6. Bố cục của đề tài
1.3. Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam
1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại Việt Nam
Từ mơ hình phát triển du lịch của các địa phương trong nước, có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại Việt Nam như:
Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch nhưng việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực này, điều đó làm cho du lịch không thể phát triển bền vững. Vậy nên đồng thời với việc khai thác tài nguyên du lịch các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tơn tạo các tài nguyên du lịch quan trọng như cảnh quan thiên nhiên, các cơng trình và di sản văn hóa của địa phương.
Các mơ hình du lịch đều dựa trên quy hoạch hợp lý của địa phương. Quy hoạch phát triển du lịch phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phát triển du lịch; phân tích, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù hợp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, mơi trường và phải có tính ổn định lâu dài. Có sự triển khai nghiêm túc, nhất quán, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.
Để phát du lịch lâu dài và bền vững, các địa phương cần thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược phát triển du lịch dài hạn. Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các tài nguyên du lịch địa phương cần được đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc và tích cực. Cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch phải được tham gia, được ghi nhận ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án du lịch (được bồi thường thỏa đáng khi bị ảnh hưởng, được hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên
địa bàn, được tham gia và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, được đảm bảo môi trường sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp phần bảo vệ tài ngun, mơi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.
Liên kết, hợp tác để xây dựng chuỗi các dịch vụ có chất lượng hợp lý từ vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống… tại các khu du lịch tập trung để thu hút khách du lịch và tăng thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp. Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nổi tiếng có thương hiệu của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch tham quan.
Tiếp đến, cần hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, cảnh quan… thu hút khách tham quan không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên được một số khái niệm về du lịch, phân loại các loại hình du lịch và các vấn đề liên quan đến du lịch. Ngồi ra, chương này cịn nêu ra một số vấn đề liên quan đến các điều kiện để phát triển du lịch. Qua đó có thể thấy ngồi các tiềm năng về nguồn tài nguyên, lượng khách thì sự quan tâm của Nhà nước đối với du lịch là một bước đệm lớn để du lịch phát triển, điều đó được thể hiện qua các chính sách để thúc đẩy du lịch. Đặc biệt, trong chương này đã nêu ra một số mơ hình du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại Việt Nam, đây cũng là cơ sở để chúng tôi đưa ra các hướng phát triển cho đề tài nghiên cứu này. Các vấn đề được trình bày ở chương 1 là tiền đề để nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƢỜNG HOA QUẢNG LA