Thực trạng môi trƣờng tự nhiênVịnh HạLong

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động du lịch tại vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 30 - 35)

4. Kết cấu đề tài

2.3. Thực trạng môi trƣờng tự nhiênVịnh HạLong

Sự phát triển mạnh mẽ này đã tạo ra sức ép lên môi trƣờng và cảnh quan thiên nhiên của Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, môi trƣờng tự nhiên của Vịnh Hạ Long đã và đang bị ảnh hƣởng bởi tác động của hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, với tốc độ xả thải nhƣ hiện nay, mỗi năm Vịnh Hạ Long phải gánh chịu khoảng 43.000 tấn COD và 9.000 tấn BOD (lơ lửng của các chất hữu cơ) thải ra biển vịnh. Khoảng 5,6 nghìn tấn tổng nitơ (N-T) và gần 2 nghìn tấn tổng phốt pho (P-T). Đặc biệt, có khoảng 135.000 tấn kim loại nặng và khoảng 777.500 tấn TSS (chất rắn lơ lửng) mỗi năm từ các hoạt động xả thải ven bờ ở Vịnh, là mối đe dọa lớn đối với môi trƣờng Vịnh. Ô nhiễm kim loại nặng đƣa vào vịnh chủ yếu từ hoạt động khai thác than (chiếm 70%) và thành phố Hạ Long. Các chất hữu cơ và chất dinh dƣỡng đƣa vào vịnh từ đô thị Hạ Long là lớn nhất (khoảng 30-60%), tiếp theo là Hồng Bồ, Cẩm Phả và Vân Đồn. Ƣớc tính đến năm 2020, hầu hết các chất ô nhiễm trong khu vực sẽ tăng 1,2 đến 2,3 lần so với hiện nay. Con số dự báo cụ thể về mức độ ô nhiễm là đến năm 2020, khu vực ven biển mỗi năm phát sinh khoảng 116 nghìn tấn COD, 59 nghìn tấn BOD, hơn 300 tấn

kim loại nặng các loại và TSS. Tƣơng ứng với lƣợng chất ô nhiễm phát sinh, vùng Vịnh mỗi năm sẽ phải tiếp nhận khoảng 37,7 nghìn tấn COD, 5,23 nghìn tấn BOD, 5,2 nghìn tấn N –T, 2,7 nghìn tấn P –T và tải lƣợng kim loại nặng lên tới 106 nghìn tấn

2.3.1. Môi trường đất

Chất lƣợng đất ở đây có hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp, đất nhờn, than và thủy ngân trong các mẫu lấy tại cảng hàng hóa. Tất cả các mẫu đều chứa một lƣợng nhỏ kim loại nặng. Điều này là do hoạt động của các phƣơng tiện vận tải ô tô và tàu thủy trộn lẫn khu vực lấy mẫu đất với các chất gây ô nhiễm nhƣ đá, than, mảnh vụn, vật liệu xây dựng và cặn dầu mỡ trong đất, toa xe… [2,tr.38]

2.3.2. Mơi trường nước

Nhìn chung, mọi hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng trên Vịnh Hạ Long đều ít nhiều tác động đến môi trƣờng thủy sinh. Hoạt động của tàu thuyền và cảng biển là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu, tràn dầu dù với xác suất thấp nhất cũng đe dọa đến môi trƣờng thủy sinh của vịnh Hạ Long. Theo đánh giá tại Hang Đầu Gỗ có dấu hiệu ơ nhiễm dầu và các chất hữu cơ do tàu du lịch tập trung đơng.

Nguồn nƣớc bị đục hóa do hoạt động đi lại của vận tải thủy, nạo vét duy tu luồng tàu, phá hoại rừng ngập mặc phục vụ cho xây dựng, đắp đầm nuôi thủy sản, do đổ thải xuống biển.

Thành phần nƣớc thải tại khu vực chƣa đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng. Khối lƣợng nƣớc thải từ các cơ sở kinh doanh khai thác trong 3 năm có xu hƣớng tăng lên, chất lƣợng nƣớc thải chƣa giảm về thành phần và nồng độ. Trong đó đầu tiếp nhận các nguồn thải này là sơng suối trong khu vực và chảy ra Vịnh Hạ Long gây ô nhiễm cục bộ. Tại một vài khu, điểm đang có nguy cơ ơ nhiễm môi trƣờng Vịnh, làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ven bờ, nƣớc biển và hệ sinh thái trong Vịnh.

có nguy cơ ô nhiễm, mức độ ô nhiễm do dầu mỡ, các chất tẩy rửa, kim loại nặng đã làm cho DO hòa tan thấp, chất TSS lơ lửng cao, PH thấp và nƣớc có nhiễm khuẩn.[2,41]

Nhiệt độ nƣớc trong khu vực khá cao vào các tháng mùa hè, đặc biệt trong các ngày nóng. Nƣớc biển tại một số điểm đang bị ô nhiễm bởi hàm lƣợng chất lơ lửng, dầu mỡ làm cho lƣợng oxy trong nƣớc biển tại các điểm đó thấp hơn tiêu chuẩn quy định và làm cho lƣợng oxy sinh hóa cao. Điểm ơ nhiễm tập trung vào các cảng, bến tàu du lịch và tại khu vực nuôi trồng thủy sản.

Hiện tại hàm lƣợng các chất trong nƣớc biển có xu hƣớng cao hơn, đặc biệt là chỉ tiêu kim loại nặng, chất rắn lơ lửng và dƣ lƣợng dầu mỡ. Các chất này có trong thành phần nƣớc biển do chất thải, nƣớc thải các hoạt động kinh doanh trên biển thải ra chƣa đƣợc hòa tan và phân hủy trong môi trƣờng và một hàm lƣợng lớn từ trong đất liền thải ra. Trữ lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn nƣớc ngầm, qua phân tích chƣa phát hiện các chất độc hại trong mẫu nƣớc. Tuy nhiên có 01 mẫu có hàm lƣợng kim loại Fe cao có thể do cấu tạo địa chất khu vực, một số mẫu có độ pH thấp do gần bãi rác nên bị ảnh hƣởng nƣớc thải thẩm thấu, một số mẫu nƣớc giếng của dân cƣ bị nhiễm khuẩn Coliform do nƣớc giếng lấy ở tầng thấp nên bị nhiễm nguồn nƣớc.

2.3.3. Mơi trường khơng khí

Nhìn chung, mơi trƣờng trên khơng của Vịnh Hạ Long đảm bảo cho sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, môi trƣờng ở một số điểm tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cục bộ về nồng độ bụi lơ lửng, SO2, CO và bụi chì. [2,tr.40]

Bên cạnh đó, trực tiếp hơn là mùi khó chịu từ các điểm trung chuyển rác, tập kết rác, các bãi rác nhỏ phát sinh, các khu ven biển có rác đọng và tích tụ lại, nguồn nƣớc thải chƣa qua xử lý ….đã ảnh hƣởng tới khơng khí trong lành phải có của Vịnh Hạ Long. Hơn nữa, sự tập trung lƣợng khách quá

đông, sự hoạt động liên tục của các tàu nghỉ đêm trên Vịnh làm cho lƣợng nƣớc, rác thải, các chất thải có mùi hơi thối ảnh hƣởng tới mơi trƣờng khơng khí tại Vịnh Hạ Long.

2.3.4. Hệ sinh thái và sinh vật biển

Những hoạt động gây ơ nhiễm, suy thối nguồn nƣớc đồng thời cũng làm ảnh hƣởng đến hệ sinh thái thủy vực, suy giảm và làm tổn hại đến tính đa dạng về lồi: Hoạt động ni thủy sản trên các nhà bè, hoạt động di chuyển, neo đậu của tàu du lịch, hoạt động tắm biển của du khách, hoạt động lấn biển xây dựng dịch vụ trên các đảo, đổ phế thải đất đá, đơ thị hóa tàn phá rừng ngập mặn, bãi triều, thu hẹp không gian và phá hủy môi trƣờng sống của sinh vật dƣới nƣớc, nhu cầu tiêu thụ đặc sản biển của du khách; Chất thải dầu từ các phƣơng tiện vận chuyển, nƣớc thải từ du khách, từ các dịch vụ, các chất lắng đọng có ảnh hƣởng có hại đến thủy sinh vật ở Vịnh Hạ Long

Hoạt động neo đậu tàu thuyền bừa bãi làm hỏng rạn san hô, khai thác san hô làm đồ lƣu niệm…đã làm suy thối nguồn tài ngun q giá, có giá trị cao đối với việc điều hịa, gạn lọc mơi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long.

Hoạt động tàu thuyền mỗi ngày một tăng làm khuấy động vùng nƣớc, gây ồn, ảnh hƣởng tới quần xã sinh vật Vịnh Hạ Long.

Hoạt động đánh bắt hải sản bằng lƣới mắt nhỏ, phƣơng tiện hủy diệt hàng loạt, nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc đáp ứng nhu cầu du khách đã làm nghèo kiệt nguồn hải sản.

2.3.5. Cảnh quan tự nhiên

Khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị địa chất, địa mạo và nét độc đáo của văn hóa bản địa là những yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.

