Các lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)

5. Bố cục khóa luận

2.2 Tiềm năng du lịch giá trị văn hóa nhân văn tại huyện Can Lộc, tỉnh

2.2.2 Các lễ hội truyền thống

2.2.2.1 Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trị khơng nhỏ trong đời sống xã hội. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tơn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần”, những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lịng tri ân cơng đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Do vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Cả hai phần đó đều có sức thu hút cao đối với khách du lịch. Riêng phần hội có sự tham gia đông đảo của cư dân địa phương..

Những năm gần đây, trong bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn

19

hóa của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó lễ hội truyền thống cịn có nhiều mặt tiêu cực, nhiều thành phần lợi dụng bản sắc văn hóa dân tộc để kiếm lời cho riêng mình. Điều đó làm mất đi bản sắc dân tộc và ảnh hưởng xấu đến giá trị của văn hóa.

2.2.2.1 Các lễ hội truyền thống ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh a. Lễ hội chùa Hương Tích

Nằm trên lưng chừng động Hương Tích một trong bảy ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Hồng Lĩnh, Chùa Hương Tích ở độ cao khoảng 550m so với mực nước biển. Chùa Hương Tích - tên chữ là Hương Tích Tự, thuộc địa phận xã Thiên Lộc - huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh. Từ xưa, Hương Tích Tự nổi tiếng là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, chùa được xây dựng trên động Hương Tích thuộc danh sơn Hồng Lĩnh với bao hình khe, thế núi đẹp tuyệt vời. Đồng thời Hương Tích Tự hấp dẫn, thu hút mọi người bởi đây là cõi Phật. Từ xa xưa đã đưa đến cho mọi người những giây phút tĩnh tâm, hướng về cõi siêu linh, tĩnh độ. Khách về Hương Tích quanh năm vừ hưởng ngoạn cảnh non cao núi biếc, vừa vào chùa đắm mình trong những câu chuyện huyền sử về nguồn gốc của chùa, chuyện công chúa ba Diệu Thiện và thắp nén hương cầu xin chư phật phù hộ độ trì cho cuộc sống được may mắn, tốt đẹp. Hương Tích Tự là địa chỉ hấp dẫn, linh thiêng của du khách và phật tử khắp nơi.

Chùa Hương Tích bao gồm các điện thờ, ban thờ và am thờ. Qua khỏi cổng chùa là một vùng đất nhỏ có một số bát hương gọi là Bãi Chợ. Theo quan niệm của nhà Phật, đây là chợ âm phủ, nơi gặp gỡ của các linh hồn. Trước khi lên chùa, các đạo hữu và du khách thắp hương an ủi và gửi gắm đức tin.

Quý khách từ Bãi Chợ, bước lên những bậc đá để lên chùa. Đầu tiên là nhà Bái Đường và Chùa Thượng - nơi thờ các tượng phật. Về phía trái nhà bái đường (phía Tây) là Nhà thờ Tổ - nơi thờ các đức Thánh và các sư trụ trì đã viên tịch. Phía phải (phía Đơng) nhà Bái Đường là ban chúng sinh (Hàn Lâm

20

Sở), nơi cúng cô hồn, tượng thần hổ và Am Thánh Mẫu. Ở phía trên là Am Diệu Thiện (Am Phật Bà) - nơi Diệu Thiện hố Phật.

Ngồi các am thờ và các ban thờ nằm gần nhau tạo thành một quần thể, về phía Tây, cách khoảng 300m có giếng trời- cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của chùa và Am Dược sư - nơi trú ngụ của Triệu Chấn khi đến Ngàn Hống tìm thuốc trị bệnh cứu người. Về phía Bắc đi lên khoảng 30 phút là nền Trang Vương - địa điểm xây dựng chùa đầu tiên, là nơi Trang Vương lập tự.

Chùa Hương Tích từ xa xưa là chốn nổi tiếng linh thiêng. Ai sống trên cõi đời có những buồn đau, gập gềnh, oan trái thường về chùa, trước là thắp nén hương cầu xin chư Phật, cầu xin bề trên cho cuộc sống bằng an, vơ lượng, xã hội thái bình thịnh trị.

Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương Chùa Hương Tích đã xây dựng hệ thống cáp treo dài gần 1km. Đây là hệ thống cáp treo hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2010 để phục vụ du khách thập phương. Chùa đã được trùng tu khang trang, vững chãi, trở thành nơi các đạo hữu gửi gắm ước vọng của mình với cõi linh thiêng. Khách thập phương về chùa quanh năm, nhưng tấp nập nhất là vào đầu năm, cuối năm, đặc biệt là vào hội chùa 18/2 âm lịch. Thường thường đầu năm, các thiện nam, tín nữ lên chùa, bằng tấm lịng thành thường làm các lễ nghi cầu lộc, cầu tài, cầu yên, cầu tự. Cuối năm về chùa tạ ơn bề trên đã giúp ta trong năm mọi điều suôn sẽ, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đầu mùa xn, vào ngày cơng chúa Diệu Thiện hố Phật (18/2) nhà chùa mở hội chính. Đây là dịp khách về chùa thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của Chùa Hương giữa cảnh non cao, núi biếc vừa hướng về cõi Phật để lịng ta có đức tin mà vững bước trong cuộc đời. Đồng thời ngày hội chùa là dịp để chúng ta gặp gỡ bạn bè và cùng nhau thưởng thức những nghi lễ và trị chơi mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, Chùa Hương là chốn linh thiêng đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cho khách thập phương.

