6. Bố cục của đề tài
1.2. Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan
1.2.2. Thị trường khách du lịch
Trong giai đoạn chiến tranh và trước khi mở cửa nền kinh tế, ngành Du lịch Việt Nam chủ yếu đón tiếp các đồn khách nước ngồi, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế, ngành Du lịch đã có những bước phát triển rất nhanh chóng cả về lượng khách và nguồn thu từ du lịch. Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thể hiện vai trò là một ngành kinh tế quan trọng.
Năm 2019 được coi là một năm bội thu với ngành du lịch Việt Nam khi đã đón 18 triệu lượt khách du lịch nước ngồi. Theo tính tốn, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm 2018, trong đó, khách đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển tăng 22,7%.[22]
Khách đến từ châu Á chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước. Khách đến từ châu Âu tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ tăng 7,7%; khách đến từ châu Phi tăng 12,2%...
Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng trên 6%). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16%).[22]
Với sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch đã có những bước phát triển đột phá, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước.
Tiếp nối đà tăng trưởng cao 22,7% trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch bước vào năm 2020 đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Du lịch Việt Nam đã kỳ vọng vào một năm thành cơng, vượt chỉ tiêu đón 20 triệu lượt khách quốc tế năm 2020 theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.[22]
Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Việt Nam hồ hởi đón chào khách du lịch quốc tế với sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng trong năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Ngành Du lịch kỳ vọng sẽ đón tiếp khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Lần đầu tiên Việt Nam đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1/2020 với hai triệu lượt khách .
Tuy nhiên đến cuối tháng Hai, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách quốc tế đến
Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; từ quý II đến nay chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Ở trong nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm sốt tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt động nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Theo thống kê, lượng khách quốc tế năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 79,5%; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.000 tỷ đồng, giảm 58,7% - tương đương khoảng 19 tỷ đô-la Mỹ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trên Thế giới cũng như Việt Nam, ngành du lịch đã bị trì trệ, đóng băng trong một thời gian dài. Nhưng sang đến năm 2022, ngành du lịch đã có những khởi sắc và đang dần hồi phục sau thời gian dài chống dịch. Tính chung 2 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 49.200 lượt người, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch, với mục tiêu chung mà du lịch Việt Nam đặt ra là năm 2022 phấn đấu đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt khoảng 60 triệu lượt khách có thể đạt được.[2]