.Giá trị quảng bá hình ảnh địa phương

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá của chợ viềng ( huyện vụ bản, tỉnh nam định ) (Trang 54 - 57)

Đầu tiên, chợ Viềng đã tăng cường công tác tuyên truyền quáng bá

hình ảnh trước trong và sau lễ hội chợ Viềng. Các cán bộ, Ban tổ chức chợ Viềng đã rất chú trọng vào tuyên truyền trực tiếp tại các điểm lớn ở các cấp xã, huyện, tỉnh về hình ảnh nét đẹp truyền thống của chợ viềng.

Thứ hai, đã nâng cao được về chất lượng tuyên truyền quảng bá bằng

rất nhiều hình thức khác nhau. Mở rộng nhiều phương thức tuyên truyền khác nhau, đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu và xúc tích.

Thứ ba, hình thức quảng bá hình ảnh bằng phương thức kết hợp tour du

lịch đang được phát triển rất mạnh tại địa phương góp phần nâng doanh thu cũng như quảng bá hình ảnh hiền hịa, mến khách của người dân huyện nơi đây.

Thứ tư, đã đưa ra được những chính sách hợp lý để nâng tầm quảng bá hình ảnh các sản phẩm văn hóa truyền thống tại địa phương gắn liền với chợ Viềng.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, đề tài đã nêu lên được thực trạng hoạt động và cơng tác quản lý tại chợ Viềng. Bên cạnh đó cịn nhận diện được những giá trị văn hóa, mơ tả và phân tích, đánh giá được các mặt giá trị văn hóa chợ việng tại huyện Vụ Bản. Đây chính là cơ sở thực tiễn để nhóm tác giả đề tài phân tích đặt ra những về ở chương 3 và có những đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của chợ Viềng.

Chƣơng 3

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHỢ VIỀNG HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chợ Viềng trị văn hóa của chợ Viềng

3.1.1. Vấn đề thương mại hóa ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của chợ Viềng truyền thống Viềng truyền thống

Trong thời đại nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự xuất hiện những mơ hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích), các kênh thương mại điện tử (Shopee; Lazada,Titok…) đang dần chiếm ưu thế, trở thành thói quen trong hoạt động mua bán, thương mại của người dân. Điều này đã ít nhiều tác động đến sự tồn tại và phát triển giá trị văn hóa của chợ Viềng truyền thống, khi mà người dân đã dần có thói quen mua sắm theo mơ hình mới, bởi sự tiện ích cũng như những ưu điểm nổi trội hơn so với mơ hình chợ truyền thống cũ.. Chính vì thế nhiều chợ Viềng truyền thống đã dần bị mất đi vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, rơi vào tình trạng lãng qn, lớp trẻ khơng mấy mặn mà với chợ truyền thống.

Bên cạnh đó vấn đề trao đổi mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng đã biến thành những mục đích để thương mại hóa. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều các gian hàng tại chợ Viềng. Những biểu hiện đa dạng về mẫu mã, linh động về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn còn là phong phú cả về chủng loại, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là các gian hàng về đồ ăn, thức uống ...giả, kém chất lượng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, phát triển trong chính cơ thể của những “ thượng đế” nhẹ dạ, cả tin kém hiểu biết. Đáng để chúng ta lưu tâm hoạt động hóa mục đích này đó là việc lạm dụng trong thời kỳ dịch bệnh, đã xuất hiện rất nhiều phương thức mới trong việc vận chuyển, trao đổi các loại mặt hàng giả, lợi dụng xe được cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo “ luồng xanh” để vận chuyển các mặt hàng giả, hàng nhái về đến chợ Viềng

để tiêu thụ phục vụ cho mục đích thương mại kiếm lời.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá của chợ viềng ( huyện vụ bản, tỉnh nam định ) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)