổng Ken về những khó khăn, thất bại trong những chính sách của Zơơn như một màn thú tội. Và cuối cùng tổng Ken khuyên răn: “Chết! Chết! Đó khác nào là màn tự
sát? Khác nào nhà cháy lại đổ dầu thêm! Ta đã lỡ dại gây ra chiến tranh. Zơơn phải khơn hồn tìm cách thu xếp! Phải nhớ rằng cách đây 10 năm, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng 40 vạn binh sĩ Pháp, thì ngày nay nếu Zơơn phái sang 40 vạn binh sĩ Mỹ, cũng sẽ thua Việt Nam...”.
Trong cuộc đối thoại của Zơơn và Ken, tác giả đã cố tình tạo ra tình huống, gây kịch tính để từ đó nêu bật lên vấn đề, mục tiêu mà tiểu phẩm định nhằm tới đó là vạch trần, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đồng thời cảnh báo những thất bại thảm hại mà chúng chắc chắn sẽ nhận được nếu còn tiếp tục gây chiến tranh.