Theo em, sau khi hoàn thành mỗi công trình, các đội công trình nên lập Phiếu báo Vật tư còn lại cuối kỳ để theo dõi số lượng NVL, CCDC còn lại cuối kỳ của mỗi công trình, làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. Từ đó giúp phòng vật tư có kế hoạch cung ứng vật tư hợp lý, tránh tình trạng lãng phí vật tư.
Phiếu này do bộ phận sử dụng lập và lập thành 2 bản: - 1 bản giao cho phòng vật tư
- 1 bản giao cho phòng kế toán.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ được lập theo Mẫu số 04-VT ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trong tháng 12 năm 2011, nhân viên kinh tế tại đội công trình giao thông nên lập Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ như sau:
Bảng 3.3: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Đơn vị: Công ty CP ĐTXD Phục Hưng số 7
Bộ phận: Đội công trình giao thông
Mẫu số: 04-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC)
PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ
Ngày 31 tháng 05 năm 2013
Số: 01 Bộ phận sử dụng: Đội công trình giao thông
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng dụng hay trả lạiLý do còn sử
A B C D 1 E 01 Đá 1x2 152 m3 70 Sử dụng 02 Đá 4x6 152 m3 40 Sử dụng 03 Xẻng 153 cái 10 Sử dụng Cộng 120 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên)
KẾT LUẬN
Một lần nữa có thể khẳng định rằng kế toán nguyên vật liệu có tác dụng quan trọng trong quản lý SXKD của DN. Kế toán NVL, CCDC không chỉ đơn thuần giúp cho các đơn vị theo dõi chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị nhập, xuất, tồn NVL mà quan trọng hơn là thông qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp sử dụng NVL để đề ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý NVL từ khâu thu mua, dự trữ đến sử dụng sao cho có hiệu quả nhất ngăn ngừa lãng phí NVL làm thiệt hại tài sản của Công ty đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, tăng tốc độ chu chuyển của vốn KD. Tạo điều kiện giúp DN đứng vững và phát triển trong cơ chế cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty CP ĐTXD Phục Hưng số 7 em thấy rõ công tác kế toán NVL có vị trí nhất định. Hạch toán NVL là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo SX. Hạch toán NVL có phản ánh chính xác kịp thời thì lãnh đạo Công ty mới có biện pháp chỉ đạo SX KD kịp thời. Chính vì vậy công tác kế toán NVL nói riêng và công tác kế toán nói chung không ngừng nâng cao hoàn thiện.
Những bài học thực tế tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Công ty CP ĐTXD Phục Hưng số 7 đã giúp em củng cố và nắm vững hơn kiến thức đã học trong nhà trường. Trên cơ sở lý luận và thực tế với lòng mong mỏi muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL tại Công ty CP ĐTXD Phục Hưng số 7. Những ý kiến trong báo cáo này bắt nguồn từ tình hình thực tế của Công ty nên rất có tính khả thi, vừa phù hợp với đặc điểm cụ thể của Công ty, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý mới đặt ra với Công ty trong nền kinh tế thị trường.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty CP ĐTXD Phục Hưng số 7, cùng toàn thể cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty và cô giáo Lê Thị Như Hằng
đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO