Thời gian trung bình học TACN mỗi ngày

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 43 - 49)

Từ đồ thị trên, có thể thấy sinh viên lựa chọn đáp án: lúc nào rảnh thì học chiếm tỷ lệ cao nhất (25%). Điều này có thể lý giải bởi sự chủ động về thời gian, tuy nhiên nó lại lộ rõ một nhược điểm về sự thiếu sắp xếp và phân chia thời khóa biểu của sinh viên. Khi quá bận rộn, sinh viên có thể bỏ qua việc học TACN trong ngày, nếu điều đó diễn ra liên tục thì quá trình học sẽ bị gián đoạn và không hiệu quả. Đứng thứ hai là khoảng thời gian từ 30 phút – 1h (16.7%), từ 1 – 2h (12.5%), cuối cùng là trên 2 giờ (4.2%).

Có thể nói rằng: thời gian học dường như được dựa trên khả năng tiếp thu của mỗi người. Những sinh viên muốn học nhanh - học trong một khoảng thời gian nhất định thì có số giờ học cao; ngược lại, khi muốn tiếp thu từ từ người học thường không đặt nặng về vấn đề thời gian. Vì vậy, khi trả lời câu hỏi mất bao lâu để đạt được kết quả như mong muốn, kết quả sinh viên lựa chọn lần lượt là: trên 1 năm (29.2%), 6 – 12 tháng (16.7%), 4 – 6 tháng (8.4%) và 3 – 4 tháng (4.2%). 16,7 12,5 4,2 25 30p - 1h/ ngày 1 - 2h/ ngày Trên 2h/ ngày Lúc nào rảnh thì học

35

2.2.7. Kết quả học tập của sinh viên

Khi tìm hiểu thành quả học TACN, tác giả đã đưa ra một số câu hỏi để sinh viên đánh giá mức độ tự tin của họ đối với bốn kỹ năng. Kết quả được trình bày như sau:

Bảng 2. 1. Mức độ tự tin trong việc sử dụng các kỹ năng TACN TT-TV

Nội dung Tự tin

Tương đối tự tin Không thật sự tự tin Hồn tồn khơng tự tin A. Kỹ năng nghe

Nghe hiểu các bài phát biểu, bài nói chuyện bằng tiếng Anh tại hội thảo về lĩnh vực TT-TV

0 12.5 33.3 12.5

Nghe hiểu các bài phỏng vấn bằng tiếng Anh trong lĩnh vực TT-TV

4.2 29.2 25 0

Nghe hiểu các bài giảng, bồi dưỡng năng lực về lĩnh vực TT-TV bằng tiếng Anh

0 50 4.2 4.2

B. Kỹ năng nói

Thuyết trình về các chủ đề TT-TV bằng tiếng Anh 8.3 37.5 8.3 4.2 Giao tiếp với đối tác hoặc người dùng tin bằng

tiếng Anh

4.2 16.7 37.5 0

Tham gia hội nghị, thảo luận về lĩnh vực TT-TV bằng tiếng Anh

0 4.2 12.5 41.7

C. Kỹ năng đọc hiểu

Đọc hiểu các bài báo – tạp chí tiếng Anh về lĩnh vực TT-TV

36 Đọc hiểu các văn bản, tài liệu, thư từ tiếng Anh về lĩnh vực TT-TV

20.8 29.2 8.3 0

Đọc hiểu tất cả tài liệu bằng tiếng Anh để khai thác thông tin

20.8 33.3 4.2 0

D. Kỹ năng viết

Viết đơn xin việc, CV đối với ngành nghề TT-TV bằng tiếng Anh

8.3 29.2 20.8 0

Viết đơn đặt hàng và trả lời đơn đặt hàng bằng tiếng Anh

4.2 8.3 45.8 0

Viết thư bằng tiếng Anh về chủ đề TT-TV 8.3 25 20.8 4.2 Số liệu trong bảng kết quả thể hiện sự chênh lệch tương đối lớn giữa các kỹ năng và nội dung tương ứng với mỗi kỹ năng. Kỹ năng nói được đánh giá yếu nhất, trong khi đó kỹ năng đọc hiểu có mức độ tự tin và tương đối tự tin cao nhất. Đối với kỹ năng nghe và viết, sinh viên đánh giá năng lực của họ ở mức khá (tương đối tự tin & không thật sự tự tin).

Kết quả cho thấy năng lực của sinh viên thể hiện qua từng kỹ năng là không đồng đều. Do phương pháp, thời gian học tập thiếu hợp lý hoặc tinh thần lơ là mà nhiều sinh viên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số khác, có thể do học theo định hướng của nghề nghiệp nên sinh viên sẽ ưu tiên phát triển những kỹ năng mà cơng việc địi hỏi. Ví dụ, khi muốn làm việc tại cơ quan phi chính phủ, trường học quốc tế sinh viên cần có kiến thức nghề nghiệp sâu rộng và am hiểu ngoại ngữ hơn là khi làm việc tại các thư viện trường học công cộng trong nước.

