8. Nội dung đề tài
3.1. nghĩa của trang phục truyền thống của người H’mông đen
3.1.1. Phản ánh tư duy kỹ thuật thủ công
Trang phục là kết quả của một quy trình sản xuất thủ cơng, với các công đoạn từ khâu tước vỏ lanh, nối lanh, rồi cuộn lại từng cuộn. Để có được sợi lanh màu trắng, đồng bào phải cho vào nước tro, ủ, giặt, luộc sợi, kéo sợi dệt vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn, may quần áo. Các bước để làm ra trang phục đều được tiến hành bởi đôi bàn tay của người phụ nữ, gắn với hoạt động của từng gia đình, đó là q trình lao động thủ cơng, để có thể tạo ra một bộ trang phục, đồng bào phải trải qua quá trình lao động sáng tạo lâu dài với lối tư duy kỹ thuật đạt đến trình độ cao của người H’mông đen.
3.1.2. Phản ánh mỗi quan hệ của người H’mông với môi trường sống
Người H’mông đen cư trú trên các sườn núi cao, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng trọt, trải qua nhiều thế hệ, đồng bào H’mông đen đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về điều kiện với trường tự nhiên để thích ứng cho phù hợp. Đồng bào biết khai thác các nguồn lợi tự nhiên có sẵn để phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng và trang phục H’mơng đen được hình thành từ đó. Trang phục là những thứ cần thiết để đồng bào chống rét, bảo vệ cơ thể nên quần áo phải đảm bảo độ dày nhất định, đồng bào chọn cây lanh “mangx” là nguồn nguyên liệu chính tạo ra vài may quần áo, bởi ưu điểm của loại cây này rất thích hợp sống ở những nơi núi cao, có độ dốc lớn, sợi lanh qua chế biến có sức dẻo dai, co dãn, khi mặc có tác dụng giữ nhiệt về mùa đơng, thống mát và thấm mồ hội về mùa hè.
Như vậy, với địa danh Sa Pa nổi tiếng là một trung tâm nghỉ mát và du lịch của cả nước, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ vào mùa hè nhưng rất
47
lạnh vào mùa đông, thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây những nguồn lợi ưu đãi to lớn về mọi mặt nhưng đồng thời thiên nhiên cũng là lực lượng thường xuyên đe dọa cuộc sống tộc người. Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy, cùng với các yếu tố văn hóa vật chất khác, trang phục đã góp phần quan trọng trong việc thích ứng của con người với môi trường. Trang phục truyền thống đã thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên và đời sống của người H’mông đen.
3.1.3. Phản ánh đời sông kinh tế xã hội của người H’mông
Trải qua nhiều thế hệ, người H’mơng đen đã tích lũy cho mình một kho tàng kinh nghiệm phong phú về thích ứng, cải tạo và khai thác phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ đã biết tận dụng nguồn lực phẩm, có sẵn trong tự nhiên để duy trì sự sống. Họ sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, với nền kinh tế cung tự cấp là chủ yếu, nghề trồng trọt làm nương rẫy là chính, kết hợp với săn bắt, hái lượm. Từ cỏ cây trong thiên nhiên, người H’mông đen đã biết trồng cây lanh (manga) để lấy sợi dệt vải và trồng cây chàm (gangx) để làm thuốc nhuộm, lựa chọn cây rừng để làm khung dệt vải... họ đã sáng tạo, làm ra cái mặc, chống lại mùa đông giá rét ở vùng núi cao, đem lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè. Trang phục chính là kết quả quá trình cần cù lao động, tư duy sáng tạo của người H’mông đen trong việc chế tạo ra quần áo mặc.
