Hệ thống đình, đền ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 32)

5. Bố cục khóa luận

2.2 Tiềm năng du lịch giá trị văn hóa nhân văn tại huyện Can Lộc, tỉnh

2.2.3 Hệ thống đình, đền ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.3.1 Đặc trưng của đình đền

Đình làng là kiến trúc lớn ở nơng thơn. Đinh vốn là một nhà công cộng dùng để nghỉ chân (đinh trạm), dần dần chúng chuyển thành một dạng nhà đặc biệt để mang nhiều chức năng mới ( dịch đình, phương đình). Ban đầu, đình làng được thành lập mang mục đích chính là nhằm mục đích đề cao chính quyền quân chủ, qua nhân vật tiêu biểu của chủ thể ấy “ vua”. Nhưng về sau đình làng đã trở thành một thực thể văn hóa của làng xã [14, tr214 - 224]. Đình là ngơi nhà cơng cộng, nơi giải quyết mọi việc trong làng, nơi các bộ lão, chức sắc, dân đỉnh hội họp, bàn công việc, cũng là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội làng [14, tr131- 132].

Đền là nơi thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử được thần thánh hố. Đền có nhiều dạng. Loại hình to lớn cả về mặt bằng lẫn ý nghĩa, có thể kể tới Đền Hùng, đến Gióng, đền Đơ, đền vua Đinh, vua Lê, rồi đến thờ thần linh dân dã như thần Độc Cước, cũng có khi đến gắn với việc thở các thần linh hoặc những danh nhân của địa phương được thiêng hoá. (14, tr 45 – 46)

2.2.3.2. Hệ thống đình, đền ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh

a. Đền Tam Lang

Theo lời kể của nhân dân địa phương kết hợp với tư liệu lịch sử và khảo sát thực địa cho biết rằng đền Tam Lang được xây dựng từ triều đại nhà Trần, khoảng niên hiệu Kiến Tân (1398-1400), do tín ngưỡng thờ thần của các bậc lão thần triều trần. Thờ thần Tam Lang (thần Rắn) – một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc ta, mà tín ngưỡng dân gian sơ khai thờ thần nước là bà Chúa Thủy, qua từng thời kỳ lịch sử, hình thức thờ được mở rộng mang tính tượng trưng như thờ rồng, rắn, hà bá…Tục thờ thần rắn khá phổ biến ở nước ta.

Đền Tam Lang đã trở thành địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương từ bao đời nay. Ngồi thờ thần Tam Lang, đền cịn thờ tự nhiều vị thần khác: Đại càn quốc gia Nam Hải, Tam Tịa thành hồng, Qn qn mạnh lang hồng minh tự Tơ Đại Liêu, song đồng Ngọc Nữ công chúa, Đương Cảnh thành hồng, đơ đốc phủ thái bảo Ngô quận công và những người có cơng với đất nước.

Dưới triều đại nhà Lê, cứ vào dịp tết xuân (Lễ Khai hạ) và Lễ Kỳ phúc, triều đình lại sai trấn thần về chủ trì lễ thần, nhân dân trong vùng nô nức về đây tế lễ. Đặc biệt, Lễ Kỳ phúc hàng năm được nhân dân địa phương tổ chức rất long trọng, dân làng giết mổ trâu bò dâng tế thần linh cầu nguyện cho mọi người dân yên ổn làm ăn, thoát khỏi hoạn nạn, cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Nét đẹp văn hóa ấy đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây từ thế hệ này đến thế hệ khác và ngày càng được cải biến phù hợp với nếp nghĩ, nếp sống của người dân.Hằng năm, nhân dân địa phương và các khu vực lân cận lại náo nức về tham dự các lễ lớn được tổ chức tại đền: lễ Khai hạ (7/1), lễ Kỳ phúc (15/6), lễ Xá tội vong linh (15/7 âm lịch), lễ Sắp ấm (25/12 âm lịch), Lễ trừ tịch và Nguyên đán tế vào giao thừa và tổ chức những trò chơi dân gian quen thuộc vào mỗi độ tết đến, xuân về.

Ngót 6 thế kỉ trơi qua, trước sự biến thiên của lịch sử, sự bào mòn của thiên nhiên khắc nghiệt cùng sự tàn phá của chiến tranh, kiến trúc đền ít nhiều cũng bị xuống cấp nhưng một số bộ phận vẫn giữ được dáng vẻ kiên trúc cổ ban đầu của nó. Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ ở Thượng điện, kỹ thuật và vật liệu xây dựng cổ, hệ thống sắc phong... là những tư liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Năm 2006, đền Tam Lang được Sở Văn hóa và Thơng tin tỉnh Hà Tĩnh cơng nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh.

b. Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung

Từ ngã ba Nghèn, theo trục đường liên huyện đi về hướng đông chừng 5km, đến địa phận xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc có một ngơi đền cổ kính nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh. Đó là đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung, còn gọi là

Đền hai Đại vương.

