3.2 .Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang
3.2.2 .Giải pháp về tổ chức quản lí hoạt động du lịch văn hóa
3.2.2.1.Cơ chế chính sách
Đối với khách du lịch: Khách du lịch nên có quy định của địa phương để thực thi trong thời gian lưu trú tại Hà Giang. Cần phải truyền tải các thông điệp về môi trường đối với du khách thông qua đội ngũ những người phục vụ du lịch, đội ngũ thuyết minh viên là người dân địa phương. Nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường các điểm du lịch của địa phương cho du khách. Cần quy định rõ những yêu cầu đặt ra đối với du khách khi đến tham quan, du lịch tại Hà Giang, đặc biệt là vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường, tơn trọng thói quen sinh hoạt và truyền thống văn hóa của người dân địa phương.
Đối với Ban quản lý du lịch: cần sớm thành lập Ban quản lý du lịch văn hóa, có những cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc. Hà Giang là địa điểm du lịch còn khá trẻ, đang trong quá trình phát triển nên cần thường xuyên mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành về phương thức
57
quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ làm việc tại Ban quản lý. Đối với cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch: trước khi tham gia làm du lịch, hầu hết người dân Hà Giang sống chủ yếu bằng nghề nông nên khi làm du lịch cần có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng dân cư như: hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở. và các cơ sở sản xuất; mở các lớp tập huấn miễn phí các kỹ năng du lịch cơ bản, tuyên truyền, giáo dục các nguyên tắc làm du lịch cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, tài nguyên du lịch nhân văn cho người dân để họ phục vụ, nhắc nhở du khách trong chuyến tham quan, nghỉ lễ; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm trong quá trình truyền dạy giáo dục về các yếu tố tự nhiên và môi trường.
3.2.2.2.Tổ chức quản lý
Về cơng tác quản lý làng văn hóa du lịch tại tỉnh Hà Giang quan trọng nhất là phải có sự đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành, giữa chính quyền và người dân về các nội dung quy hoạch và các chính sách đề ra. Hiện nay quản lý du lịch tại Hà Giang là các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, để khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ngày càng hiệu quả hơn cần xây dựng một Ban quản lý du lịch cộng đồng bao gồm đại diện của chính quyền địa phương đại diện của những người dân tham gia kinh doanh và phát triển du lịch cộng đồng cùng nhau, thông qua việc bầu cử một cách dân chủ. Điều này giúp cho đội ngũ quản lý đưa ra những nội dung phát triển phù hợp, thiết thực nhất cho sự phát triển du lịch tại Hà Giang
Ban Quản lý Du lịch Văn hóa, ngồi việc quyết định và đưa ra phương thức điều hành hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Giang, cũng cần quản lý doanh thu tài chính và các vấn đề quản lý khác của du lịch cộng đồng, chẳng hạn như các cuộc họp và thảo luận với các bên liên quan thay mặt cho cộng đồng và giám sát sự phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó phù hợp với các mục tiêu chính sách trong chương trình nghị sự đã thống nhất.
Ban quản lý sẽ họp thường niên để xử lý những vấn đề ảnh hưởng đến
58
cộng đồng, đưa ra các quy định chung đối với các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cũng như quy định đối với khách du lịch khi tới tham quan, lưu trú.