2.3. Đánh giá thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, những sinh viên tự học TACN đều là những người có nhận thức rất cao

về nghề nghiệp và tương lai của bản thân, họ có sự chủ động khi nghiên cứu kỹ càng các nội dung của ngành học thơng qua tài liệu nước ngồi. Từ đó, sinh viên vừa có thể tự trả lời

37

vướng mắc của bản thân vừa hiểu thêm về TACN và một số từ vựng thơng dụng. Khơng những vậy, sinh viên cịn dễ dàng ghi nhớ từ mới và vận dụng vào thực tế.

Thứ hai, đa phần sinh viên đều có thái độ học tập tích cực, tự giác và kiên trì. Dù là

học bài bản theo giáo trình hay sinh ra ngẫu nhiên trong quá trình tìm hiểu các vấn đề chuyên ngành bằng tài liệu tiếng Anh thì người học vẫn luôn giữ được tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi để tiến bộ hơn mức hiện tại. Đặc biệt, với mức độ tin tưởng, phát triển tương lai theo ngành học khá cao như đã trình bày cùng với sự chủ động tìm kiếm tài liệu có thể thấy được mong muốn phát triển bản thân để hoàn thiện năng lực, tư duy, nhận thức về ngành nghề của sinh viên là rất lớn. Bằng thái độ quyết tâm và năng lượng dồi dào thì việc mở rộng kiến thức TACN sẽ càng trở nên dễ dàng.

Thứ ba, sinh viên lựa chọn kết hợp nhiều mơi trường học TACN với nhau, ngồi ra

một số sinh viên cịn sử dụng tất cả các hình thức để học TACN nhằm tạo nên môi trường học tập đa dạng và đầy lý thú. Đây là một kết quả đáng tự hào cho thấy tình trạng học sáo rỗng, thiếu thực tế đang dần được xóa bỏ.

Thứ tư, mỗi sinh viên đều có động cơ khác nhau và thể hiện qua ba nhóm: bản thân,

gia đình và bạn bè, mơi trường làm việc. Động cơ của sinh viên được hình thành trong quá trình học tập, họ được khơi gợi về nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức bởi một số tác động từ giảng viên, bạn bè, gia đình. Đặc biệt, nhiều người đã lấy lợi ích của việc học TACN (nâng cao trình độ chun mơn) làm động lực học tập, hướng tới một môi trường làm việc năng động và hiện đại. Nhìn chung, động cơ học tập được sinh viên xác định rõ ràng ngay từ khi mới học TACN và điều này cần được duy trì để ngày càng lành mạnh và tiến bộ.

Thứ năm, về cơ bản, sinh viên đã ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông

tin khi học TACN và áp dụng một số cách học hiệu quả bằng hình ảnh, âm thanh sống động. Đặc biệt, một nhóm sinh viên đã chia sẻ về cách luyện nói theo nhóm. Hình thức này làm tăng tính tương tác giữa các thành viên, hình thành khả năng cộng tác làm việc và phát triển tính tự lực, sáng tạo. Những sinh viên giỏi có thể giúp đỡ sinh viên học yếu hơn để cùng hồn thành mục đích chung. Đây khơng phải cách học mới lạ tuy nhiên lại mang lại hiệu

38

quả cao nếu như người học có cùng mục tiêu và tinh thần đồn kết vững bền.

Thứ sáu, một số sinh viên đã xây dựng được thời gian học TACN cố định trong một

ngày.

Nhìn chung, đa phần sinh viên học TACN đã nghiêm túc và chủ động tìm hiểu các kiến thức khơng được giảng dạy tại trường. Mỗi người học đều nỗ lực để đạt tới trình độ đọc – nghe hiểu và giao tiếp cơ bản các kiến thức về ngành nghề bằng tiếng Anh. Qua đó cũng thấy được tình u của sinh viên đối với ngành TT-TV và khao khát hoàn thiện tri thức thông qua việc trau dồi từ tài liệu chuyên ngành nước ngoài.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc học TACN của sinh viên còn bọc lộ một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, ý thức tự học của nhiều sinh viên còn hạn chế; hơn một nửa số sinh viên

chưa tìm hiểu về TACN hoặc học bỏ dở. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của sinh viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Thứ hai, môi trường rèn luyện của một bộ phận sinh viên thiếu tính đa dạng. Người

học cịn dè dặt, ngại ngùng và không dám trải nghiệm môi trường học tập với người khác dẫn đến tình trạng tự nói chuyện một mình. Nếu cứ tiếp tục học theo cách như vậy, quá trình đánh giá và rút kinh nghiệm của người học sẽ thiếu khách quan, họ khơng có cơ hội nhận được những góp ý từ người khác để sửa đổi và hoàn thiện.

