5. Bố cục khóa luận
2.4 Thực trạng du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
2.4.1 Thị trường khách du lịch
Trong những năm qua hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Can Lộc có những bước tiến đáng kể. Mỗi năm, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đón trên 45 vạn lượt khách về tham quan chùa Hương và Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc. Song, do thiếu các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí nên địa phương khơng thể “níu chân” khách du lịch.Hàng năm có hàng vạn du khách đến các điểm di tích trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống của người dân. Khách tham quan chủ yếu là khách trong nước (chủ yếu là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh), hành hương, tham quan học tập tại các khu di tích. Số lượng khách qc tê đến với Can Lộc còn hạn chế, nhưng chắc chắn sẽ có bước đột phá nếu cơng tác quảng bá có hiệu quả.
2.4.2. Về thu nhập
Từ cuối năm 2020 đến nay, giai đoạn 1 dự án ADB với nguồn đầu tư 130 tỷ đồng được hoàn thành đã “thay áo” cho khu du lịch chùa Hương. Hạ tầng du lịch được cải thiện cùng sự đổi mới trong công tác quản lý, chất lượng, phong cách phục vụ một cách chuyên nghiệp khiến sức hút của chùa Hương Tích đối với du khách ngày càng lớn. Hiện chùa Hương Tích chuẩn bị được đầu tư giai đoạn 2 với nguồn kinh phí khoảng 20 tỷ đồng để nâng cấp khuôn viên chùa.
Triển khai thực hiện Nghị quyết, thời gian qua, huyện Can Lộc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên nhiều kênh thông tin và đầu tư xây dựng hạ tầng các điểm du lịch, như: Đường tránh Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc; cơng trình Đền thờ và Hồ sinh thái Ngã ba Đồng Lộc với tổng dự toán 43 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý điều chỉnh phân khu Khu du lịch sinh thái Cửu Thờ - Trại Tiểu (xã Mỹ Lộc) là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và kết hợp dịch vụ lưu trú gắn liền với bảo vệ hệ sinh thái ven hồ, phát triển du lịch bền vững với môi trường. Sau khi “ Mộc bản trường học Phúc Giang” được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, huyện Can Lộc đã khai thác hệ thống di sản văn hóa xã Trường Lộc vào phục vụ du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa đặc sắc của người Can Lộc đến với du khách trong và ngoài nước.
Nhờ vậy, lượng khách đến các điểm du lịch không ngừng tăng lên. Năm 2019, số lượng phật tử và du khách đến Khu du lịch chùa Hương Tích đạt 32 vạn lượt; du khách đến Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc hơn 50 vạn lượt;
thu phí và tiền công đức tại hai khu du lịch đạt gần 30 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn ước đạt trên 100 tỷ đồng.
2.4.3 Cơ sở vật chất
Hiện nay, để cải thiện hạ tầng dịch vụ tại Khu di tích chùa Hương, huyện đã chấp thuận chủ trương đầu tư “Cải thiện môi trường và nâng cấp hạ tầng Khu du lịch chùa Hương Tích” của Ngân hàng phát triển châu Á. Với khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, địa phương cũng đang huy động các nguồn lực để chỉnh trang, hồn thiện hạ tầng đơ thị Đồng Lộc.
Kết hợp việc xây dựng hạ tầng Đồng Lộc trở thành Đô thị loại V (thị trấn), thời gian tới, huyện Can Lộc sẽ đầu tư xây dựng khu mua sắm kết hợp trưng bày bán sản phẩm địa phương, xây dựng Khu Thương mại - chợ để liên kết với Ngã Ba đồng Lộc; đồng thời, khuyến khích người dân xây nhà nghỉ, các dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch.
Ngoài việc hoàn thiện hạ tầng và phát triển dịch vụ, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian tới, địa phương sẽ thay đổi cơ chế quản lý. Theo đó, nhà nước chỉ quản lý di tích cịn đầu tư hạ tầng và kinh doanh dịch vụ sẽ giao cho doanh nghiệp. Có như vậy thì mới cải thiện được hạ tầng, dịch vụ du lịch và “níu chân” du khách khi về với địa phương
2.4.4 Thành tựu đạt được và hướng phát triển
Những năm qua, hoạt động du lịch được phát triển tại các điểm du lịch trên địa bàn Can Lộc. Du khách đến các điểm du lịch ngày một đông. Hoạt động du lịch đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách cho địa phương. Du Lịch góp phần nâng cao chất chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, du lịch Can Lộc cũng đối mặt với khơng ít thách thức như tác động tiêu cực của du lịch mang lại, vấn đề mơi trường tại các khu tích, tính thời vụ thể hiện rõ ràng.
Định hướng phát triển du lịch Can Lộc trong những năm tới cũng chỉ tập trung vào hai điểm du lịch chính là Chùa Hương Tích và Ngã ba Đồng Lộc, hình thức tổ chức du lịch mang tính chất ăn xổi khơng có biện pháp lâu
dài. Trong khi tiềm năng văn hóa chưa được khai thác đúng mức. Đây chính là cơ sở để người viết thực hiện đề tài này nhằm đưa ra các giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở Can Lộc- Hà Tĩnh.
