Khu du lịch chùa Tam Chúc trong chiến lược phát triển tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hấp dẫn khu du lịch chùa tam chúc tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

8. Bố cục của đề tài

1.3 Khu du lịch chùa Tam Chúc trong chiến lược phát triển tỉnh Hà Nam

1.3.1 Du lịch tỉnh Hà Nam trong chiến lược phát triển của quốc gia.

Trên cơ sở những gì đã và đang làm để phát triển du lịch, theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Nam. Quan điểm về phát triển du lịch của Hà Nam hiện nay là một ngành kinh tế quan trọng, khác so với quan điểm phát triển du lịch trước đây do có sự đánh giá tiềm năng thế mạnh, những yếu tố thời cơ và thách thức sát với thực tế hơn. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác, hỗ trợ và thúc đẩy ngành công nghiệp, thương mại, y tế, khoa học, đào tạo và nông nghiệp chất lượng cao. Mục tiêu đến năm 2030, du lịch sẽ đóng góp 10% vào GRDP tồn tỉnh. Đến năm 2050, Hà Nam trở thành một trung tâm du lịch của vùng Thủ đơ, kết hợp hài hịa của các loại hình du lịch sinh thái - sáng tạo - nhân văn, với các sản phẩm chất lượng cao, chuyên nghiệp và sáng tạo, vừa bảo tồn, khai thác và phát triển sáng tạo, bền vững những giá trị sinh thái, văn hóa, nơng nghiệp, tâm linh.

Hà Nam đang vận động mọi cơ chế thích hợp thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch, thực hiện mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đối với ngành kinh tế này. Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc là một trong những dự án có ý nghĩa quan trọng, tạo sự liên kết, phát triển du lịch vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đặc biệt, đối với 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình; là điểm kết nối chuỗi du lịch tâm linh lớn trong vùng gồm chùa Hương (Hà Nội) – Tam Chúc Ba Sao (Hà Nam) và Tràng An Bái Đính (Ninh Bình). Khu du lịch Tam Chúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia, gồm các sản phẩm du lịch chính: Du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao vui chơi và giải trí. Tổng diện tích được quy hoạch của khu du lịch Tam Chúc 5100 ha. Với vị trí, vai trị ý nghĩa quan trọng như vậy, khi hoàn thành Khu du lịch Tam Chúc sẽ tạo bước đột phá phát triển kinh

tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam nói riêng và cả vùng Nam đồng bằng sơng Hồng nói chung.

1.3.2 Khu du lịch chùa Tam Chúc trong chiến lược phát triển tỉnh Hà Nam.

Ðể sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2023 đưa quần thể khu du lịch (KDL) Tam Chúc thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, tỉnh Hà Nam đã quan tâm xây dựng và công bố quy hoạch các khu điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch; xây dựng và triển khai đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ KDL Tam Chúc. Tập trung nghiên cứu, khảo sát, củng cố và xây dựng tuyến, điểm du lịch, liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận và các trung tâm du lịch lớn trong nước về phát triển tua, tuyến với sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế đặc trưng là KDL trọng điểm quốc gia Tam Chúc.

Với quy hoạch tổng thể phát triển KDL trọng điểm quốc gia Tam Chúc đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu chung đến năm 2025, KDL Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của KDL trọng điểm quốc gia. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành thương hiệu KDL, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của đồng bằng sông Hồng, duyên hải Ðông Bắc và cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, KDL Tam Chúc đón khoảng năm triệu lượt khách trong nước và quốc tế; đến năm 2030, đón khoảng tám triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp. Tổng thu từ khách du lịch, năm 2025 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt hơn 1.700 tỷ đồng. ( nguồn dữ liệu được lấy từ trang web: Hanam.gov.vn)

Thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án KDL Tam Chúc, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả các định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08 phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo đột phá phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh với tốc độ cao, bền vững.

Trong chương 1 đề tài tìm hiểu lý luận về các khái niệm về du lịch, khái niệm về độ hấp dẫn khu du lịch, đặc điểm và yếu tố tạo nên độ hấp dẫn của khu du lịch và tiêu chí xác định độ hấp dẫn của khu du lịch. Trong đó đề tài cịn khái quát, tổng quan về khu du lịch chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam. Đưa ra chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hà Nam đối với khu du lịch chùa Tam Chúc. Đây là những cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng khai thác khu du lịch chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH CHÙA TAM CHÚC

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hấp dẫn khu du lịch chùa tam chúc tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)