Lƣợng khách du lịch tăng cao kéo theo nhu cầu phát triển các loại hình cơ sở lƣu trú, cơ sở dịch vụ du lịch.

Vịnh Hạ Long. Các nhà bè đƣợc xây dựng với đủ kiểu dáng, kích cỡ, vật liệu và màu sắc, phần lớn không đảm bảo an tồn, khơng phù hợp cảnh quan, gây ô nhiễm môi trƣờng kỳ quan Vịnh Hạ Long. Hiện trên Vịnh có khoảng 650 nhà bè với trên 2.000 nhân khẩu đang sinh sống và kinh doanh trên Vịnh Hạ Long. Các nhà bè phân bố chủ yếu tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, địa điểm du lịch, các điểm tránh trú bão…Hiện nay,

các nhà bè bắt đầu có xu hƣớng cố định tại chỗ và đƣợc đầu tƣ, cơi nới trở thành nơi ăn, chỗ ở, nơi nuôi trồng thủy sản và nhà hàng hải sản, hay những tụ điểm kinh doanh chế biến và ăn uống.

Chính vì vậy, nhà bè trên Vịnh gây ra nguy hại tới Vịnh Hạ Long do lƣợng chất thải sinh hoạt của ngƣời dân và thức ăn nuôi thủy sản thả xuống Vịnh ngày một gia tăng; ảnh hƣởng xấu đến hệ thống giao thông đƣờng thủy nội địa, gây cản trở luồng tàu chạy trên biển.

2.3.6. Chất thải trên Vịnh Hạ Long

Chất thải do khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ tạo ra. Mỗi ngày trên Vịnh Hạ Long có hơn 500 lƣợt khách, nếu tính một khách đổ rác khoảng 0,2 kg / ngày thì lƣợng rác không hề nhỏ, thành phần rác chủ yếu là đồ hộp, kẹo giấy, đồ ăn thức uống. Trên vịnh có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhƣ lƣu trú, nhà hàng nên lƣợng rác thải từ các dịch vụ này là không nhỏ, rác thải và nƣớc thải chủ yếu đến từ hài cốt, đồ hộp các loại, rác thải…

Chất thải từ các Làng chài trên Vịnh. Hiện nay, trên Vịnh Hạ Long cịn có 03 khu vực làng chài với gần 500 hộ, với số dân xấp xỉ 1.600, nếu lƣợng thải trung bình là 0,3 -0,5kg/ngày thì có khoảng 0,43 – 0,7 tấn rác, chất thải. Hiện nay có trên 400 hộ ni trồng, đánh bắt hải sản với lƣợng thải trung bình 4kg/hộ/ngày thì có trên 1,2 tấn chất thải và rác thải. Thành phần chất thải trong các làng chài chủ yếu là rác thải sinh hoạt.

Chất thải rắn do các hoạt động khai thác trên Vịnh. Trên Vịnh có

300 phƣơng tiện làm nghề kéo giã và te xiệp. Nếu tính sơ bộ mỗi thuyền trung bình thải ra 5kg/ngày/thuyền thì có 2,8 tấn rác thải ra; thành phần chủ yếu là rác thải sinh hoạt, vụn lƣới, xốp, dây nhựa, túi nilong…chất thải là dầu mỡ và nƣớc la canh trên tàu. Chất thải thu gom khơng triệt để nên tại các điểm có tham gia phƣơng tiện tàu thuyền đều xuất hiện vết dầu loang và rác thải.

Nguồn rác thải từ dòng hải lƣu, rác thải từ trên các đảo. Đây là nguồn rác tƣơng đối nhiều mỗi khi nƣớc thủy triều lên xuống thƣờng xuất hiện, rác này trơi nổi theo dịng hải lƣu do gió, bão đánh từ các vùng khác tập trung trên biển và trôi đến Vịnh, ngoài ra một lƣợng rác từ xác động vật trên các đảo khi gặp mƣa, gió bị đánh rơi xuống biển tự thành rác trôi nổi trên Vịnh.

Qua công tác thu gom chất thải trên Vịnh Hạ Long cho thấy lƣợng rác thu gom hàng ngày đạt khoảng 60% rác trôi, 30% rác từ khách tham quan và 10% từ dân cƣ tại các làng chài, tổng số khối lƣợng rác thu gom hàng ngày đạt 6m3; Rác thu gom trên Vịnh khơng có điều kiện phân loại tại nguồn mà lẫn lộn các thành phần và độ ẩm cao. Bãi tập kết rác trên Vịnh tại khu Nhà Láp và khu Ba Hang và công tác xử lý rác trên Vịnh chủ yếu là đốt.

2.4. Những ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động du lịch tại vịnh hạ long, quảng ninh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)