SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
2.2.6.2 Kế toán tài sản cố định.
2.2.6.2.1 Đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng tại doanh nghiệp.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp sông Chu liên quan tới các sản phẩm cơ khí chế tạo. Vì thế tài sản cố định chủ yếu của công ty là tài sản cố định hữu hình, còn tài sản cố định vô hình rất ít như quyền sử dụng đất.
Về nguyên giá của tài sản cố định : Gồm giá thanh toán cho người bán TSCĐ cộng với các loại thuế, lệ phí cộng các phí tổn trước khi dựng như vận chuyển, chạy thử cộng với lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá được hưởng.
Về phương pháp tính khấu hao: Bởi vì những tài sản cố định của doanh nghiệp là tài sản cố định hữu hình, đó là các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhà cửa, văn phòng, kho bãi…..với các loại tài sản cố định này có thể xác định được thời gian sử dụng dự kiến của nó, từ đó để thuận tiện cho việc tính toán doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện thì TSCĐ của công ty gồm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình (không có TSCĐ thuê tài chính)
+ Với TSCĐ hữu hình với một công ty mang tính chất kỹ thuật như công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp sông Chu thì TSCĐ hữu hình trong công ty gồm rất nhiều loại do vậy để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại các TSCĐ này. Ở công ty TSCĐ hữu hình được phân loại theo kết cấu, theo cách này TSCĐ hữu hình của Công ty gồm các loại:
Nhà cửa, vật kiến trúc: như trụ sở làm việc, nhà kho, các phân xưởng sản xuất....
Máy móc thiết bị: là các dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc sản xuất như máy dập, máy cắt và máy đúc...
Phương tiện vận tải: như các loại ô tô phục vụ cho việc bán hàng Thiết bị, dụng cụ quản lý: Như máy in, máy vi tính....
Các loại TSCĐ hữu hình khác
+ TSCĐ vô hình của Công ty rất ít như quyền sử dụng đất, giấy phép và giấy phép nhượng quyền.
2.2.6.2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
Để phục vụ cho việc mua sắm tài sản cố định, kiểm soát tài sản cố định, thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định công ty đã sử dụng các loại chứng từ sau:
Hợp đồng mua bán tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng kê nhập tài sản cố định, bảng kê thanh toán, hoá đơn giá trị gia tăng (VAT), thẻ chi tiết tài sản cố định, sổ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, các bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7.
2.2.6.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình - TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính
- TK 213: Tài sản cố định vô hình - TK 214: Hao mòn tài sản cố định. - TK 241: Xây dựng cơ bản - TK 711: Thu nhập khác - TK 811: Chi phí khác - TK 111,112,133,641,642,627………… 2.2.6.2.4 Quy trình hạch toán
Khi doanh nghiệp mua tài sản cố định phải có biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản này phải cú đẩy đủ chữ ký xác nhận của cả bên giao và bên nhận, phải có hợp đồng mua tài sản cố định, hoá đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ khác có liên quan. Sau đó, với mỗi loại tài sản cố định mua về kế toán mở sổ chi tiết tài sản cố định để theo dõi chi tiết từng loại tài sản cố định. Sổ chi tiết này do kế toán viên phụ trách phần hành tài sản cố định lập, sau đó chuyển giao cho kế toán trưởng xác nhận và lưu giữ ở phòng kế toán.
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thì tài sản cố định đó sẽ bị hao mòn, kế toán phần hành tài sản cố định có nhiệm vụ tính mức khấu hao cần phải trích của tài sản cố định, phân bổ chi phí khấu hao đó cho từng bộ phận sử dụng. Cuối tháng phân bổ chi phí khấc hao vào bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7 và vào sổ cái của tài khoản 214.
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Trường hợp tài sản cố định của doanh nghiệp bị giảm như góp vốn liên doanh, mất mát tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định lúc đó doanh nghiệp cũng phải có biên bản giao nhận về góp vốn của tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định… Sau đó kế toán tài sản cố định ghi giảm trên sổ tài sản cổ định, thẻ tài sản cố định và trên sổ cái tài khoản 211.
