Quy trình tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH MTV hưng thịnh đại phát (Trang 28 - 31)

1.3. Quy trình tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.2. Quy trình tuyển chọn nhân lực

Sơ đồ 1.3. Quy trình tuyển chọn nhân lực

Nguồn: Bài giảng Tuyển dụng nhân lực - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1.3.2.1. Đánh giá thông qua hồ sơ

Sau quá trình tuyển mộ nhân lực tiến hành thu thập và đánh giá hồ sơ. Mục đích của việc nghiên cứu và xử lý hồ sơ ứng viên là đánh giá sơ bộ năng lực ứng viên thông qua hồ sơ để đánh giá mưc độ phù hợp nhằm lựa chọn ứng viên cho các bước kế tiếp trong quy trình tuyển dụng. Đánh giá hồ sơ là đánh giá, đưa lên “Bàn cân” tất cả các đặc điểm của một bộ hồ sơ bao gồm hình thức bề ngoài, nội dung bên trong và các chi tiết khác như phương thức và thời gian nộp hồ sơ.

Thơng thường, quy trình của việc đánh giá hồ sơ sẽ được tiến hành như sau:

- Chuẩn bị các biểu mẫu chi tiết đánh giá hồ sơ ứng viên ; - Nghiên cứu hồ sơ và đánh giá;

Đánh giá thông qua hồ sơ Phỏng vấn Thi tuyển Thẩm tra và tham vấn thông tin Thử việc Đàm phán và ký kết hợp đồng

- Lập báo cáo kết quả xử lý hồ sơ và danh sách ứng viên tham gia thi tuyển.

Khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ ứng viên, trong quan hệ so sánh giữa thực tế và yêu cầu vị trí đăng tuyển, cần lưu ý những tiêu chí như: Bằng cấp, kinh nghiệm, động lực làm việc, thái độ nghiêm túc cầu thị của ứng viến thông qua hồ sơ ứng tuyển.

1.3.2.2. Phỏng vấn và thi tuyển

Mục đích chính của phỏng vấn tuyển dụng là để đánh giá năng lực ứng viên, thông qua việc tiếp xúc với ứng viên. Tuy vậy, đây không phải là một cuộc thi vấn đáp nhằm đánh giá năng lực úng viên, phỏng vấn là một cuộc trao đổi hai chiều. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần tìm cách thức phù hợp nhằm đánh giá năng lực ứng vieen vừa phải giúp ứng viên hiểu được những nét chính về doanh nghiệp và công việc cần làm.

* Các hình thức phỏng vấn dựa trên chỉ dẫn

- Phỏng vấn theo mẫu: Đây hình thức được sử dụng phỏ biến nhất trong tuyển dụng. Với hình thức này các câu hỏi được chuẩn bị sẵn, tiết kiệm thời gian, nội dung câu hỏi trọng tâm, đánh giá mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên hình thức này khơ khan, khơng thu hút được ứng viên, khó kiểm tra được các khả năng đặc biệt của ứng viên.

- Phỏng vấn không theo mẫu: Phỏng vấn mà người phỏng vấn khơng có câu hỏi được thiết kế sẵn dành cho tất cả các ứng viên, cuộc phòng vẫn diễn ra như một buổi nói chuyện thơng thường. Nguời phỏng vấn dường như chi định hướng câu hỏi những câu hỏi mang tính khái quát, ứng viên tự do trả lời, có thể hỏi ngược lại người phỏng vấn. Hình thức này thường tốn thời gian, phụ thuộc nhiều yếu tố, khó cơng bằng giữa các ứng viên.

- Phỏng vấn hỗn hợp: Kết hợp giữa những câu hỏi chuẩn bị sẵn và không sử dụng bảng hỏi. Nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu hỏi có sẵn và có thể hỏi thêm vấn đề khác. Hình thức này phát huy ưu điểm khắc phục những hạn chế.

1.3.2.3. Thẩm tra và tham vấn thông tin

chọn, ta phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin.

Phương thức thẩm tra: Tổ chức thẩm tra các thông tin thông qua thư viết, điện thoại hoặc mời gặp trực tiếp và trao đối với các tổ chức cũ mà người lao động đã từng làm việc trước đây, tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng, chứng chỉ,.. Công tác xác minh điều tra sẽ cho biết thêm về trình độ, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên. Các thông tin kiểm tra là những căn cứ quan trọng để các nhà tuyển dụng tại mặt định về việc tiếp nhận ứng viên.

1.3.2.4. Thử việc

Thử việc là quá trình cần thiết để giúp tổ chức và ứng viên hiệu rõ hơn về nhau; giúp cho người mới tuyến học được năng chuẩn mực, giá trị văn hóa, thủ tục tổ chức; làm quen môi trường mới, hiểu được cách thức hoạt động cũng như chức năng nhiệm vụ của tổ chức để họ đảm nhận được công việc hiệu quả nhất. Gửi thư mời nhận việc: là văn bản xác nhận đồng ý tiếp nhân nhân viên đến thử việc và được gửi tới ứng viên.

Ký hợp đồng thử việc: Đánh giá thử việc bằng cách đặt ứng viên vào các tình huống động và phải đánh giá các yếu tố năng lực nhưng phải định vị được tiềm năng của ứng viên. Tiềm năng bao gồm yếu tố năng lực, yếu tố định hướng. Cuối giai đoạn thử việc, họ sẽ nhận được các thơng tin phản hồi về thành tích của họ từ những người giám sát hoặc những người đã kèm cặp họ. Những cơng nhân viên thất bại trong q trình thử việc sẽ bị sa thải.

1.3.2.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng lao động

Ra quyết định tuyển dụng là việc lựa chọn ứng viên bước vào giai đoạn hội nhập để chính thức trở thành thành viên của tổ chức và ứng viên dự phòng... - Ứng viên có thể thay đổi ý định, hoặc nếu các mong đợi của họ không đáp ứng, họ sẽ không làm cho tổ chức mới.

- Sau khi đã thực hiện xong các bước tuyển chọn trên đây và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng với các yêu cầu tuyến chọn đề ra thi lúc này hội đồng tuyển chọn sẽ thống nhất và đi đến quyết định tuyển dụng đối với các

ứng viên đã xin việc.

- Cơ sở của việc ra quyết định tuyển dụng này là dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phòng vấn, trắc nghiệm và thử việc. Hội đồng tuyển chọn nên có sự thống nhất trước về cách thức ra quyết định tuyển chọn.

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH MTV hưng thịnh đại phát (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)