.Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 72 - 74)

3.2 .Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang

3.2.4 .Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử. Xác định và thiết lập các loại hình tham quan trong hành trình để thu hút khách du lịch. Tại các điểm du lịch, cần hình thành các loại hình dịch vụ du lịch để bổ sung và đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách, tạo ra sản phẩm đặc biệt khác biệt, kích thích và tăng nhu cầu mua sắm của du khách. Đối với sản phẩm du lịch sinh thái, ngoài việc quan tâm đến giá trị tài nguyên sẵn có, cần có chính sách, phương hướng phát triển đồng bộ, bền vững. Với sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử tâm linh, chúng tôi tập trung đầu tư, trùng tu, phục hồi, tôn tạo nhằm mục tiêu bảo vệ và phát triển.Đối với du lịch cộng đồng, cần có kế hoạch đầu tư tập trung để tìm ra làng du lịch cộng đồng thực sự tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách. Khách nội địa có nhu cầu lớn về du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cuối tuần, tham quan, mua sắm, quá cảnh, đi công tác, nghiên cứu khoa học,...

Các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao đang phát triển theo các hướng sau:

-Du lịch văn hóa: du lịch di sản, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa và lối sống của các dân tộc vùng Đông Bắc , ẩm thực,lễ hội...

-Du lịch sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần ...

-Du lịch biên mậu: Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)...

3.2.5.Giải pháp về công tác giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch.

Xây dựng, triển khai chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả

60

trong nước và quốc tế. Dựa trên tiềm năng, lợi thế và sản phẩm du lịch, tỉnh cần tập trung xây dựng Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang phù hợp, trong đó xác định cụ thể các hoạt động sự kiện xúc tiến quảng bá gắn với từng thị trường, đồng thời tổ chức triển khai thường xuyên và mạnh mẽ các chiến dịch xúc tiến du lịch Hà Giang tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trong nước và quốc tế.

Xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả ở trong và ngoài nước để giúp các doanh nghiệp du lịch của tỉnh tiếp cận và thâm nhập được thị trường, thu hút khách du lịch hiệu quả.

Đẩy mạnh marketing thông qua điện tử để quảng bá, review du lịch Hà Giang. Cần tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến du lịch, nhất là trong công tác thống kê, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến du lịch của tỉnh (ảnh, video clip, các tài liệu giới thiệu về điểm đến, khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh, các ấn phẩm điện tử, cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch…), kết nối cơ sở dữ liệu du lịch với các điểm đến, khu, điểm du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch: Thúc đẩy liên kết giữa Hà Giang với các tỉnh trong vùng Đông Bắc và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ để ITE- HCMC tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hội chợ du lịch quốc tế, tùy theo nguồn lực có thể tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn như ITB’Berlin, WTM Anh, JATA Nhật Bản, ..

Tập trung hồn thiện cổng thơng tin điện tử xúc tiến du lịch Hà Giang với nhiều ngôn ngữ để cung cấp và cập nhật thường xun thơng tin, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến, các trải nghiệm du lịch hấp dẫn tại các khu, điểm du lịch của tỉnh để tạo điều kiện cho khách tra cứu tìm hiểu thơng tin về

61

điểm đến Hà Giang trước chuyến đi. Xây dựng ứng dụng xúc tiến du lịch Hà Giang cho các thiết bị di động (mobil app) và tăng cường quảng bá điểm đến Hà Giang trên các mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, Instagram…; tổ chức các chiến dịch quảng bá, các cuộc thi ảnh, clip về các điểm đến, sản phẩm du lịch Hà Giang. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá trên các nền tảng số của các phương tiện truyền thơng khác như như truyền hình, phát thanh, các báo điện tử trong và ngoài nước; tăng cường hợp tác với các hãng cơng nghệ trong và ngồi nước (agoda, booking , G2J,…các đại lý du lịch bán trực tuyến lớn) để quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w