21

Thời gian qua đi thì những ghi chép, truyền ngơn xung quanh Hồng Lĩnh và Chùa Hương Tích càng hằn sâu vào ký ức văn hố của mọi người, có sức sống mãi mãi trường tồn và thăng hoa tột đỉnh. Vừa là chốn linh thiêng, vừa là thắng cảnh tuyệt đẹp, Hương Tích Tự mang vẻ đẹp lung linh, bí ẩn là lời mời gọi hấp dẫn, quyến rũ đối với khách thập phương gần xa, xứng danh “ Hoan Châu đệ nhất danh lam”.

Với sự linh thiêng của chùa, vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên, nhiều năm lại nay, lượng du khách và đạo hữu đến với Hương Tích ngày càng tăng. Năm 2019, Chùa Hương Tích đã thu hút được trên 16 vạn lượt du khách. Cùng với đó, nguồn lực đầu tư, tơn tạo, nâng cấp khu di tích được huy động từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa của đạo hữu cũng ngày càng tăng.

Tính đến nay, có trên 300 tỷ đồng được đầu tư xây dựng, tơn tạo Chùa Hương Tích, trong đó Tập đồn An Viên và Tập đồn Vingroup đã hồn thành việc trùng tu, tơn tạo Trang Vương với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng; Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng tồn diện tiểu vùng sơng Mê Cơng mở rộng của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hoàn thành giai đoạn 1 với nguồn vốn 120 tỷ đồng đầu tư vào Chùa Hương. Đây là những kết quả rất đáng phấn khởi cho điểm du lịch văn hóa tâm linh trọng điểm của Hà Tĩnh.

b.Lễ hội Chân Tiên

Từ thị trấn Nghèn rẽ về hướng Đông theo đường liên huyện 18km, chúng ta bắt gặp một ngơi chùa có kiến trúc hài hịa, cảnh trí nên thơ nằm trong địa phận xã Thịnh Lộc, sát bờ Biển Đơng. Đó là chùa Chân Tiên thờ Phật Tổ và Thánh Mẫu. Chùa nằm trên núi Tiên Am. Đứng trên chùa nhìn xuống xung quanh thơng mọc tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xanh tươi bốn mùa. Cách chùa Chân Tiên 5km về phía Đơng trên một tăng đá hoa cương có hình dấu chân người. tương truyền đây là dấu chân Tiền để lại sau khi xuống chốn trần gian này ngoạn.

Lịch sử chùa Chân Tiên vừa là nơi hội họp của các tổ chức, cơ sở 22

Đảng. Hơn thế nữa, nơi đây còn trở thành địa điểm in ấn, truyền đơn, tài liệu an toàn của Tổng bộ và Chi bộ Đảng ở vùng Hạ Can Lộc. Khi các thông tin mật được in xong sẽ được cất giấu trong tượng Phật và ở khe đá 12 cửa cách chùa 10m về phía Đơng. Như vậy, với vị trí thuận lợi chùa Chân Tiên đã trở thành căn cứ lịch sử quan trọng. Nơi đây đã góp phần vào thắng lợi của nhân dân trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931. Điều này đã trở thành niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.

Chùa Chân Tiên nhanh chóng gây ấn tượng với du khách bởi lối thiết kế lạ và không kém phần độc đáo. Chùa gồm hai ngôi với quy mô cụ thể như sau:

Ngôi bên trái thờ Phật Tổ được xây dựng kiên cố với cấu trúc tứ trụ, tổng diện tích là 50,2m2. Cơng trình gồm ba gian, lợp ngói âm dương, tường bao quanh ba mặt. Phía trước có 3 chữ Hán ghi “Chân Tiên Tự”, hai bên chùa có tượng quan văn, quan võ.

Ngơi bên phải thờ Thánh Mẫu có tổng diện tích là 56m2 gồm ba phần là Thượng Điện, Trung Điện và Bái Đường.

Thượng Điện: Trước cửa có 4 chữ Hán “Thiên Hạ Mẫu Nghi” cùng hình chim phượng đang giang cánh bay lên. Giữa đỉnh nóc có hình mặt nguyệt, bốn góc mái là hoa lá, rồng bay xung quanh.

Trung Điện: Nơi đặt đồ tế lễ và hóa hương của khách tới viếng. Bên trong có 8 con hạc chầu, 2 con hổ phù.

Bái Đường: Phía trước có 3 chữ Hán “Tạ Phúc Đường”, 4 cột nhà treo câu đối ca ngợi công đức Thánh Mẫu.

Trong chùa Chân Tiên có tới 14 tượng Phật làm bằng gỗ mít, 1 bàn thờ,

1 lư hương, 1 hương án, trống, mõ. Bốn phía xung quanh của chùa đều là ảnh đẹp và mang dấu ấn lịch sử. Đặc biệt, nơi đây cịn ẩn chứa câu chuyện tâm linh kỳ bí, hấp dẫn.

Lễ hội chùa Chân Tiên được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày với nghi thức dâng hương tế lễ. Tới đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, tham gia và hiểu thêm về văn hóa tâm linh

23

của Hà Tĩnh.Ngồi ra, du khách cịn được tận hưởng các hoạt động giao lưu văn hóa sơi nổi khác như đua thuyền trên Bàu Tiên, thả diều, cắm trại... hay chứng kiến cuộc thi đấu vật truyền thống, kéo co, đánh cờ thẻ sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm khó quên.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w