1 .Lý do chọn đề tài
7. Bố cục của đề tài
2.2. Đánh giá các giá trị văn hóa của chợ Viềng
2.2.1. Giá trị trao đổi kinh tế, quảng bá sản phẩm của địa phương
Đầu tiên, nhìn chung giá trị trao đổi Kinh tế và quảng bá sản phẩm địa phương tại chợ Viềng đang làm rất tốt việc lưu truyền, lưu giữ các giá trị truyền thống của chợ Viềng. Các sản phẩm truyền thống được các thế hệ được trao truyền lại từ đời này qua đời khác để không mất đi những giá trị mà cha ông ta đã để lại.
Việc giao lưu buôn bán tại chợ Viềng vẫn diễn ra thuận lợi và có sự phát triển khá rõ ràng vào nhưng năm gần đây, giúp cuộc sống của người dân phát triển hơn xưa. Nhờ vào việc trao đổi kinh tế, sức ảnh hưởng của quảng bá, truyền thông nên hầu như mọi người đều biết đến chợ Viềng nhiều hơn đồng nghĩa với việc giúp tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu kinh tế sau mỗi một phiên chợ.
Bên cạnh đó có thể thấy do huyện Vụ Bản nằm trong một vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc phát triển thương mại du lịch, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nên giá trị của việc trao đổi kinh tế và quảng bá được thuận tiện hơn rất nhiều.
Mặt khác cũng có thể nhận định cùng với thế mạnh của các giá trị trong trao đổi kinh tế, quảng bá vì thế mà trong công tác quản lý đã thống nhất đem lại rất nhiều kết quả đáng tự hào về sản phẩm mang ý nghĩa về mặt tinh thần, lẫn sản phẩm mang ý nghĩa về mặt vật chất.
2.2.2. Giá trị tâm linh
Nghiên cứu giá trị tâm linh của chợ Viềng có thể nhận thấy đây khơng phải chỉ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi kinh tế thông thường mà điểm mấu chốt ở chỗ chợ Viềng được gắn với các yếu tố là sự tích và hình tượng Bà Chúa Liễu Hạnh đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người
dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân.
Thơng qua tìm hiểu giá trị tâm linh của chợ Viềng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các cách thức tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau về tâm linh: 1) Tâm linh trong tiềm thức của mỗi cá nhân, 2) tâm linh trong các mối quan hệ gia đình, dịng tộc, 3) tâm linh trong cộng đồng – xã hội. Để từ đó chúng ta thấy được đi chợ Viềng là đến với cả một hoạt động tâm linh hết sức thiêng liêng vào dịp đầu năm mới.
Sau cùng, tâm linh còn được biểu hiện qua các hình thức, các mơ hình mà người dân tại huyện Vụ Bản hướng tới đến với các vị thần thánh và kèm theo đó chính là những đặc tính, đặc điểm nổi bật ở giá trị tâm linh đó là tính “Thiêng” và tính “Tâm linh trong cộng đồng”.
2.2.3. Giá trị giao lưu cộng cảm
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ những tinh hoa sản vật và cũng là nơi xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “Mua may bán rủi” tại chợ Viềng và quan niệm về “Sự bán, sự mua” ở đây mang nặng một ý thức tâm linh, giao lưu giữa người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành trong năm mới. Chợ viềng nơi chứa đựng rất nhiều các khía cạnh của cuộc sống, bày tỏ được những quan điểm, tâm tư tình cảm của những người tham vào chợ Viềng và đều ẩn sau đó là:
Thứ nhất, chợ Viềng đã là nơi giao lưu, lan tỏa những niềm vui nỗi
buồn. kết nối mọi người vào với những yếu tố tự nhiên ở phiên chợ này.
Thứ hai, chợ Viềng giá trị về giao lưu cộng cộng đã và đang phát triển
một cách rất mãnh liệt, rất mới với thời đại 4.0 như hiện nay.
Thứ ba, giao lưu cộng cộng cảm ở chợ Viềng cịn được mọi người nhìn
nhận và đánh giá xem nó như là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống hiện nay.
2.2.4. Giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống
Bảo tồn nét văn hóa truyền thống Chợ Viềng có những điểm đáng chú ý đến và được đánh giá, nhận định về mặt hoàn thiện các nhiệm vụ trong việc bảo tồn cũng như đánh giá qua các góc nhìn và đem lại những kết quả khá là khả quan trên một số khía cạnh:
Thứ nhất, bảo tồn văn hóa truyền thống chợ Viềng có khả năng bổ sung
làm gia tăng giá trị kinh tế của một sản phẩm văn hóa với tư cách là loại “hàng hóa đặc thù”.
Thứ hai, bảo tồn văn hóa truyền thống chợ Viềng góp phần xây dựng
nhân cách, điều chỉnh hành vi cá nhân làm cho nguồn nhân lực xã hội có chất lượng trí tuệ cao hơn, đóng góp thiết thực vào cho sự phát triển các giá trị nhân văn hóa của chợ Viềng qua đó góp phần nâng cao nhận thức được về trách nhiệm bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống trong hội chợ Viềng.
Thứ ba, các vốn văn hóa, các giá trị văn hóa là một bộ phận cấu thành
mơi trường xã hội lành mạnh - yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững; và trong cả cách bảo tồn các giá trị sau này của hội chợ Viềng.