Thứ ba, nhiều sinh viên chưa học TACN có thể bị vướng mắc trong việc xác định

động cơ học tập. Không xác định được động cơ học tập sẽ ảnh hưởng đến sự khởi đầu, tần suất và sự kiên trì của các hành vi liên quan đến sự tiếp thu kiến thức.

Thứ tư, thái độ học tập của sinh viên còn tồn tại sự mâu thuẫn, một số sinh viên chưa

giải quyết triệt để vấn đề tâm lý, khả năng chịu áp lực chưa cao trong khi tự học địi hỏi ý chí rất lớn. Tự học TACN là một quyết định do bản thân người học tự đưa ra và họ cần thực hiện điều đó dựa trên niềm tin và tinh thần vững mạnh. Để cải thiện điều này, sinh viên nên nhanh chóng kiểm điểm chính mình và kịp thời thay đổi, sớm lấy lại tinh thần học tập.

39

Thứ năm, người học thiếu tính đột phá trong phương pháp học. Đa phần sinh viên

đều lựa chọn một trong những đáp án được liệt kê sẵn và chỉ có một vài người học chia sẻ về cách học riêng của họ. Trong khi đó, phương pháp học là một yếu tố chủ quan và thường sẽ khác biệt ở mỗi đối tượng, tức là mỗi người học đều có khả năng tự sáng tạo ra cách học phù hợp với của bản thân. Đó cũng là lý do đề tài chưa khai thác được nhiều bí kíp làm nên thành công của mỗi sinh viên.

Thứ sáu, với lựa chọn học khi có thời gian rảnh, tuy đem lại sự thoải mái, tự do

nhưng sẽ khiến sinh viên dễ bỏ bê việc học, khơng có kế hoạch hay ràng buộc cho việc học.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những thiết sót về hoạt động tự học TACN của sinh viên được dự đoán theo các nguyên nhân sau:

Một là, sinh viên chưa loại bỏ cách học thụ động thời trung học, chưa có định hướng

rõ ràng cho tương lai hoặc không thật sự hứng thú với ngành học nên đã bỏ bê việc bổ sung kiến thức ngoại ngữ nói chung và TACN nói riêng. Do đó, việc đề ra một hướng giải quyết để nâng cao tinh thần tự học cho sinh viên là rất cần thiết.

Hai là, nhận thức về lợi ích của TACN ở một số sinh viên còn hạn chế dẫn tới việc

bỏ qua nguồn tài liệu chất lượng của nước ngoài; hơn nữa, sinh viên cũng chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân với ngành học và nghề nghiệp tương lai, từ đó dẫn tới tình trạng mất phương hướng, khơng có tinh thần học hỏi.

Ba là, áp dụng phương pháp học sai cách, học không đúng trọng tâm, khơng đáp ứng

nhu cầu của chính mình và lượng kiến thức cần thiết.

Bốn là, nguồn kinh phí đầu tư cho việc học cịn hạn chế, khơng đảm bảo chất lượng

và số lượng của nguồn tài liệu hoặc trang thiết bị học tập.

Năm là, công tác kiểm tra và đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên dẫn tới

không phát hiện kịp thời những tồn tại và nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc mở rộng kiến thức TACN.

40 một vài cấu trúc tiếng Anh khó đã muốn bỏ cuộc.

Bảy là, hoạt động tự học TACN của sinh viên chưa được nhà trường quan tâm, khơng

có khung năng lực ngoại ngữ chuyên ngành dành cho sinh viên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, người học khơng biết phải luyện những gì về TACN, thiếu căn cứ để xây dựng tiêu chí phấn đấu, đánh giá và hoàn thiện năng lực của bản thân.

Tám là, thiếu một chương trình đào tạo bài bản, những buổi chia sẻ, góp ý của các

chuyên gia giàu kinh nghiệm gây nên tình trạng học khơng hiệu quả, mất định hướng. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân về yếu tố đào tạo cần được chú trọng nhất. Đặc biệt, với tình trạng chưa được khả quan như hiện nay thì nên tổ chức đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về năng lực TACN, giúp sinh viên nắm bắt đầy đủ kiến thức qua tài liệu tiếng Anh. Người dẫn dắt phải là người có trình độ chun mơn trong ngành TT-TV, am hiểu về TACN và các yếu tố khác để chỉ đường và tạo động lực học tập cho sinh viên.

2.4. Nhu cầu của sinh viên về chương trình đào tạo TACN tại trường

Qua khảo sát, 100% sinh viên đều có nhu cầu học TACN tại trường, trong đó bao gồm cả những sinh viên chưa từng học TACN. Có lẽ nhiều sinh viên khơng tìm được một chiến lược học tập hiệu quả hoặc do TACN quá khó nên họ đều có nhu cầu được đào tạo bài bản.

2.4.1. Thời gian đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)