Trong cộng đồng người H’mông đen ở Sa Pa tỉnh Lào Cai, việc phân công lao động rất rõ dàng giữa các thành viên, tuỳ theo độ tuổi và theo giới. Trong gia đình, người nam giới khơng chỉ gánh vác mọi cơng việc nặng nhọc mà cịn rất giỏi trong việc làm mộc, làm thợ rèn, chạm bạc... Đối với phụ nữ, ngồi cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái họ cịn làm nương, xe lanh, dệt vải, thêu thùa may quần áo cho các thành viên trong gia đình. Chính từ sự phân công lao động như vậy mà các em bé gái H’mông đen ngay từ rất nhỏ, từ khi lên bảy, lên tám tuổi đã được các mẹ, các chị dạy cho cách làm quen với việc may vá, lớn lên các em có đủ khả năng tự tạo ra những bộ quần áo đẹp cho mình và cho những người thân trong gia đình. Phụ nữ H’mơng đen rất giỏi khâu vá, thêu thùa,
48
se lạnh, dệt vải, hễ họ có thời gian họ lại ngồi vào khung dệt, họ thêu ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà đôi tay họ rảnh, những giây phút thì ngơi mỗi khi trên đường lên nương, xuống chợ... bàn y của họ luôn thấm đẫm màu chàm. Như vậy, trang phục đã góp phần phản ánh nền kinh tế nông nghiệp của người H’mông đen, thể hiện tư duy sáng tạo qua nhiều thể hệ, tiếp nổi nghề dệt vải của đồng bào, cùng với sự phân công lao động trong xã hội của họ, cho thấy phụ nữ H’mông đen là chủ nhân sáng tạo và làm ra trang phục cho bản thân và các thành viên trong gia đình, là căn cứ để đánh giá khả năng lao động và đức tính cần cù của phụ nữ H’mơng đen. Từ đó cho thấy, vai trị của người phụ nữ trong gia đình được đánh giá cao, với kỹ thuật từ trồng cây nguyên liệu, kỹ thuật cắt may, trang trí để tạo ra được bộ trang phục, được người phụ nữ trao truyền qua các thế hệ, góp phần tạo lập và củng cố mối quan hệ, trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục.
3.1.4. Là sản phẩm văn hóa tạo nên đặc trưng văn hóa
Thơng qua trang phục chúng ta có thể hình dung ra cuộc sống sinh hoạt và văn bản của cộng đồng dân tộc H’mông đen vào những dịp lễ tết, hội hè đặc biệt trong lễ hội “Gầu tào”, nam nữ H’mông đen luôn tự hào khoe vẻ đẹp trong những bộ trang phục mới nhất, lộng lẫy nhất của họ. Đối với người lớn tuổi, họ thường mặc quần áo đẹp để đi chơi, thăm hỏi nhau về sức khỏe, về gia đình, cịn đối với nam nữ thanh niên, mặc quần áo mới để đi tìm hiểu bạn trai, bạn gái làm chồng làm vợ sau này. Vào ngày cưới, cô dâu mặc bộ quần áo đẹp nhất, lộng lẫy nhất khi về nhà chồng. Không chỉ vậy, mỗi người H’mơng đen thường chuẩn bị sẵn cho mình một bộ váy ảo đẹp nhất để mặc khi mất đi về với tổ tiên.
Có thể nói, trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa vật chất tiêu biểu, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người. Chính vì thế, người phụ nữ H’mơng đen rất chú ý đến việc trồng lanh, dệt vải. Hình ảnh người phụ nữ chăm chỉ cần mẫn bên khung dệt đã trở thành hình ảnh quen thuộc, trở thành nét đẹp chung của phụ nữ H’mông đen. Thông qua trang phục, người H’mông đen đã bảo lưu, gìn giữ phản ánh đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
49
3.1.5. Mang giá trị thẩm mĩ
