8. Nội dung đề tài
3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của
3.3.1. Những vấn đề đặt ra
Khơng gian văn hóa ngày càng bị thu hẹp do xu thế đơ thị hóa, hiện đại hóa ngày càng nhanh, mạnh. Khơng gian thực hành văn hóa như các nghi lễ, lễ
52
hội chưa được quan tâm đầu tư tương xứng. Khơng gian văn hóa, sinh hoạt ngày càng biến đổi, mơi trường giao thoa văn hóa…
Q trình đơ thị hóa ngày càng sâu rộng dẫn đến diện tích đất canh tác trồng cây nguyên liệu cho nghề thủ công truyền thống của đời sống càng ngày bị thu hẹp. Nghề dệt, nhuộm thủ công truyền thống chưa quan tâm sản xuất nguyên liệu, đổi mới trang thiết bị, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... Sự thương mại hóa có tác động ngày càng sâu rộng. Sự tiện lợi, thời gian hoàn thành bộ trang phục, giá thành về sản phẩm trang phục truyền thống đắt gấp nhiều lần so với trang phục bán trên thị trường.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự du nhập các loại hình văn hóa thơng qua internet, phim, ảnh và các trang mạng xã hội, khách du lịch... đã tác động khơng nhỏ đến nhận thức và thói quen sử dụng trang phục truyền thống của người dân.
Người dân tộc nhiều nơi khơng cịn mặc trang phục truyền thống. Việc không sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc đã trở thành hiện tượng phổ biến ở một số dân tộc.
Ở nhiều nơi, đồng bào dân tộc chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, khiến trang phục này gần như trở thành một thứ lễ phục khơng cịn thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân.
Thậm chí trang phục truyền thống hoàn toàn biến mất ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nhiều thanh niên dân tộc thiểu số cịn ngại khi mặc trang phục của mình trước đám đông.
Từ nhiều năm nay, phần lớn người dân khơng cịn sản xuất đồ thủ công, không tự may thêu váy áo nữa, mà mua từ dưới xuôi lên hoặc mua hàng Trung Quốc.
Một số làng vẫn còn giữ vài khung dệt vải mộc và thổ cẩm nhưng chỉ có tính chất trưng bày tượng trưng.
Xu hướng biến mất của trang phục truyền thống được sản xuất thủ công
53
của người dân tộc thiểu số là khó thể tránh khỏi khi người dân quan niệm mặc gì cũng được, trong khi trang phục truyền thống vốn rất tốn công, tốn của để làm ra, lại vướng víu, khơng phù hợp với đời sống sinh hoạt hiện đại.
Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của cơng tác bảo tồn văn hóa nói chung và trang phục truyền thống dân tộc nói riêng bên cạnh cơng tác phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, dẫn đến việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa như mong muốn. Đặc biệt là nhận thức của chính những người dân - những chủ thể văn hóa đối với về vấn đề bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống chưa được thống nhất và đầy đủ. Xu hướng sử dụng bởi sự tiện ích của trang phục phổ thơng trong lớp trẻ ngày càng nhiều, gây khó khăn cho cơng tác bảo tồn giá trị của trang phục truyền thống. Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật truyền thống tiềm ẩn nguy cơ khơng giữ được những nét văn hóa đặc trưng.