Đặng Tất, Đặng Dung là hai cha con, hai danh tướng của nghĩa quân kháng chiến cuối thời nhà Trần (khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoảng) trong buổi đầu chống quân Minh xâm lược. Năm 1428, sau khi toàn thắng quân Minh, Lê Lợi phong cho những người có cơng với nước trong đó có Đặng Tất, Đặng Dung, được phong bốn chữ “Tiết nghĩa công thần”. Các triều đại tiếp sau đều có sắc phong, liệt hai ơng vào hàng trung nghĩa. Về sau, nhân dân lập đền thờ ở chính làng quê của hai cha con ông.

Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung được xây dựng trên khu đất rộng 3320m, bao quanh có hàng cây xanh tốt. Phía trước đền là con sơng Yến chảy từ núi Hồng Lĩnh đổ vào sông Nghèn, rồi đổ ra biển. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ Nhị, bao gồm Hải đường và Thượng điện. Nối liền Bái đường và Thượng điện là hệ thống tường vây được xây bằng gạch, vôi vữa. Kiến trúc Thượng điện hiện nay mang dáng vấp cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Phía trước cổng ra vào có bức đại tự “ võ bị gia- Trung thần hiểu tử Văn Khoa phái.

c. Đền thờ Nguyễn Huy Oánh

Đền thờ Nguyễn Huy Oánh thuộc làng Tràng Lưu, xã Lai Thạch, Tổng Lai Thạch, phủ Đức Quang. Nay thuộc xã Trường Lưu huyện Can Lộc.

Nguyễn Huy Oánh sinh ra trong một dịng họ có truyền thống khoa bảng. nhưng ông là người đỗ Đại khoa (Thám Hoa) đầu tiên của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, người đỗ Đình nguyên Thám hoa Mậu Thìn năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748). Sau khi đỗ, ông được bổ làm nhiều chức quan trong triều Lê - Trịnh. Đặc biệt ơng là người có cơng dạy được nhiều lớp học trị là Tiến sĩ, Cống sĩ. Ơng đã lập ra “Phúc Giang thư viện" với hàng vạn đầu sách. Ơng cịn là tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm: Hồng hoa sứ hình đồ, Quốc sử tốn yếu..

Ơng mất ngày 9/5/1789. Đền thờ Nguyễn Huy Oánh được xây dựng trên núi Phượng Lĩnh. Đền ngoảnh mặt về hướng Nam, kiến trúc theo lối chữ Nhị

bao gồm thượng điện và bái đường. Phía trước đền có hai cột nanh cao lớn. d. Đền thờ Nguyễn Huy Tự

Nguyễn Huy Tự là người có văn võ toàn tài, cuộc đời và sự nghiệp của ơng có nhiều đóng góp cho đất nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biển động nửa cuống thế kỷ XVIII, đặc biệt trong phong trào Tây Sơn do Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Nhà thờ Nguyễn Huy Tự có tổng thể diện tích 2000m2, kết cấu theo kiểu chữ Nhị gồm hạ và thượng điện. Phía trước cỗ cổng tắc mơn và hai nhà bia. Cổng rộng 2m được bố trí chính diện trước sân nhà hạ điện. Hai bên là hai cột nanh đứng sừng sửng đối nhau. Cột nanh được xây dựng bằng đá ong, vôi vữa, cao 5m, trên đỉnh có hai con nghê đang chầu vào nhau, bốn mặt cột nanh đều được bài trí bằng các câu đổi.

Nhà hạ điện xây theo hướng Nam, lợp ngói mũi, xây tường hai đầu hồi. Trên bốn nóc mái có đắp hình mặt nguyệt, đầu rồng đang hướng về phía trước, trông dữ tợn. Nhà gồm ba gian, hai hồi, các gian đều được kết cấu giống nhau. Gian giữa trên xả có treo một bức biểu “Võ khổ Hùng lược”. chính gian giữa nhà có bộ phản gỗ lim, chân quỳ xung quanh có chạm khắc bốn chữ thọ về đề tài Tứ linh.

Nhà thượng điện gồm ba gian trên lợp ngói mũi, bốn góc mái có trang trí các đầu đao. Mặt tiền trước mái có góc bể hồi văn, có đắp hai con nghệ đang chầu nhau, ở giữa có mặt nguyệt mang lửa xung quanh

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)