Nhìn chung, tiềm năng du lịch văn hóa của huyện Can Lộc - Hà Tĩnh khá lớn, đặc biệt là sự đa dạng của các loại tài nguyên như: di tích lịch sử cách mạng, hệ thống đình, đền, các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, những danh thắng nổi tiếng gắn với những cơng trình kiến trúc tơn giáo tiêu biểu, những điệu hát tiêu biểu, đặc trưng của một vùng quê bình dị. Tất cả những nguồn lực văn hóa đó tạo nên cho Can Lộc một diện mạo văn hóa có sức sống mãnh liệt, trường tồn cùng với thời gian. Đó là một một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất giúp cho Can Lộc phát triển du lịch.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, tác giả đã tìm hiểu, đưa ra và làm rõ tiềm năng du lịch và thực trạng công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tu bổ và tơn tạo các di tích và nêu lên giá trị và vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhân văn nhằm bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa nhân văn trong du lịch, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị di sản quý giá của một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, phục vụ tốt mục tiêu xây dựng kinh tế vững mạnh và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
3.1 Giải pháp nâng cao công tác.bảo tồn giá trị văn hóa nhân văntrong phát triển du lịch tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1 Tuyên truyên, giáo dục , quảng bá tiềm năng du lịch huyện Can Lộc – Hà Tĩnh Hà Tĩnh
3.1.1.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ
Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền dựa trên ba chân kiềng chính: chính trị - an ninh; kinh tế và văn hóa. Sự phát triển này được đảm bảo bởi đường lối chính sách phù hợp và đội ngũ kế cận, thế hệ trẻ biết tiếp thu tinh hoa của truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, khơng ngừng học tập, rèn luyện và sáng tạo. Nhận thức được điều đó, trong các kỳ Đại Hội Đảng gần đây, cùng với việc đổi mới, hội nhập đất nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách, Nhà nước ta ln ln coi trọng chính sách giáo dục đối với thế hệ trẻ, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của đất nước.
Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh cũng như các vùng khác trong cả nước đang thực hiện đầy đủ chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó khơng ngừng học hỏi, sáng tạo phù hợp với hồn cảnh mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá của vùng. Thực hiện chính sách giáo dục toàn diện, giáo dục ngay từ ban đầu (giáo dục gia đình, nhà trưởng, xã hội), nhằm phát huy tài năng sáng tạo, sự cống hiến của thế hệ trẻ cho mục tiêu xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong quá trình hội nhập, cho sự phát triển của tương lai.
Một khi nhận thức con người được nâng cao, họ sẽ có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy nền các giá trị văn hóa nơi họ sinh sống. Nền văn hóa đỏ sẽ được đảm bảo phát triển vững chắc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, trở thành yếu tố nội sinh tinh thần của nền văn hóa. Đây cũng chính là yếu tố khác biệt giữa văn hóa các vùng miền trên cùng một phạm vi lãnh thỏ, cùng một loại
hình văn hóa. Sự khác biệt đó chính là nguồn gốc cho sự phát triển đa dạng các hình thức du lịch văn hóa hiện nay. Bởi hiện nay, khi “ kinh tế càng nhất thể hoá bấy nhiêu thì văn hóa của mỗi dân tộc càng khu biệt bấy nhiêu” (Phạm Đức Dương). Chính sách tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ Can Lộc bao gồm: giáo dục gia đình, ý thức về truyền thống dòng họ; giáo dục nhà trường; hoạt động của huyện đoàn Can Lộc.
3.1.1.2 .Phát hành ấn phẩm quảng bá về du lịch Can Lộc - Hà Tĩnh
Tập gấp, băng đĩa, ấn phẩm là những tư liệu tiện dụng nhất trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương. Đây cũng là phương tiện hữu hiệu quảng bá về tiềm năng du lịch của Can Lộc đối với những du khách khơng có điều kiện thẩm nhận trực tiếp thông qua các chuyến tham quan. Để cho công việc quảng bá du lịch Can Lộc có hiệu quả, các loại tư liệu này cần có những đặc điểm sau:
Về tập gấp:
- Tập gấp phải đẹp, phong phú về nội dung có thể chia thành từng mảng lớn về thế mạnh của du lịch Can Lộc trên cùng một tập gấp. - Có những hình ảnh ấn tượng về du lịch Can Lộc.
- Phải làm nổi bật được đặc trưng văn hoá Can Lộc.Để tập gấp trở thành nguồn tư liệu đầy đủ cho khách tham quan cần phải có sự cộng tác của các nhà văn hoá am hiểu về vùng đất du lịch
Vê ấn phẩm
- Ấn phẩm đó phải là tâm huyết của các nhà nghiên cứu về Can Lộc, những người am hiểu về vùng đất địa phương.
- Ấn phẩm phải có nội dung phong phú, chính xác, có thêm những truyền thuyết dân gian, những huyền thoại để tăng thêm tính hấp dẫn đối với du khách.
