Trang phục truyền thống nữ

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 35 - 38)

8. Nội dung đề tài

2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa

2.1.3.2. Trang phục truyền thống nữ

Trang phục phụ nữ H’mơng đen gồm có: khăn, áo trong, áo ngồi, quần, xà cạp, giầy dép, túi đeo. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, trang phục phụ nữ H’mơng đen có những điểm khác biệt. Phụ nữ H’mơng đen ở Sa Pa, Lào Cai quấn khăn thành vòng tròn lớn trên đầu, trên khăn ít trang trí hoa văn. Áo trang trí ở giữa ống tay những khoanh vải màu, quần ống rộng, ngắn. Trang phục của họ chủ yếu là chàm sẫm.

Áo của phụ nữ H’mơng đen gồm có áo trong dài tay và áo khốc ngồi cộc tay: Áo trong của phụ nữ H’mông đen may bằng vải lanh nhuộm chàm, áo dài kín mơng, dài tay, xẻ ngực, khơng đơm khuy, được may từ bốn mảnh vải, khổ vải rộng từ 30 đến 40cm, chiều dài gấp đôi chiều dài thân áo, gập đôi lại thành thân trước và thân sau. Chiều dài của thân áo thường được tính từ ngang vai đến giữa đùi (tuỳ theo chiều cao người mặc có thể dài hơn hoặc ngắn hơn). Cổ áo trong là một mảnh vải lanh nhuộm chàm hình chữ nhật được cắt rời sau đó ghép vào thân áo. Cổ áo may hai lớp, khổ vải rộng khoảng 9cm, dài từ 45cm. Quanh cổ áo được thêu một đường chỉ màu hồng và khơng can thêm mảnh vải có thêu hoa văn ra bên ngồi như cổ chiếc áo khốc. Trên chiếc áo dài thường có

27

hai màng hoa văn chủ đạo trên tay áo, mảng hoa văn này không thiếu trực tiếp lên tay áo mà được đáp thêm vào.

Chiếc áo khốc ngồi của cả nam và nữ có kiểu dáng tương tự nhau và đều là loại áo xẻ ngực, chỉ khác nhau ở độ xẻ của tà áo. Áo của nữ xẻ tà cao hơn áo của nam, áo khốc bao gồm cổ áo và thân áo, khơng có tay. Áo ngồi của phụ nữ H’mông đen may bằng vải lanh nhuộm chàm, chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc để mặc đẹp hơn. Áo kiểu xẻ ngực, không đơm khuy, may kiểu gi lê, xẻ tà gần sát nách. Ảo gồm hai lớp, lớp trong màu trắng, lớp ngoài màu chàm đen. Toàn bộ đường gấp mép ở nẹp, nách áo, tà áo và gấu áo được trang trí các đường viền bằng chỉ màu trắng, Cổ áo khoác giống với cổ của áo trong nhưng quanh cổ áo không thêu đường chỉ màu hồng và can thêm mảnh vải có thêu hoa văn và ghép vải ra bên ngồi, mảng hoa văn ở cổ có chiều rộng khoảng 10 đến 13cm, chiều dài thường dài hơn chiều rộng của áo bằng 32cm. Phần đáng chú ý là chiếc cổ áo được thêu hoa văn khá cầu kỳ, được trang trí hoa văn bằng kỹ thuật thêu chỉ mầu, với đồ án hoa văn gồm các hình hoa văn như hình hoa dưa, hoa văn xốy ốc, hình rắn giun... Hoa văn trên cổ áo là một dải băng ngang, được thêu hoa văn xen với mơ típ đường thẳng song song, các băng hoa văn theo quy luật đối xứng. Theo nghệ nhân Giàng Seo Gà - Giám đốc Trung tâm Văn hóa thị xã Sa Pa cho biết: Ngồi ý nghĩa trang trí, măng hoa văn trên cổ áo của nữ giới còn mang ý nghĩa như một bức liên lạc của hai vợ chồng người H’mơng trước đây vì trong q trình lịch sử người H’mơng bị người Hán đàn đáp chạy khắp nơi, vợ chồng, cha con ly tán, họ gặp nhau nhưng khơng thể nói chuyện, thơng tin cho nhau nên chỉ có thể gửi gắm thơng tin qua các hình vẽ hoa văn trên cổ áo. Vì vậy, hoa văn thêu trên cổ áo bao giờ cũng được định ở mặt sau cổ áo và khi mặc họ sẽ dựng cô áo lên để lộ mảng hoa văn trang trí. Ngồi ra, hai bên tay áo cịn được trang trí các mảng hoa văn nối với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau. Chính này tạo ra sự khác biệt về trang phục giữa người H’mơng đen với người H’mơng trắng đồng thời có tác dụng bảo vệ cổ của người mặc, tránh nắng vào mùa hè và giữ ấm cho cổ vào mùa đông. Đồng bào quan niệm, một chiếc áo đẹp phải được làm từ loại vải lanh có

28

độ bóng cao, cổ áo, tay áo phải được ghép những mảng hoa văn đẹp, cân đối tạo ra sự hài hoà cho người mặc. Ngoài ra, các đường viền mép ở gấu áo, ống tay, đường xẻ tà phải được khâu cẩn thận bằng loại chỉ tơ tằm. Tuy tồn bộ trang phục của người H’mơng đen khơng thêu nhiều hoa văn rực rỡ như các nhóm H’mơng khác nhưng nó vẫn mang một vẻ đẹp rất riêng.

Quần: Ở Sa Pa xưa kia, đồng bào mặc váy nhưng nay chuyển sang mặc quần, phụ nữ H’mông đen ở Sa Pa khác với phụ nữ H’mông đen ở một số nơi khác là mặc quần cộc, họ chuyển sang mặc quần bởi vì do thời tiết nơi đây khá lạnh khơng thích hợp cho việc mặc váy. Quần là một trong những thành tố quan trọng trong bộ y phục của nữ giới. Có tác dụng che đậy, bảo vệ nửa dưới của cơ thể. Quần gồm các bộ phận sau: cạp quần, đũng quần, ống quần, gấu quần. Quần của phụ nữ H’mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai may bằng vải lanh nhuộm chàm đen hoặc bằng loại vải nhung đen, kiểu chân què, cạp lá toạ, đũng rộng, ống rộng hơn 30cm và khi mặc quần chỉ cộc đến ngang đầu gối. Cạp quần vắn chặt là miếng vải màu xanh rộng khoảng 9cm, một nửa cạp phía dưới được trang trí in hoa văn nét liền trơn và chấm tròn bằng sáp ong. Khi mặc, quần sẽ bị che đi bởi chiếc áo dài, phần dưới của quần để nguyên một màu đen. Chiếc quần của người phụ nữ H’mông đen chủ yếu là màu xanh chàm, màu nâu và màu đen hiện nay khơng trang trí hoa văn. Theo ơng Vàng A Dế, 60 tuổi, thôn Can Ngài, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa thì trước đây, trong thời gian trước cách mạng tháng tám, phụ nữ H’mông đen vẫn mặc váy nhưng kể từ sau cách mạng tháng tám, phụ nữ H’mông đen không mặc váy nữa mà chuyển sang mặc quần. Chính vì vậy mà chiếc váy cho đến nay hầu như chỉ còn được mặc khi sinh con và mặc lúc chết, chiếc váy của phụ nữ đã thay thế hoàn toàn bằng chiếc quần cộc đến đầu gối.

Phụ kiện: Nói đến trang phục của phụ nữ H’mơng đen không thể thiếu được chiếc thắt lưng. Đồng bào quan niệm, đeo thắt lưng là thể hiện sự duyên dáng cho người mặc và làm tôn thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ đồng thời cũng làm cho các thiếu nữ H’mơng có được một vóc dáng đẹp hơn, tạo nên đường cong mềm mại cho cơ thể người phụ nữ. Ngồi ra bên cạnh đó, trong trang phục

29

của họ cịn bao gồm khăn, giày dép, túi đeo và đồ trang sức. Tất cả đều được chế tác một cách tỉ mỉ bằng nhiều hoa văn, hoạ tiết đẹp mắt, từ đó đã góp phần tạo nên một nét độc đáo riêng biệt cho người phụ nữ H’mông đen ở Sa Pa.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w