Bảo tồn lễ hội đền Thái Úy Lý Thường Kiệt

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHU DI TÍCH lý THƯỜNG KIỆT tại xã TAM GIANG, HUYỆN yên PHONG, TỈNH bắc NINH (Trang 73 - 86)

3.2.2 .Giải pháp nâng cao giá trị tâm linh

3.2.4. Bảo tồn lễ hội đền Thái Úy Lý Thường Kiệt

Cần chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, thêm trân trọng và chủ động phát huy các giá trị trong đời sống cộng đồng hiện nay. Chính quyền địa phương và Ban quản lý lễ hội chiến thắng Như Nguyệt nên sưu tầm biên soạn các tư liệu giới thiệu về công trạng của Thái Úy Lý Thường Kiệt. Cần diễn giải cho người dân trong cộng đồng cũng như du khách thập phương về nguồn gốc của lễ hội và các nghi thức tế lễ. Để làm được như vậy đầu tiên các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì mới tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về giá trị của lễ hội đền Thái Úy Lý Thường Kiệt được.

Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội được xem là giải pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội đình chèm trong đời sống hơm nay. Bản thân của các hoạt động lễ hội vốn là đời sống tâm linh từ lâu đời của cư dân địa phương, nên cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư với vai trị là chủ thể trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội đền Thái Úy Lý Thường Kiệt. Sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân được quảng bá, khai thác đồng thời là cơ hội làm giàu cho địa phương về khai thác phát triển du lịch, giáo dục truyền thống cho con em noi theo.

Nghiên cứu, ghi chép, mơ tả, phục dựng các lễ nghi, các trị chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội, đánh giá các giá trị di sản văn hóa còn lưu giữ được để bảo tồn và phát huy bằng việc tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập và lưu giữ

[68]

các văn bản, băng hình, phim ảnh làm cơ sở để nghiên cứu duy trì và phát huy những hình thức sinh hoạt lễ hội dân gian này.

Giữ gìn, bồi đắp giá trị văn hóa phi vật thể của các màn rước và các trò chơi dân gian, đặc biệt phục dựng các trò chơi đặc sắc mang dấu ấn riêng của lễ hội như thi bơi chải trên sông, các trị chơi dưới nước, nghệ thuật trình diễn các diễn xướng dân gian như ca trù, chèo sân đình, hát giao duyên,...

Tổ chức hội thảo về kết quả quy hoạch, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, cách thức và phương thức tổ chức, không gian lễ hội, an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường và an tồn thực phẩm, xã hội hóa các hoạt động lễ hội xem.

Bằng công nghệ tin học xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về lễ hội chiến thắng Như Nguyệt để phục vụ công cuộc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sưu tầm, phân loại, dịch ra chữ quốc ngữ các văn bia, thần tích, sắc phong để khách tham quan khi về trẩy hội dễ tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của nó.

Nhà nước, hỗ trợ tạo mọi điều kiện cho Ban quản lý Bảo vệ Di tích Lịch sử đền Lý Thường Kiệt thực hiện lễ hội chiến thắng Như Nguyệt. Ngăn ngừa xu hướng thương mại hóa, sân khấu hóa lễ hội.

[69]

Tiểu kết

Trong chương 3, đã nêu cụ thể những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hướng trực tiếp đến khu di tích Lý Thường Kiệt cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với khu di tích Lý Thường Kiệt. Đền Xà là một cơng trình kiến trúc đặc biệt có nhiều giá trị . Lễ hội chiến thắng Như Nguyệt có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của dân nơi đây. Bởi vậy nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội này trong giai đoạn hiện nay được coi trọng không chỉ là việc bảo tồn mà cịn quan tâm đến mơi trường lễ hội được tổ chức và bảo lưu khu di tích Lý Thường Kiệt khơng để di tích bị xuống cấp.

[70]

KẾT LUẬN

Qua lần tìm hiểu về đề tài khoa học : Tìm hiểu khu di tích Lý Thường Kiệt

tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho ta hiểu sâu hơn về

lịch sử dân tộc. Biết thêm về những anh hùng dân tộc, có tài có đức được nhân dân phong thần. Di tích đền thờ Lý Thường Kiệt vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Việt Nam. Thơng qua di tích đền Lý Thường Kiệt ta không chỉ thấy những giá trị lịch sử văn hóa, tâm linh mà ta cịn thấy những giá trị độc đáo về kiến trúc, điêu khác trạm trổ của những cơng trình, … Cịn lưu giữ được những chứng tích về trận chiến oai hùng Như Nguyệt Giang cùng thần tích bài thơ ‘ NAM QUỐC SƠN HÀ’ , các sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, các đồ vật cổ mang tính nghệ thuật độc đáo cao. Chiến thắng Như Nguyệt năm năm 1077 là chiến thắng oanh liệt của quân dân thời Lý đánh tan giặc Tống xâm lược. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đây là sự kiện lịch sử tiêu biểu tầm cỡ quốc gia. Với Bắc Ninh - Kinh Bắc, đó là sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm oanh liệt, tiêu biểu hạng nhất diễn ra trực tiếp trên vùng đất này. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 diễn ra trên vùng đất địa linh nhân kiệt Bắc Ninh – Kinh Bắc, xứng đáng được xếp vào hàng những võ công oanh liệt nhất của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng , Xương Giang, Chi Lăng, Ngọc Hồi – Đống Đa, Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975. Đó là chiến thắng hiển hách đầu tiên của quê hương đất nước ta và tạo nên sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử chống giặc ngoại xâm từ trước đến nay.

Mỗi di tích địa danh lịch sử của chiến thắng Như Nguyệt – từ Đại bản doanh của quan quân Nhà Lý ở Yên Phụ đến điểm đầu chiến tuyến Đền Xà – Ngã Ba Xà – chùa Bồ Vàng – bến sông Như Nguyệt – Ghềnh – Đền Can Vang,

[71]

Đền chùa Phấn Động… được đặt vào hệ thống di tích tham quan du lịch và lễ hội chiến thắng Như Nguyệt sẽ nhân lên nhiều lần trong tâm trí nhân dân Bắc Ninh – Kinh Bắc và quý khách trong và ngoài nước.

Trước thảo, sau thành lệ như Lễ hội Yên Thế (Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế) những năm qua là một trong những ví dụ. Lễ hội chiến thắng Như Nguyệt là lễ hội kỷ niệm sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương đất nước, cùng với các lễ hội ở những di tích lịch sử cách mạng được duy trì tổ chức cả phần lễ và phần hội chắc chắn sẽ ngày một lan tỏa trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng văn hóa đương đại, góp phần quan trọng xây dựng phát triển sự nghiệp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm 940 năm chiến thắng Như Nguyệt được khởi cơng xây dựng. Cơng trình đầy ý nghĩa nhân văn này của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là bước khởi đầu của kế hoạch xây dựng, tơn tạo hệ thống di tích – Lễ hội chiến thắng Như Nguyệt ở tỉnh Bắc Ninh.

Bên cạnh việc tìm hiểu về các giá trị của di tích, người viết cịn tìm hiểu về hiện trạng . Từ đó người viết đưa ra các biện pháp phát triển du lịch, nâng cao đời sống nhân dân địa phương, các phương án bảo tồn các di tích, bảo tồn các nét đẹp văn hóa, giá trị lich sử, tâm linh về người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Đồng thời người viết đưa ra các phương án phát triển mang tính bền vững, về các giá trị của di tích, về nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử dân tộc chiến thắng Như Nguyệt Giang của Thái Úy Lý Thường Kiệt vang vọng muôn đời .

[72]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

2. Vũ Ngọc Khánh (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.

3. Mai Hữu Luân (2003), Lý luận quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Di

sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị, Hà Nội.

5. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự, Chùa Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội, 1993.

7. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự, Đình Việt Nam, NXB Tp.HCM, 1998. 8. 3. Nguyễn Xuân Cần chủ biên, Chốn tổ Vĩnh Nghiêm, Bảo tàng tỉnh Bắc

Giang,2004

9. Hà Văn Tấn, Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

10. Cục Di sản văn hoá, Một con đường tiếp cận di sản văn hố, Hà Nội,

2005.

11. Ban quản lý di tích Cơn Sơn-Kiếp Bạc, Di sản Hán Nôm Côn

Sơn-Kiếp Bạc-Phượng Sơn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

12. Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong” xuất bản năm 2005. 13. Ban quản lý di tích đền Lý Thường Kiệt.

Phụ Lục

Một số hình ảnh khu di tích Lý Thường Kiệt

Bản đồ tổng thể khu di tích sau khi hồn thành 100% các hạng mục Nguồn: Ban quản lý di tích

[74]

Bia đá trên phịng tuyến sông Như Nguyệt Nguồn: Tác Giả

Khúc Sông Như Nguyệt và Hồ Bán Nguyệt

[75]

Tượng đài Lý Thường Kiệt NguồnTác: Bắc Ninh 24h

[76]

Hồ Bán Nguyệt và quanh cảnh phía trước đền Nguồn: Tác giả

[77]

Cầu đá dẫn vào đền Nguồn : Tác Giả

[78]

Toàn cảnh đền Lý Thường Kiệt Nguồn : Bắc Ninh 24h

Cổng Tam Quan dẫn vào đền Nguồn : tác giả

[79]

Quang cảnh trong đền

[80]

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHU DI TÍCH lý THƯỜNG KIỆT tại xã TAM GIANG, HUYỆN yên PHONG, TỈNH bắc NINH (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w