Các làn điệu dân ca truyền thống

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

5. Bố cục khóa luận

2.2 Tiềm năng du lịch giá trị văn hóa nhân văn tại huyện Can Lộc, tỉnh

2.2.4 Các làn điệu dân ca truyền thống

2.2.4.1 Hát Ví, Giặm

Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã khơng ngừng phát triển cả về bề rộng, bề sâu, trở thành bản sắc riêng có của nhân dân . Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa. Các lối hát, vì vậy, được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đị đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm

27

khuyên,…Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là Dân ca Ví, Giặm.

Ca từ dân ca Ví, Dăm xuất phát từ những thứ bình dị và rất đỗi gần gũi với đời sống hằng ngày. Xuất phát từ những câu hát à ơi ru con của người mẹ, đám trẻ con chơi đùa trên đơng, những bản tình ca của đơi trai gái u nhau. Tất cả đã tạo nên những câu hát Ví, Dặm làm cho người nghe thêm yêu quê hương mình hơn.

Được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng, nhiều câu lạc bộ mới được hình thành, nhiều cuộc thi hát dân ca Ví, Giặm các cấp: địa phương, cấp tỉnh và cấp vùng đã được tổ chức. Ví, Giặm cũng được thực hành phổ biến trong các cuộc vui, liên hoan văn nghệ, giao lưu giữa các nhóm cộng đồng và trình diễn nghệ thuật trên sân khấu. Ví, Giặm ngày càng gắn liền với lối sống và tập quán của cộng đồng người dân Can Lộc, có sức sống mạnh mẽ trong đời sống đương đại, tiếp tục được trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị bằng nhiều biện pháp như: nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu Dân ca Ví, Giặm ; tổ chức truyền dạy trong cộng đồng và trong trường học; quảng bá và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức giao lưu, liên hoan giữa các cộng đồng ở trong nước, quốc tế và phát huy các giá trị của Dân ca Ví, Giặm gắn với phát triển du lịch…

2.2.4.2 Hát phường vải Trường Lưu

Hát phường vải gồm ba chặng: Thứ nhất là hát dạo; Thứ hai là hát đố, hát đối; Thứ ba là hát mời, hát xe dun và hát tiễn. Hình thức sinh hoạt này có mơ hình ổn định; về thời gian, từ chập tối đến nửa đêm; về khơng gian, trong nhà ngồi ngõ hoặc sân; Về đối tượng nữ vừa quay xe kéo vải vừa hát, nam đứng ở ngõ hoặc sân để hát; Về nội dung là hình thức hát giao duyên với các hình thức hát qua lại, vấn đáp, đố giảng, đối chọi và xem kết. Hình thức văn nghệ “ tự túc” này dần dà đã trở thành bà mối nam thanh nữ tú gửi gắm những khao khát hạnh phúc lứa đôi và cả những băn khăn về

28

phận người, quê hương.

Người Trường Lưu xưa và nay tự hào vì trên mảnh đất này, bên khung cửi- một không gian lao động đặc thù của người dân đã sản sinh ra hát phường vải. Tuy vậy, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, con người, một thời gian khá dài hát phường vải ở đất Trường Lưu bị lãng quên. Từ khi có Nghị quyết TƯ V (khóa VIII) về “phát triển văn hố tiên tiến đậm đà bản sắc dân t ộc”. Trường Lưu, Can Lộc đang nỗ lực từng bước khôi phục nét sinh hoạt văn hóa dân gian này. Trong ba năm trở lại đây, hát phường vải là một yếu tố văn hóa phi vật thể được xã Trường Lưu quan tâm nhằm bảo tồn và phát triển, trở thành một hoạt động giao lưu văn hóa tinh thần của người dân. Khách du lịch đến Trường Lưu có thể hịa mình vào tiếng hát giao duyên giữa những đôi trai gái, cảm nhận được sự hồn nhiên, trong sáng của tình cảm lứa đơi nơi thơn quê.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w