- Ấn phẩm phải có nội dung, chủ đề tin cậy. Tiến hành thu thập thông tin từ mọi nơi, chú ý đến các cứ liệu dân gian, nguồn tư liệu từ các sách cổ, những người am hiểu về Can Lộc.
- Phát hành ấn phẩm song ngữ để giới thiệu về tiềm năng văn hoá du lịch của Can Lộc đối du khách quốc tế.
3.1.2 Chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý du lịch
Những năm gần đây do sự phát triển của du lịch, đặc biệt là tại các điểm du lịch Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc đã có sự phát triển. Ban quản lý các khu di tích được thành lập dưới sự chỉ đạo của Tình Uỷ. Đây là đội ngũ cán bộ được tuyển lựa từ các địa phương, cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau về phục vụ cho khu di tích.
Cán bộ Ban quản lý phụ trách du lịch là thành phần nòng cốt trong việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý du khách, dự trên cơ sở tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của điểm di tích đề ra các giải pháp duy trì hoạt động cũng như định hướng phát triển trong tương lai.
Một thực tế hiện nay là hầu hết cán bộ phụ trách du lịch tại các điểm di tích nói trên đều được luân chuyển từ các vị trí khác nhau trên địa bàn để phụ trách du lịch. Những cán bộ này cần cù, tích cực trong các hoạt động nhưng khơng được đào tạo đúng trình độ chun mơn, do đó năng lực chun mơn cịn hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách du lịch nói trên cũng như tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong việc phát triển kinh tế du lịch của huyện Can Lộc, khai thác có hiệu quả các điểm di tích trên địa bàn. Nhiệm vụ cần đặt ra là:
+ Đào tạo, đào tạo mới nguồn nhân lực phụ trách du lịch. + Trẻ hóa nguồn nhân lực phụ trách du lịch.
+ Đào tạo, đào tạo mới nguồn nhân lực phụ trách du lịch. + Trẻ hóa nguồn nhân lực phụ trách du lịch.
Cán bộ địa phương các xã cũng là thành phần quan trọng trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, đưa địa phương mình phát triển tiến lên con đương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phần này là mắt xích cuối cùng trong cơ cấu bộ máy lãnh đạo của Đảng, nhưng là lực lượng trực tiếp, gần dân nhất, mọi
đường lối phát triển kinh tế xã hội, cũng như các pháp lệnh du lịch được thực hiện tốt hay không một phần quan trọng là do lực lượng này.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự tồn tại và phát triển của nó trong những năm gần đây tác động rất lớn đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội tại những nơi du lịch phát triển. Du lịch lấy từ văn hóa vô vàn của cải, ngược lại ngành du lịch cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tăng nguồn thu nhập, phát triển kinh tế ở những đại phương có điều kiện phát triển du lịch.
3.2 Một số giải pháp khác
3.2.1 Về cơ chế chính sách
Cần thiết phải có sự quản lý thống nhất trong quản lý các điểm, tài nguyên du lịch phù hợp với phát triển du lịch văn hóa nhân văn. Có các cơ chế hoạt động phù hợp để khuyến khích phát triển du lịch mà không gây tác hại nhiều đến mơi trưởng. Chính quyền địa phương cần phối hợp với các ngành lâm nghiệp, khoa học công nghệ môi trường khai thác phát triển du lịch nhằm mục đích bảo tồn. Cần có chính sách tài chính trợ cấp cho việc xây xựng cơ sở vật chất, trùng tu, tôn tạo các khu di tích, tu sửa đường xá để thu hút nhiều nhà đầu tư góp phần phát triển du lịch.
3.2.2 Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch
Môi trường du lịch được hiểu một cách tổng thể bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn tại các điểm du lịch. Bảo vệ môi trường du lịch có vai trị quan trọng trong việc khai thác tiềm năng văn hóa tại các khu di tích. Mơi trường du lịch lành mạnh khơng chỉ tạo ra sức hấp dẫn văn hóa đối với du khách mà cịn có ý nghĩa trong việc gìn giữ mơi trường cảnh quan đối với người dân địa phương trong việc hình thành nếp sống mới.
Công tác bảo vệ môi trường du lịch cần được thực hiện như sau:
Thử nhất: Phối hợp với các ban ngành chức năng có chính sách cụ thể bảo và môi trưa du lịch tại các điểm du lịch. Nâng cao nhận thức ngươi dân bảo vệ môi trường tự nhiên trong đời sống, nhất là tại các điểm du lịch.
Thứ hai: Phối hợp với các ngành liên quan, có biện pháp xử lý rác thải tại các điểm di du lịch.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống biển báo về bảo vệ môi trường, nhất là các điểm di tích nhạy cảm. Có chính sách ưu tiên đối với những người làm công tác môi trường tại các khu di tích.
Cần nâng cao, đẩy mạnh cơng tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân, tích cực tham gia các phịng trào của thơn, làng, xã về trật tự an ninh, môi trường hoạt động du lịch
3.2.3 Giải pháp quy hoạch