CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1. Khái niệm
2.5. Kết quả hoạt động du lịch cộngđồng tại Tả Van – SaPa Lào Cai
2.5.1. Ảnh hƣởng của dịch bệnh đến phát triển du lịch.
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực du lịch, khiến cho du lịch tại một số địa phương bị đóng băng trong khoảng thời gian nhất định.
Thực hiện chủ trương “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Sa Pa đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm khôi phục lại hoạt động du lịch, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, giảm bớt thiệt hại, tác động tiêu cực từ dịch bệnh, đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, những khó khăn, vướng mắc cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt ra và tìm giải pháp tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.
Vừa qua, với một số hoạt động kích cầu, du khách đã bắt đầu trở lại với Sa Pa. Tuy nhiên, về tổng thể thì năm 2021 du lịch Sa Pa chịu thiệt hại rất nặng nề. Cụ thể như năm 2020, dù dịch bệnh nhưng Sa Pa đã đón được trên 1,2 triệt lượt
khách. Tuy nhiên năm 2021, thống kê cho thấy, Sa Pa mới chỉ đón được khoảng 600 nghìn lượt khách. Để báo đảm an tồn mở cửa đón khách du lịch trở lại, thị xã đã tập trung tiêm vắc xin; hiện toàn thị xã đã tiêm được gần 90% mũi 2; riêng các phường trung tâm thì tỷ lệ tiêm đạt 100%.
“Trước khó khăn có thể xảy ra, đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho ngành du lịch khi mở cửa trở lại, chúng tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp có thơng tin cho lao động ngoại tỉnh chủ động trở lại làm việc. Cùng với đó, các khách sạn lớn, khu du lịch cũng đăng tuyển thêm nhân viên… Mục tiêu cuối cùng là làm sao phải bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ du khách khi đến với Sa Pa”, ơng Phan Đăng Tồn, Bí thư thị ủy Sa Pa nhấn mạnh.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã triển khai có hiệu quả việc “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Đồng thời, Sa Pa đã nối lại hoạt động du lịch trong tình hình mới, góp phần giảm bớt những khó khăn mà các cơng ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong vùng đang gặp phải.Được công nhận là điểm du lịch quốc gia, nhưng thời gian qua du lịch Sa Pa cũng như nhiều điểm du lịch khác trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.
Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã thực sự mang lại nguồn sinh khí mới cho vùng đất du lịch ở Tây Bắc của Tổ quốc. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch tại Sa Pa đã chủ động các biện pháp thích ứng an tồn để có thể đón khách trở lại.
Du lịch Sapa nói chung và tại Tả Van nói riêng đã bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay du lịch Tả Van - Sapa đã từng bước trở lại mạnh mẽ, với nhiều mơ hình du lịch, phục hồi ngành du lịch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, giảm thiệt hại và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, thực hiện “mục tiêu kép” đảm bảo phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi để du khách được hưởng những dịch vụ, sản phẩm du
lịch tốt nhất trong điều kiện cho phép, đồng thời góp phần giữ vững và khẳng định thương hiệu, chất lượng du lịch.
2.5.2. Kết quả đạt đƣợc về du lịch cộng đồng tại Tả Van – Sapa.
Du lịch cộng đồng tại Tả Van – Sapa – Lào Cai có những kết quả đáng mong đợi trong suốt q trình nỗ lực và cố gắng khơng ngừng của người dân bản xứ cùng với sự tham gia giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự quan tâm từ tỉnh và nhà nước.
Với sự ưu ái của thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số đã chung sống từ bao đời nay, Tả Van Sa Pa Lào Cai chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, lấy con người làm trung tâm. Giảm ùn tắc ở các đơ thị chật hẹp, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Cứu trợ Tạo khí thế phát triển du lịch bền vững, kết hợp với bảo vệ bản sắc văn hóa và mơi trường sinh thái theo chỉ đạo.
Giá lưu trú một đêm tại Tả Van khá rẻ, dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng, tùy hạng phịng. Tuy nhiên, cũng có những phịng lưu trú cao cấp do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, có giá lên tới hơn một triệu đồng/đêm. Ngoài lưu trú qua đêm, đồng bào Giáy ở Tả Van còn bảo đảm cho du khách thưởng thức nét đặc sắc của ẩm thực dân tộc và các tiết mục văn nghệ như múa quạt, hát ống, hát dân ca…
Nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh khí hậu, cảnh quan, bản sắc văn hóa đa sắc màu các dân tộc, huyện Sa Pa tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng, hướng về bản làng và người dân, cộng đồng dân cư. Đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tại các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn,.. tập trung nhiều homstay, số lượng homstay ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đến nay đã có khoảng 154 cơ sở homstay.
Theo thông tin từ Ban Quản lý du lịch cộng đồng xã Tả Van, từ đầu năm 2017 đến nay, xã Tả Van đã đón khoảng 55.500 lượt khách tới tham quan và lưu trú qua đêm. Trong đó, có gần 38.000 lượt khách quốc tế với 14 quốc tịch khác
nhau, trên 17.800 lượt khách nội địa. Có gần 8.300 lượt khách đăng ký lưu trú qua đêm tại xã Tả Van (trong đó trên 6.600 lượt khách quốc tế).
Doanh thu từ dịch vụ lưu trú tại gia ước đạt khoảng 400 triệu đồng.
Tả Van luôn là một trong những điểm thu hút khách du lịch, đông đảo nhất là du khách quốc tế khi ghé đến SaPa.
Tính đến ngày 15/9, xã Tả Van có 62 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch, trong đó 55 hộ làm dịch vụ lưu trú tại gia, tăng 3 hộ so với năm 2016.
Tiểu kết chƣơng 2.
Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đậm đà bản sắc dân đó chính là nền tảng cho việc thúc đẩy ngành du lịch và dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch của nước ta.
Ở Chương 2 đã tìm hiểu và phân tích một số khía cạnh văn hóa bản sắc dân tộc người Giáy. Trang phục, văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Giáy. Tuy nhiên, văn hóa dân tộc Giáy ở Tả Van, SaPa vẫn chưa được khai thác hết giá trị văn hóa để phục vụ du lịch.
Trong chương 2 này, em đã nêu tất cả những nét đặc sắc của người Giáy. Từ đó, khai thác phục vụ hoạt động du lịch của nước nhà.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN – SAPA
ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.