Đó là sự kết hợp hài hịa về nghệ thuật tạo hình và việc xử lý các đồ án hoa văn, màu sắc và bố cục theo phong cách riêng, sử dụng trang trí trên trang phục rất đa dạng. Nghệ thuật tạo dáng của trang phục, nhất là một phong cách rất riêng, sử dụng trang trí trên trang phục trang phục nữ là nơi tập trung những quan điểm thẩm mỹ, sự tài hoa, phản ánh đặc trưng tộc người. Với lối cắt kiểu áo dài, xẻ ngực, thắt lại ở băng dài thắt lưng ở bụng tạo cho thân hình của người phụ nữ có độ cong nhất định, nổi bật dải hoa văn ở phía sau, tay áo trang trí ghép vải đan xen các mảng trơn, mảng nổi (thêu), màu sắc trang trí được thể hiện tinh tế, hài hịa, bố cục thành dài. Các mơ típ hoa văn về động vật, thực vật trang trí trên áo, thắt lưng, váy là những hoa văn sinh động. Cùng với y phục, đồ trang sức đi kèm rất đa dạng và chủng loại, mẫu mã, được các nghệ nhân dân gian chạm khắc lên các sản phẩm của mình, bằng con mắt thẩm mỹ, sự tài hoa, ngồi ý nghĩa tiềm ẩn trong nó một yếu tố tín ngưỡng thầm kín, cịn làm tăng thêm vẻ đẹp cho người mang nó. Các sản phẩm tạo ra từ nghề chạm bạc đã tạo nên vẻ đẹp riêng và có sự kết hợp hài hịa với y phục của dân tộc. Trên nền xanh của núi, màu đen của chàm, phụ nữ H’mơng đen đã biết kết hợp hài hịa bộ y phục nhuộm chàm đen với trang sức bạc trắng tạo nên những bộ trang phục đẹp rực rỡ, góp phần làm tơn lên vẻ đẹp của mình trước thiên nhiên. Các sản phẩm từ nghề chạm bạc bao gồm (vòng cổ, khuyên tai, vòng tay, nhẫn, xà tích ...) tuy có kiểu cách, hoa văn khác nhau nhưng có một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy, đó là những sản phẩm trang sức này khơng thể tách rời khỏi y phục, mà nó ln cần sự kết hợp, tạo nên bộ trang phục hài hòa mang giá trị thẩm mỹ cao.
Trang phục H’mông đen không rực rỡ sắc màu như trang phục của người H’mông hoa và cũng không trầm lăng như trang phục của người Tày, sự đa dạng của các chủng loại hoa văn cùng với việc xử lý về màu sắc, bố cục theo một phong cách riêng, chứng tỏ người H’mơng đen đã có một tư duy thẩm mỹ cao, cách nhìn nhận về cái đẹp và ngày càng phát huy trên trang phục của mình.
Trang phục của người H’mông đen ở Sa Pa là một sản phẩm văn hóa có
50
giá trị cao về mặt khoa học. Trong q trình khảo sát cho thấy, trang phục đã có từ lâu đời, được kế tục qua các thế hệ người H’mông từ đời này qua đời khác, các mơ típ hoa văn qua từng thời kỳ cũng tương đối giống nhau. Chưa có sự nghiên cứu nào về biểu tượng chân thực của các mẫu hoa văn, ngoài những suy đoản phản ánh về cuộc sống sinh hoạt đời thường, miêu tả thiên nhiên Đặc biệt là sự nghiên cứu liên quan đến các biểu tượng trong văn hóa tín ngưỡng người H’mơng đen ở Sa Pa vẫn còn là những ẩn số, cần sự nghiên cứu của các nhà khoa học. Tính khoa học của trang phục H’mơng đen cịn được thể hiện ở sự tinh tế từ cách thức chọn nguyên liệu làm ra trang phục đến kỹ thuật trang trí thêu, ghép vải, in hoa văn bằng sáp ong... tất cả đều là một quy trình mang tính sáng tạo, có giá trị cao về mặt khoa học. Tóm lại, người H’mơng đen đã thể hiện được chính mình thơng qua trang phục, họ đã thể hiện được sâu sắc bền bỉ nhất chiều sâu văn hóa, tâm tính của dân tộc, góp phần làm phong phú đa dạng hơn trang phục của các dân tộc Việt Nam. Trang phục truyền thống của người H’mơng đen là một sản phẩm văn hóa tộc người, nó đã đóng góp một phần giá trị to lớn, tạo nên sự hấp dẫn về văn hoá vùng miền trong một quốc gia đa dân tộc. Cùng với sự phát triển, đứng trước nguy cơ mai một về trang phục, người H’mơng đen, bản thân chủ thể văn hóa cần có sự nhận thức kịp thời, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng về bảo tồn văn hóa nhằm giữ gìn sắc thái văn hóa trang phục truyền thống tộc người.
3.2. Xu hướng biến đổi trang phục truyền thống của người H’mông đen ởThị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai