Quy định của nhà nước

Một phần của tài liệu Triển lãm trực tuyến tại trung tâm lưu trữ quốc gia i (Trang 26 - 51)

8. Kết cấu của đề tài khóa luận

1.4. Cơ sở pháp lý về triển lãm trực tuyến TLLT tại Trung tâm Lƣu

1.4.1. Quy định của nhà nước

Cho đến thời điểm hiện tại, Nhà nước mới chỉ ban hành quy định về hoạt động triển lãm. Còn về hoạt động triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ vẫn chưa được bổ sung lý luận. Theo đó, ngày 26 tháng 02 năm 2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động triển lãm bao gồm:

Chọn chủ đề triển lãm

Lập kế hoạch tổ chức triển lãm

Sưu tầm và lựa chọn tài liệu cho

cuộc triển lãm Trình bày mỹ thuật

triển lãm Thuyết minh triển

- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động triển lãm;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược triển lãm;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động triển lãm; - Quản lý, chỉ đạo, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động triển lãm;

- Quản lý, tổ chức thực hiện, giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động triển lãm;

- Cấp giấy phép, thu hồi giấy phép và tiếp nhận Thông báo tổ chức triển lãm;

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động triển lãm; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động triển lãm.

1.4.2. Quy định của TTLTQG I

Hiện nay, TTLTQG I chưa ban hành văn bản chính thức nào liên quan đến kế hoạch tổ chức triển lãm trực tuyến TLLT mà chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng Nghị định số 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm làm căn cứ để xây dựng, tổ chức các sự kiện triển lãm trực tuyến TLLT.

1.5. Khái quát về Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I

1.5.1. Lịch sử hình thành Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

Trong quá trình xây dựng và phát triển từ tháng 9 năm 1962 đến nay, Kho Lưu trữ Trung ương (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày nay) đã có nhiều sự thay đổi, hoàn thiện về tổ chức và nhân sự. Được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1962 – 1973 - Giai đoạn từ 1973 – 1995 - Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã có tuổi đời hơn một thế kỷ, kể từ khi Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được thành lập vào năm 1917. Cách đây 60 năm, ngày 04/9/1962 Thủ Tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 102/CP thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng, trong đó ý 2, điều 2 quy định Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng “ Trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ TW của Đơng Dương ở Hà Nội do Bộ Văn Hóa bàn giao ”. Từ đây Kho Lưu trữ TW của Đông Dương ở Hà Nội trở thành Kho Lưu trữ TW thuộc Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng. Kho Lưu trữ TW lấy ngày 04-9-1962 làm ngày thành lập.

Trụ sở Kho Lưu trữ TW tại 31B Tràng Thi. Ra đời và hoạt động trong điều kiện cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, Kho Lưu trữ TW phải sơ tán, di chuyển tài liệu lên rừng, để trong hang núi, phòng chống máy bay phá hoại. Vì vậy, về tổ chức, Kho Lưu trữ TW chưa tổ chức thành các phịng cụ thể mà chỉ có các bộ phận là: Bộ phận Hành chính, Tổ Chỉnh lý tài liệu mới ( tài liệu giai đoạn sau tháng 8-1945), Tổ Chỉnh lý tài liệu cũ ( tài liệu trước tháng 8-1945). Và sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30/4/1975), Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 30/QĐ-76 ngày 03/6/1976 thành lập Kho Lưu trữ TW II ở Thành phố Hồ Chí Minh để quản lý tài liệu của Nha Văn khố Sài Gòn trước đây ở số nhà 72 Phố Nguyễn Du ( Kho Lưu trữ tài liệu của Phủ Thống đốc Nam Kỳ thời kỳ Pháp cai trị), tài liệu của các cơ quan của chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn trước đây và tài liệu các cơ quan TW của nhà nước ta đóng ở Sài Gòn sau ngày 30/4/1975.

Ngày 08/8/1988, Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 223/QĐ-CT cho phép đổi tên các Kho Lưu trữ nhà nước TW ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thành các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Ngày 06/9/1988, Cục Trưởng Cục Lưu trữ nhà nước ký Quyết định số 385/QĐ-TC thực hiện việc đổi tên các Kho Lưu trữ TW thành các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (theo QĐ số 223/QĐ-CT ngày 08/8/1988 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và cũng là sự ra đời của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày nay. Như vậy,

ngày 06/9/1988 Kho Lưu trữ TW ở Hà Nội chính thức trở thành Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Trong suốt 60 năm qua, cùng với sự phát triển của các đơn vị trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và trụ sở hiện nay tại số 18 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay cũng ngày càng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Nếu ở những ngày đầu thành lập, Kho Lưu trữ Trung ương trước đây chỉ có gần chục cán bộ, cơng nhân viên chức thì đến nay biên chế chính thức của Trung tâm lên tới 73 người. Viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại Trung tâm đều được đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí cơng tác. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm cũng như của các đơn vị thuộc Trung tâm được quy định rõ ràng hơn. Trung tâm đã rất coi trọng việc tổ chức lao động khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động quản lí và hoạt động chung của tồn Trung tâm.

Với sự cố gắng và đóng góp quan trọng của tập thể viên chức trong những năm qua đối với sự nghiệp lưu trữ học, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã rất vinh dự được tặng nhiều danh hiệu cao quý của nhà nước.

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cẩu tổ chức của Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

Cùng với sự phát triển của các đơn vị trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện nay cũng ngày càng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Theo Quyết định số 04/QĐ/BNV ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nội Vụ “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I” như sau : (xem Phụ

lục số 3).

Vị trí, chức năng:

Tại điều 1 Nghị định này quy định: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, có chức năng trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ và thực hiện hoạt động lưu trữ thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

và trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tại điều 2, Nghị định này, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đề xuất, trình Cục trưởng để trình Bộ trưởng Bộ Nội Vụ xem xét, phe duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, dự án về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khơng thường xuyên đối với tài liệu được giao quản lý.

Đề xuất, trình Cục trưởng phê duyệt, ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động lưu trữ đối với các tài liệu được giao quản lý.

Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Cục trưởng gồm:

- Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân;

- Thực hiện hoạt động lưu trữ đối với các tài liệu lưu trữ được giao trực tiếp quản lý;

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của Trung tâm;

- Quản lý người làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;

- Thực hiện các dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội Vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giao.

1.5.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức nhiều lần. Qua nhiều lần thay đổi, ngày 02 tháng 01 năm 2020 Bộ Nội Vụ đã ban hành Quyết định số 04/QĐ- BNV “Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I” quy định cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu

có 01 Giám đốc và khơng q 02 Phó giám đốc cùng với 03 phịng chức năng gồm: (Quy định tại Điều 3 Nghị định này).

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Như vậy, bộ máy quản lý của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I được tổ chức theo mơ hình khối chức năng nên tính chuyên mơn hóa theo từng lĩnh vực được quản lý tốt hơn. Bộ máy cơ cấu tổ chức được thiết kế một cách gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với quy mô hoạt động của trung tâm. Tạo được mối quan hệ tồn diện giữa các phịng ban với nhau. Các Phó giám đốc giữ vai trị tham mưu cho Tổng giám đốc, từ đó chia sẻ bớt gánh nặng công việc cho Tổng giám đốc.

1.6. Khái quát khối tài liệu đƣợc bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia I

Tài liệu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I gồm hai nhóm chính:

- Khối tài liệu Hán Nôm:

Thành phần: Đây là khối tài liệu được hình thành trong các cơ quan thuộc các triều đại phong kiến ở Việt Nam, chủ yếu là triều đại nhà Nguyễn

Giám đốc

Phòng xử lý nghiệp vụ

Phòng phát huy giá trị tài liệu lưu

trữ

Phịng Hành chính - Tổng hợp

(từ Gia Long năm 1802 đến Bảo Đại năm 1945). Bao gồm các tài liệu Châu bản triều Nguyễn từ Gia Long (1802) đến Bảo Đại (1945); tài liệu Địa bộ; tài liệu Nha huyện Thọ Xương; tài liệu Phông Nha Kim Lược Bắc Ky; sưu tập tài liệu Hương Khê; khối sách Hán – Nôm; sách Kinh Phật.

Nội dung khối tài liệu: Đây là các tài liệu gốc hình thành trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan chính quyền phong kiến Việt Nam nên hầu hết là tài liệu độc bản, tính chân thực cao, nội dung phong phú, phản ánh mọi mặt các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội giai đoạn tài liệu ra đời. Về mặt hình thức, trải qua thời gian, bản thân tài liệu đã trở thành những cổ vật quý giá, từ chất liệu giấy, mực, hình dấu in trên văn bản, bút tích ngự phê của nhà vua, hình thức văn bản, ngơn ngữ, chữ viết,… đều trở thành những tư liệu quý báu, cung cấp cho các nhà nghiên cứu rất nhiều thông tin trên nhiều lĩnh vực.

- Khối tài liệu tiếng Pháp:

Thành phần: Là khối tài liệu được hình thành trong các cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương trước đây ( bao gồm Việt Nam – Lào – Campuchia) và các sở chun mơn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ. Cụ thể các phông tài liệu sau: Khối tài liệu hành chính; khối tài liệu chính quyền thân Pháp; khối tài liệu kỹ thuật.

Nội dung khối tài liệu: Các phông tài liệu lưu trữ tiếng Pháp phản ánh hầu hết các mặt hoạt động của bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương và Việt Nam, bộ máy chính quyền Việt Nam và các mặt hoạt động của xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp cai trị Đông Dương. Nguồn tài liệu lưu trữ tiếng Pháp hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là di sản quý giá, phục vụ rất có hiệu quả cho các cơng trình nghiên cứu về Khoa học Xã hội – Nhân văn và các ngành khoa học khác của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tiểu kết chƣơng 1 :

Trong chương 1, tác giả đề tài khóa luận trình bày cơ sở khoa học về triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ bao gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và và khái quát về Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Những vấn đề nghiên cứu trên là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu chương 2.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN LÃM TRỰC TUYẾN TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA I

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới với những cơ hội và thách thức thì triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ đóng vai trị quan trọng trong việc phát huy cao giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Hàng năm, theo kế hoạch, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức một số cuộc triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ với nhiều chủ đề khác nhau. Tại Chương 2, tác giả khóa luận đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động tổ chức triển lãm trực tuyến tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

2.1. Sự hình thành và phát triển của triển lãm trực tuyến tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia I

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, hoạt động triển lãm trực tuyến càng trở nên khơng thể thiếu trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I được hình thành và phát triển qua từng thời kì lịch sử sau:

Giai đoạn từ năm 1962 – 2006: Cục Văn thư – Lưu trữ Nhà nước đã ban hành, chỉ đạo và hướng dẫn các Trung tâm Lưu trữ quốc gia ( I,II,III,IV) lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ hàng năm với số lượng ngày càng gia tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian này, mặc dù số lượng các cuộc trưng bày, triển lãm TLLT đã có số lượng tăng lên đáng kể về số lượng, chất lượng cũng như quy mô tổ chức nhưng hình thức tổ chức vẫn được thực hiện theo hình thức truyền thống, chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tổ chức các cuộc triển lãm TLLT. Tuy trong giai đoạn này, triển lãm trực tuyến TLLT chưa được quan tâm và áp dụng thực hiện nhưng các cuộc triển lãm này chính là cơ sở để phát triển lên các cuộc triển lãm trực tuyến TLLT sau này tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, trong đó có Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Giai đoạn từ năm 2007 – đến nay: Theo chỉ thị 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường bảo vệ

và phát huy giá trị tài liệu” có đề cập đến công tác tổ chức trưng bày, triển

lãm tài liệu lưu trữ. Từ khi chỉ thị này được ban hành, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã quan tâm, chú ý và đẩy mạnh hơn nữa tới việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Điều đó được thể hiện bằng việc vào năm 2007, phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I xây dựng website riêng và thực hiện các cuộc trưng bày, triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ trên đó. Địa chỉ là: https://archives.org.vn/home.htm. (xem Phụ lục số 4)

Hầu hết, các cuộc trưng bày, triển lãm trực tuyến TLLT trên Website

Một phần của tài liệu Triển lãm trực tuyến tại trung tâm lưu trữ quốc gia i (Trang 26 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)