2.2.6.3 Kế toán tiền lương
2.2.6.3.1 Đặc điểm kế toán tiền lương trong đơn vị:
Do đặc thù công việc nên số lượng lao động cũng biến động thường xuyên. Về chất lượng lao động phân bố ở các tổ đội hay xí nghiệp phải đều về trình độ. Công nhân công ty thường xuyên phải lao động dưới điều kiện tự nhiên theo thời tiết, số lao động phổ thông phải làm các công việc nặng nên bộ phận này cần phải có một sức khoẻ thật tốt mới có thể đáp ứng được yêu
Tài sản cố định Mức khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK214
cầu công việc. Mặt khác, hầu hết làm việc trên độ cao, dưới thời tiết nắng nóng nên không những phải có sức khoẻ tốt mà còn phải ý thức chấp hành tốt kỷ luật về an toàn lao động.
Những năm gần đây số lượng sản phẩm cơ khí và các công trình xây lắp công ty ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên đáng kể và thu nhập của người lao động cũng được nâng lên.
Tình hình lao động qua các năm thể hiện qua bảng sau:
Năm Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1. Tổng lao động 300 350 Lao động nam 240 280 Lao động nữ 60 70 2. Trình độ lao động 300 350 Đại học 18 20 Cao đẳng 18 18 Trung cấp 12 12
Công nhân kỹ thuật 200 232
Lao động phổ thông 58 68
3. Phân loại lao động 300 350
Lao động trực tiếp 235 288
Lao động gián tiếp 65 72
Hiện nay, công ty có 350 cán bộ công nhân viên với trình độ bậc thợ thể hiện qua bảng sau
Danh sách cán bộ công nhân viên trong công ty
Trình độ, bậc thợ Số lượng
1. Nhân viên văn phòng 50
Đại học 20
Cao đẳng 18
Trung cấp 12
2. Kỹ sư cơ khí 12
Thợ hàn 40 Thợ gia công 80 4. Thợ lắp máy 100 5. Thợ khác 68 Thợ điện 4 Thợ lái xe cẩu 5 Thợ bắn cát phun sơn 13 Thợ xây 29 2.2.6.3.2 Chứng từ hạch toán: - Bảng chấm công - Bảng thanh tiền lương
- Bảng tổng hợp công và chia lương cho từng bộ phận
2.2.6.3.3 Quy trình hạch toán:
* Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Sông Chu
Sơ đồ 10 : Quy trình hạch toán
Đại học Kinh tế quốc dân 36
Bảng chấm công bộ phận phòng ban
Bảng chấm công , biên bản nghiệm thu theo hợp đồng
khoán Bảng tổng hợp công và chia
lương từng bộ phận
Bảng tổng hợp công và chia lương toàn công ty
Bảng thanh toán lương toàn công ty
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Từ bảng chấm công các phòng ban và bảng chấm công cùng biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng giao khoán kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp công và chia lương từng bộ phận. Sau đó tiến hành tổng hợp công và chia lương cho toàn công ty.
Kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm thông qua phân loại tiền lương tiến hành tập hợp và phân bổ chúng cho từng đối tượng.
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. do đó số liệu trên bảng phân bổ sử dụng vào bảng kê 4 và 5, vào nhật ký chứng từ số 7, số liệu trên nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái tài khoản 334, 338 sau đó vào báo cáo tài chính.
Hiện nay cụng ty đang áp dụng hai hình thức tính lương: hình thức tính lương thời gian và hình thứ tính lương sản khoán.
*/ Đối với hình thức tính lương theo thời gian:
Theo hình thức này thì tiền lương phải trả cho mỗi người được xác định như sau:
Tiền lương thời gian phải trả = Số ngày làm việc thực tế x Hệ số lương x Mức lương cơ bản Số ngày làm việc theo chế độ tháng ( 22 ngày)
*/ Đối với hình thức tính lương khoán:
Hiện nay doanh nghịêp đang áp dụng hình thức lương khoán cho các xí nghiệp, tổ đội sản xuất, xây lắp các công trình, hạng mục công trình.
Cách tính lương khoán như sau: Tiền lương
khoán phải trả =
Đơn giá một ngày công của khối lượng SP hoàn
thành
x
Số ngày công theo hệ số của 1(hay 1 nhóm)
LĐ SX
Đối với việc khoán các dự án lớn khi dự án hoàn thành đạt tiêu chuẩn, và sớm hơn so với dự định thì có thể được thưởng thêm từ phía công ty và từ phía bên giao thầu.
*Tính BHXH phải trả công nhân viên:
Hiện nay tại công ty tất cả cán bộ CNV đều đúng BHXH và BHYT do cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hoá quản lý. Thủ tục tính toán BHXH phải trả cho CNV, bao gồm: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH.