Giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hấp dẫn khu du lịch chùa tam chúc tỉnh hà nam (Trang 54 - 56)

8. Bố cục của đề tài

3.2 Giải pháp về tổ chức quản lý

Tại mỗi khu du lịch cơng tác quản lý đóng vai trị vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển khu du lịch, điểm du lịch. Nếu có những chính sách hợp lý, đồng bộ trong việc đưa ra những quy định chung cho khách du lịch, cho các cơ quan quản lý từng bộ phận, và giới hạn phát triển khu du lịch thì sẽ tạo điều kiện tốt cho khu du lịch phát triển, tạo ấn tượng tốt đối với du khách, góp phần bảo vệ, tơn tạo khu du lịch, thu hút du khách, phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhìn chung để khu du lịch, điểm du lịch phát triển một cách tồn diện thì khơng thể thiếu sự quản lý của các cấp các ngành. Đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của khu du lịch.

* Đối với khách du lịch: Phải có những chính sách đồng bộ trong việc thu vé vào khu du lịch từ vé gửi xe đến vé tham quan. Giá vé phải được quy định rõ ràng, miễn giảm tiền vé thuyền cho trẻ em, số lượng người tham quan trên một thuyền cũng phải được quy định hợp lý, tránh tình trạng vào những ngày lễ đông

khách các thuyền chở quá số lượng khách quy định của một thuyền gây mất an toàn cho khách khi tham quan và gây khó chịu cho khách. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch khi đến khu du lịch. Quản lý tốt các bộ phận tham gia các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: gửi đồ, chụp ảnh, bán đồ lưu niệm... tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch.

* Đối với ban tổ chức: Cần ban hành những cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc.Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngành về phương thức quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát huy tính sáng tạo trong cơng việc, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh.

* Đối với cộng đồng địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch: Vì khu du lịch chùa Tam Chúc mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch nên trình độ cũng như nghiệp vụ của những người dân địa phương còn hạn chế, thiếu sự chuyên nghiệp. Hầu hết trước khi khu du lịch được mở thì chủ yếu họ sống bằng nghề trồng lúa nên khi chuyển sang làm du lịch ban quản lý dự án cần có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng địa phương như: vốn, phương tiện làm việc, mở lớp đào tạo miễn phí nghiệp vụ cơ bản về du lịch và tuyên truyền giáo dục về những nguyên tắc của du lịch văn hóa, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường, tài nguyên du lịch nhân văn. Quy hoạch những khu bán hàng có trật tự, có quy mơ, xây dựng nhà chờ cho khách, cho những người đợi chèo thuyền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia hoạt động du lịch. Chia sẻ lợi ích thu được từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương, khuyến khích người dân tham gia du lịch một cách nhiệt tình, có trách nhiệm, ứng xử với khách du lịch theo phong cách của người làm du lịch.

*Đối với khu du lịch: Cần có những cơ chế chính sách sử dụng đất đai hợp lý vào mục đích quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Không quy hoạch, cấp phát đất bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên.Về vật liệu xây dựng, khuyến khích sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, tạo nét hài hịa với cảnh quan mơi trường, tránh gây ô nhiễmvà phá vỡ cảnh quan.

Về công tác quản lý khu du lịch quan trọng nhất là phải đồng bộ giữa các cấp, các ngành như du lịch, công an, kinh tế để tạo ra sự thuận lợi cho cả du khách và nhà quản lý trong hoạt động du lịch, nhất là Sở du lịch tỉnh Hà Nam và doanh nghiệp Xuân Trường về cả nội dung quy hoạch và chính sách đề ra. Tránh sự chồng chéo trong quản lý gây khó khăn cho du khách khi đến khu, điểm du lịch. Đối với từng bộ phận được giao trách nhiệm quản lý tại khu, điểm du lịch, ban quản lý toàn khu phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo các bộ phận làm đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hấp dẫn khu du lịch chùa tam chúc tỉnh hà nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)