Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 35 - 39)

Bảng 1.4 Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện 2019-2021

7. Kết cấu khóa luận

1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về BHXH tự nguyện

1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống pháp luật về BHXH Việt Nam đã trải quả nhiều giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển gắn liền với tình hình kinh tế qua mỗi thời kì, nhu cầu an sinh và khả năng kinh tế của quần chúng nhân dân. Mở đầu là sắc lệnh số: 29/SL ngày 12/3/1947 của Chính Phủ ấn định những chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân. BHXH luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, đây được coi là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Điều đó được thể hiện qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH tại Việt Nam:

- Luật số: 58/2014/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2014, luật BHXH năm

2014;

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH;

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ

bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; - Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban

hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;

- Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 10/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;

- Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về vận động triển khai BHXH toàn dân;

- Nghị định số 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam;

- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH; - Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện;

- Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện;

- Kế hoạch 2276/KH -LĐTBXH ngày 10 tháng 06 năm 2019 về kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện năm 2019;

- Công văn 1564/BHXH-BT Hướng dẫn về thu BHXH tự nguyện theo quy trình của Luật BHXH.

Tỉnh Hưng Yên căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và thực tiễn tình hình kinh tế xã hội địa phương đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền về lĩnh vực BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng:

- Nghị quyết 340/NQ-HĐND Nghị quyết về Phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025;

- Nghị quyết 393/NQ-HĐQL, Nghị quyết Ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội;

- Văn bản Số 442/BHXH-CĐBHXH về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 153/2003/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w