2 Tiếng Anh là rất xấu
2.2.3. Ngôn ngữ tác phẩm
Là một nhà cách mạng, một nhà tuyên truyền lỗi lạc, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của ngơn ngữ đối với q trình hoạt động của mình. Theo Người, u cầu trước tiên khi nói và viết là làm sao cho mọi người Việt Nam ai cũng hiểu được. Thực hiện yêu cầu này, quả thực không đơn giản. Bởi muốn nói và viết dễ hiểu thì người viết, người nói phải vận dụng nhuần nhuyễn mọi phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ được dùng quen thuộc trong nhân dân. Những phương tiện ấy không những dễ hiểu, mang giá trị nghệ thuật mà cịn có khả năng đi sâu vào lòng người. Trên thực tế, tài sử dụng ngơn ngữ của Hồ Chí Minh trong thể loại tiểu phẩm là những minh chứng rõ nét nhất cho ý tưởng đó ở Người.
Qua các tiểu phẩm báo chí của Bác, ta thấy Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quần chúng, đồng thời Người xem ngôn ngữ là công cụ quan trọng đầu tiên trong việc vận động và thức tỉnh để biến tiềm năng của quần chúng thành hành động trực tiếp của cách mạng. Không phải là nhà ngôn ngữ học nhưng do chủ trương dựa vào quần chúng để tổ chức sự nghiệp cách mạng nên Người ln có ý thức sử dụng ngơn ngữ sao cho phát huy được tối đa hiệu lực của nó trong giao tiếp cách mạng và Người đã thực hành điều đó một cách mẫu mực. Trong các tiểu phẩm báo chí, Hồ Chí Minh bao giờ cũng khai thác triệt để những phương tiện, những cách diễn đạt sẵn có trong kho tàng ngơn ngữ dân tộc, sử dụng triệt để những lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần
chúng - những đơn vị ngôn ngữ dân gian và đã tạo được một phong cách ngơn ngữ báo chí đậm đà tính dân tộc. Đọc tiểu phẩm báo chí của Người, khơng cần biết trước tên người viết chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra ngay tác giả. Điều đó có được chính là nhờ một trong những đặc điểm quan trọng trong phong cách ngơn ngữ Hồ Chí Minh, thể hiện ở việc khai thác và sử dụng ngôn ngữ dân gian như khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
2.2.3.1. Sử dụng khẩu ngữ
Xuất phát từ quan điểm dùng ngơn ngữ sao cho có hiệu lực để thức tỉnh và kích thích hành động cách mạng của quần chúng, Hồ Chí Minh đã khuyên chúng ta rất cụ thể và rõ ràng: Khi nói, khi viết phải làm thế nào cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình và Người đã thực hành điều đó một cách mẫu mực qua việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ nơm na trong các tiểu phẩm báo chí. Khảo sát 140 tiểu phẩm báo chí Người viết bằng tiếng Việt, chúng ta dễ dàng nhận thấy lớp từ nôm na, thông tục được sử dụng rất phong phú, đa dạng nhưng có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, gắn với những ngữ cảnh nhất định. Lớp từ ngữ này qua cách sử dụng của Người đã thực sự tạo được những liên tưởng bất ngờ, thú vị, những hàm nghĩa tinh tế, sinh động có tác dụng trong việc vạch trần bộ mặt thật của kẻ thù, tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay; qua đó, động viên, khích lệ quần chúng tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi người dù khác nhau về tuổi tác, về trình độ nhưng khi đọc tiểu phẩm của Người đều có cảm giác như đang tiếp xúc với những tiếng nói quen thuộc hàng ngày. Chẳng hạn tiểu phẩm Đại bợm Giơn xơn miệng nói hịa bình tay vung binh hỏa: “Tổng Giơn
nói: “Mỹ khơng muốn gì hơn là trở lại Hiệp định Giơnevơ năm 1954”. Y ba hoa vậy thôi. Thực tế thì Mỹ đã trắng trợn phá hoại hiệp định đó... Thật là một trị xỏ lá bỉ ổi”. Các từ “ba hoa”, “trắng trợn”, “xỏ lá”, “bỉ ổi” trong đoạn
văn trên là những từ xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng dùng để chỉ những hành vi xấu xa, khơng chính đáng, tỏ thái độ dè bỉu,
chê trách và khinh bỉ của người nói. Các từ này, được gán với Tổng thống Mỹ Giônxơn là cách Hồ Chí Minh chỉ mặt đặt tên thật đích đáng và đắt giá. Người đọc nhanh chóng nhận ra cái lơgic của vấn đề Giơn là “đại bợm” vì mưu mơ xỏ lá, vì Giơn rêu rao cái món hịa bình giả dối để hịng bịp thiên hạ.
Có thể nói, trong các tiểu phẩm báo chí, Hồ Chí Minh bao giờ cũng có ý thức dùng các lớp từ ngữ vốn là lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng với một số lượng lớn và một tần số cao. Đó là các từ như: cút, nặn, láo, tát,
vố, nòi, tợn, lừa, uỵch, to, vu, mồm, cừ, bịp, tỏng, cóc (sợ), rặt, bợm, xỏ lá, cũ rích, rùm beng, lu bù, hục hặc, cắn cấu, hôi thối, lừa bịp, rêu rao, bà con… ; các cụm từ như: khua mồm, ln mồm, la hét om sịm, thốt ra, láo tt, chối
đây đẩy, thét vào mặt, ln mồm chửi rủa, cuốn gói chuồn, chết nhăn răng, nhăn răng cười, trị hề trơ trẽn, chuyện gì hay hay, bà con nghe đây… Những từ ngữ này được Hồ Chí Minh dùng đắc địa: đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng nên có tác dụng nêu rõ bản chất sự việc, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến người đọc. Trong câu “Thế là Tátxinhi bị bạn nó tát
vào mồm” (tiểu phẩm Tátxinhi bị tát), các từ “nó”, “tát”, “mồm” là một lời
bình luận xác đáng như vả vào mồm Tátxinhi huênh hoang thắng trận trong nước trong lúc Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp tuyên bố từ nay Pháp phải tranh lại quyền chủ động.
Bình luận về việc các tầng lớp nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác của chính quyền Mỹ, Người sử dụng các khẩu ngữ có dụng ý rõ ràng: “Cịn dân Mỹ da đen, người lớn đấu tranh đã đành, mà lũ
oắt con cũng đấu tranh tợn” (tiểu phẩm Đế quốc Mỹ bi và bí). Các từ “lũ”,
“oắt con”, “tợn” làm cho câu văn vừa bộc lộ tính chân thực của sự kiện vừa là lời bình luận xác đáng, làm cho thơng tin đưa ra có sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ đối với người đọc.
Ở nhiều trường hợp khác, những từ khẩu ngữ qua cách dùng của Người vừa mang sắc thái mỉa mai, châm biếm vừa thể hiện một cách tinh tế sự thật
được phản ánh. Vạch trần bản chất của chế độ Ngơ Đình Diệm chỉ là chế độ bù nhìn do Mỹ nặn ra, Hồ Chí Minh viết: “Ai cũng biết tỏng những lời Diệm
nói đều do Mỹ viết sẵn” (tiểu phẩm Những lời nói phá hoại và quanh co trong những câu văn dịch vụng). Sự chính xác và tinh tế của câu văn thể hiện
ở sự lựa chọn và kết hợp từ của tác giả. Người không viết “biết rõ” mà là “biết tỏng” và chỉ có thế mà mối quan hệ giữa Mỹ và Diệm, bộ mặt thật của chế độ Ngơ Đình Diệm ở miền Nam được phơi bày một cách thảm hại.
Trong nhiều trường hợp, để tạo hiệu ứng cho bài báo của mình, Người cịn mạnh dạn dùng những từ địa phương, từ thông tục một cách rất đúng chỗ. Trong tiểu phẩm của Người, các từ rảnh (nhàn rỗi), rặt (toàn là), đập (đánh), choa (chúng tôi), trụt (tụt), mồm (miệng), mi (mày), bầy tui (chúng tơi), đít, liếm… x́t hiện hết sức tự nhiên. Hóa thân vào bài báo, chúng đã có vị trí và sức sống mới trong câu văn. Ví dụ: “Tỉnh trưởng bù nhìn trốn sau đít một bà
cụ già” (tiểu phẩm “Phong hạc giai binh”) là tình thế thảm hại của của tỉnh
trưởng Phát Diệm. Còn trong câu: “Các thủ tướng ngồi chưa nóng đít đã bị
lật đổ” (Tiểu phẩm Có tài mà cậy chi tài) lại nói về tình thế bất an, lộn xộn
của chính phủ Pháp. Đằng sau những câu văn trên là tiếng cười mỉa mai, là địn đả kích mạnh mẽ nhờ việc sử dụng khéo léo một từ rất thơng tục. Cách dùng ngữ khẩu ngữ của Hồ Chí Minh trong tiểu phẩm báo chí chứng tỏ Người đã phát hiện những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ dân gian. Với cách sử dụng ngữ khẩu ngữ hết sức tự nhiên và sự lựa chọn ngơn từ hết sức tài tình, những tiểu phẩm của Người đã dễ dàng mang lại một hiệu quả rất cao. Về điều này, tác giả Nguyễn Thúy Khanh có một nhận xét khá xác đáng:
Trong những bài báo của Hồ Chủ tịch, khẩu ngữ được sử dụng như một trong những phương tiện có sức tác động lớn nhất - sự xuất hiện của từ khẩu ngữ trong sự đối lập về phong cách thường mang lại một sắc thái mỉa mai châm biếm và thể hiện một cách chính xác, tinh tế nhất sự thật được phản ánh [45, tr.179].
2.2.3.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
Cù Đình Tú nhận xét:
… bất cứ ai đọc Hồ Chủ tịch, nghe Hồ Chủ tịch, cũng cảm thấy như nghe tiếng nói của chính mình, tiếng nói tiêu biểu của dân tộc mình. Sở dĩ như vậy là vì trong các bài viết, bài nói chuyện, bên cạnh lớp từ thơng thường, dễ hiểu, Người thường điểm thêm những thành ngữ, tục ngữ thích hợp với người nghe, với nội dung và hồn cảnh nói [45, tr.170].
Quả đúng như vậy, trong các tiểu phẩm báo chí, bên cạnh lớp từ khẩu ngữ, hình thức lẩy Kiều, Người còn sử dụng rộng rãi các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung và hồn cảnh nói năng. Những cách diễn đạt này vốn là những hình thức gọt giũa, chứa đựng nội dung súc tích, là kết tinh của trí tuệ quần chúng. Khảo sát các tiểu phẩm báo chí của Hồ Chí Minh, ta nhận thấy có đến hàng trăm thành ngữ, tục ngữ được sử dụng một cách sinh động và sáng tạo. Có trường hợp Người dùng nguyên vẹn các thành ngữ, tục ngữ như:
giả câm giả điếc, giấu đầu hở đi, vỏ qt dày có móng tay nhọn, lửa thử vàng gian nan thử sức, treo đầu dê bán thịt chó, nói thật mất lịng, nói toạc móng heo, vơ đũa cả nắm, chớ để nước đến chân mới nhảy, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ, mồm loa mép giải… Tuy giữ nguyên cách diễn đạt
của dân gian nhưng Hồ Chí Minh dùng chính xác cho từng đối tượng, vấn đề, tạo được những ngữ cảnh phù hợp có hàm ý sâu xa làm cho các thành ngữ, tục ngữ có sự cộng hưởng về ngữ nghĩa. Chẳng hạn, để làm nổi bật bản chất ngoan cố của đế quốc Mỹ, Người viết: “Đế quốc Mỹ lại bị mấy cái tát nữa.
Trong mười năm nay chúng bị nhiều vố đau. Nhưng chết mà nết không chừa, chúng không chịu rút kinh nghiệm” (tiểu phẩm Đốp!Đốp!). Thành ngữ “chết mà nết không chừa” được đặt trong chuỗi các sự kiện trong thế phát triển của
chúng làm cho lối diễn đạt dân gian vừa có nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có cả sự chế giễu lẫn một lời khuyên của người ở tư thế chiến thắng.
Cũng có nhiều trường hợp Người cải biên hình thức diễn đạt dân gian hết sức độc đáo, thể hiện một sự sáng tạo mà chỉ có Người mới làm được. Trong cách dùng của Bác, một số thành ngữ, tục ngữ được thay thế một vài yếu tố nào đó trong cấu trúc. Chẳng hạn, thành ngữ “nhát như cáy” là sự sợ sệt quá mức, thành đớn hèn. Sử dụng lối nói so sánh dân gian nhưng Người
thay yếu tố “nhát” bằng cụm từ “to gan” trong tiểu phẩm Đế quốc Mỹ rúc
xuống hầm: “Các ngài quân nhân Mỹ “to” gan như cáy, chưa tối đã rúc xuống hầm”. Với việc chỉ thay thế một yếu tố của thành ngữ, qua cách xử lí
của Người, nghĩa gốc của thành ngữ khơng những vẫn giữ ngun mà cịn được chồng lên một tầng nghĩa mới, gia tăng sắc thái biểu cảm, có thêm hàm ý châm biếm, mỉa mai. Cách dùng thành ngữ “gan to như cáy” làm cho sự kiện được nói đến hết sức cụ thể, câu văn có giá trị tạo hình cao. Hay khi viết về cuộc sống cơ cực, đau khổ của những người dân Nam Mỹ dưới sự bóc lột của bọn tư bản Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh viết: “tiền lương trả cho cơng nhân đồn
điền rất ít ỏi “ăn khơng no, đói khơng chết” (tiểu phẩm Cuba anh dũng và châu Mỹ latinh). Ở đây thành ngữ “ăn không ngon, ngủ không yên” với ý
nghĩa chỉ sự bất an, lo lắng đã được cải biến thành một thành ngữ diễn đạt cảnh sống khổ sở, long đong của người dân nơ lệ. Việc chuyển “ngủ khơng n thành “đói khơng chết” đã tạo sự bất ngờ và lột tả đúng thực chất hồn cảnh khổ cực của người dân nơ lệ nơi đây.
Có những trường hợp Người lại mạnh dạn thêm yếu tố mới cho các thành ngữ, tục ngữ. Biện pháp này một mặt gây sự chú ý cho người đọc, mặt khác tăng thêm ngữ nghĩa cho thành ngữ, tục ngữ dân gian. Người viết: Trong mỗi khối thì “cá lớn tìm cách nuốt cá bé”” (tiểu phẩm Bọn đế quốc theo đà xuống dốc, Nhân dân 29-10-1960). Ở đây, cụm từ “tìm cách” được đưa thêm
vào giữa câu tục ngữ tô đậm mối quan hệ chẳng tốt đẹp gì giữa khối Thị trường chung do Tây Đức và Pháp cầm đầu và khối Mậu dịch tự do dưới sự chỉ huy của Anh, qua đó chỉ rõ sự khủng hoảng về kinh tế giữa các nước đế
quốc. Chính việc thêm yếu tố theo cách trên làm cho sự kiện báo chí sinh động hơn, rõ nét hơn, ý nghĩa đả kích sâu sắc hơn.
Đơi khi, Người đã khéo léo kết hợp nhiều kỹ năng một cách linh hoạt: vừa tách, đồng thời thêm và thay thế yếu tố cho phù hợp với đối
tượng miêu tả. Nhờ thế mà ý nghĩa của thành ngữ nói một đường làm một
nẻo được thể hiện hết sức cụ thể: “Phái viên Mỹ nói một đường, chó săn
Mỹ sủa một nẻo” (tiểu phẩm Lại chuyện chó Mỹ, Nhân dân 20-1-1966).
Thành ngữ gốc chỉ phê phán sự khơng tương ứng giữa nói và làm, cịn cách diễn đạt của Người nhấn mạnh sự nói năng, những lời tuyên bố bất nhất của các thế lực Mỹ. Sự đối xứng giữa phái viên Mỹ nói với chó săn Mỹ sủa cho ta thấy thái độ khinh bỉ của người viết trước những lời tuyên bố huênh hoang của kẻ thù.
Qua khảo sát tồn bộ các tiểu phẩm của nhà báo Hồ Chí Minh, chúng tơi cịn thấy: có nhiều trường hợp Người đã tiếp nhận rất hiệu quả phép đảo trật tự yếu tố trong thành ngữ, tục ngữ dân gian. Ví dụ, thành ngữ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” vốn để biểu thị tình thế bị động, bế tắc khơng thốt khỏi điều khơng may tất sẽ xảy ra. Trên cơ sở thành ngữ dân gian này, Người đã tạo ra một cách nói hồn tồn mới, thậm chí đối ngược với thành ngữ gốc. Đó là thái độ chủ động, đề phịng sẽ hồn tồn có thể tránh được những điều khơng hay ấy. Người viết: “Đạp vỏ dưa tránh vỏ dừa, nhân dân và cán bộ ta cần biết
những chuyện ấy để ln ln tỉnh táo đề phịng, chống âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng” (tiểu phẩm Cảnh giác đề phòng,
Nhân dân 18-2-1955).
Biện pháp đảo trật tự yếu tố trong cách dùng của Người không phải là ngẫu nhiên, tùy hứng mà có dụng ý sâu xa, thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách giải quyết vấn đề của người viết. Chẳng hạn: “Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Đối với những kẻ lầm đường lạc lối đồng bào ta cần dùng chính sách khoan hồng” (ND 21-2-
1952). Thành ngữ “lầm đường lạc lối” được Bác nhắc lại và lặp lại cùng vói việc đảo trật tự thành tố của thành ngữ “lạc lối lầm đường” một mặt nhấn mạnh dụng ý của Bác, đồng thời không gây sự lặp lại nhàm chán cho người nghe. Như vậy, qua cách dùng của Người, các thành ngữ, tục ngữ dân gian trở nên tinh tế hơn, chính xác hơn và hiện đại hơn.
2.2.3.3. Phiên âm tên giới chức cầm quyền với dụng ý châm biếm
Đây là một đặc điểm sáng tạo trong ngơn ngữ tiểu phẩm Hồ Chí Minh. Hầu như tất cả những nhân vật thuộc giới cầm quyền, những tướng lĩnh quan chức của kẻ thù đều bị Người vạch mặt bằng nghệ thuật giễu nhại khi đặt cho chúng một cái tên đáng cười mà đáng nhớ. Để tạo nên tiếng cười sảng khoái,