Phân phối chi tiêu bình quân hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

Theo lý luận trong phần cơ sở xác định nghèo, đầu tiên dùng đồ thị tần suất loại bỏ 1% hộ có chi tiêu thấp nhất, từ 924 (1000đ/năm) trở xuống và 1% hộ có chi

tiêu cao nhất, từ 182.400 (1000đ/năm) trở lên (những hộ này mang tính cá biệt trong mẫu điều tra). Và sau đó chia khoảng chi tiêu còn lại thành 5 phần bằng nhau:

Bảng 2.2: Phân tích chi tiêu bình qn hằng năm ở huyện Tân Phú

Chi tiêu bình quân hộ

(1.000đ/năm) Trung bình nhóm (1.000đ/năm) <16.620 12.441,667 16.620 - 28.620 23.025,127 28.620 - 37.900 32.290,767 37.900 - 53.360 46.387,31 53.360 99.145,26

Nguồn: Tính theo số liệu khảo sát thực tế tại huyện Tân Phú, 2009

Một hộ được xem là nghèo tương đối nếu chi tiêu bình quân thấp hơn

16.620(1000đ/năm) và bằng khoảng 346,25(1000đ/người/tháng). So với chuẩn

nghèo của tỉnh Đồng Nai là 250(1000đ/tháng) ở nơng thơn, và 400(1000đ/tháng) thì chuẩn nghèo tương đối này cũng khá phù hợp, so với tiêu chuẩn nghèo tồn quốc

giai đoạn 2006-2010 thì tiêu chuẩn nghèo tương đối này có phần cao hơn. Tuy nhiên, con số này vẫn có sự hợp lý của nó. Thứ nhất, ngưỡng nghèo chung của tồn quốc khơng thể hiện được những khác biệt về tập quán chi tiêu cũng như mức giá

tương đối của từng tỉnh. Thứ hai, gia đoạn 2007-2009 mức giá bình quân tăng khá

cao, dẫn đến việc chi tiêu hằng năm tăng lên là điều dể hiểu. Thứ ba, đây là chuẩn

nghèo tương đối nó có nhiều ý nghĩa trong việc tìm ra những đặc điểm tạo nên sự

tách biệt giữa người giàu và người nghèo hơn là dùng để so sánh giữa các vùng với nhau.

2.5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN TÂN PHÚ

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn tới nghèo đói. Nghèo khơng chỉ do thu nhập thấp mà còn sống cách biệt, sống trong xã hội có cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ học vấn thấp, bệnh tật…Các nguyên nhân này có mối quan hệ với nhau. Ở mỗi địa bàn có những nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân nghèo

đói trên địa bàn huyện Tân Phú gồm có:

Do kinh tế chậm phát triển, quy mô kinh tế quá nhỏ, xuất phát điểm thấp, trình

độ sản xuất lạc hậu, cơ cấu kinh tế chưa phù hợp với xu hướng phát triển chung,

nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 80%. Kết cấu cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu và yếu kém: như hệ thống giao

thông nông thơn chưa hồn chỉnh, thiếu trường học, nước sinh hoạt, một số địa phương còn thiếu chợ. Bên cạnh đó là, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai dịch

bệnh làm mất mùa. Đó là một trong những lý do dẫn tới nghèo đói.

2.5.2. Nhóm nhân tố thứ hai: Những nhân tố thuộc về bản thân của người nghèo

Trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Thiếu vốn sản xuất đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư ưu đãi

để đầu tư cho người nghèo phát triển sản xuất, thiếu lao động, hồn cảnh gia đình neo đơn, thiếu đất, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu thông tin. Bên cạnh đó, vấn đề đơng con cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, với tốc độ tăng

trung bình là 2,3% /năm và số nhân khẩu trung bình trong một hộ là 4,5 (người/hộ),

đây là áp lực về việc làm hiện nay mà cơ quan chủ quản chưa giải quyết được. Chi

tiêu khơng có kế hoạch, bệnh tật thường xuyên hơn nữa họ khơng có ý chí vươn lên

để vượt nghèo mà cứ ỷ lại trông chờ vào những khoản trợ cấp của nhà nước.

2.5.3. Nhóm nhân tố thứ ba: Điều kiện tự nhiên và cơ chế chính sách

Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tại vùng sâu, vùng xa. Vốn tín dụng cho người nghèo cịn hạn chế, chính sách hổ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề gắn với việc làm

bước đầu đã có những thành cơng nhưng kết quả chưa thật sự cao. Ngoài những

nguyên nhân dẫn đến nghèo đã kể trên cịn có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Người nghèo ở đây chủ yếu là làm nơng nghiệp thế nhưng đất lại ít thậm chí có những hộ khơng có đất, diện tích đất trung bình 2,22(1000m2/hộ) và khoảng 0,49(1000m2/người) người nghèo, với diện tích đất đai quá ít như vậy, cùng

với thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra thường xun thì một hộ khó thốt khỏi cảnh nghèo đói là điều dể hiểu.

thương lái khi mùa màng chưa thu, sau khi thu hoạch thì chỉ đủ để trả lại số nợ ban đầu thậm chí cịn thâm hụt, và cứ như thế, họ cứ rơi vào vịng luẩn quẩn của nghèo đói. Ngồi ra, cơ cấu chi tiêu của họ không hợp lý, chi phí ngồi ăn uống là tương đối cao, đây là một gánh nặng của người nghèo tại địa phương này.

Bảng 2.3: Nhân tố tác động tới nghèo đói của người dân huyện Tân Phú

Nhân tố Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 28,2

Thiếu đất và tư liệu sản xuất 19 Thiếu việc làm 16,9 Thiếu kinh nghiệm 10,6

Đông người 22,9

Tai nạn rũi ro 0,4

Nguyên nhân khác 2,0

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tân Phú

Hai nhân tố chính là thiếu vốn và đông người, thiếu tư liệu sản xuất là ba ngun nhân chính gây nên đói nghèo cho người dân tại địa phương này, thường thì người nghèo khơng tiếp cận được những thông tin một cách đầy đủ, cho nên muốn vay được vốn cần phải qua khâu “trung gian”, khi đồng vốn đến tay người dân thì đã manh mún hoạt động không hiệu quả. Theo bà Thung, một hộ nghèo sống tại địa phương cho biết:“Chúng tôi không biết về thủ tục vay vốn nên phải nhờ người làm

giùm, đến khi nhận được tiền vay thì khơng cịn bao nhiêu vì phải trả đủ thứ phí khi

làm thủ tục”11

Thiếu đất cũng là một khó khăn lớn của người nghèo, bởi thiếu đất khơng những gây ra những khó khăn cơ bản cho công việc canh tác mà người dân không

có phương tiện để thế chấp khi muốn tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp. Cho nên, người nghèo tiếp cận chủ yếu với nguồn vốn phi chính thức lãi suất cao làm

11

cho họ khó khăn, lại càng khó khăn hơn vì tiền lãi q cao của loại tín dụng này.

2.5.4. Quy mơ hộ và trình độ học vấn và trình trạng nghèo đói của người dân huyện Tân Phú huyện Tân Phú

2.5.4.1. Nhân khẩu và tỷ lệ phụ thuộc

Quy mô và tỷ lệ phụ thuộc trong mỗi hộ gia đình lớn thì thu nhập bình qn

đầu người giảm, chi phí của hộ gia đình càng tăng lên.

Bảng 2.4: Quy mơ hộ chia theo nhóm chi tiêu bình qn

STT Nhóm Quy mơ hộ (người)

1 Nghèo tương đối 4,5

2 Cận nghèo 4,1 3 Trung bình 4,0

4 Khá giàu 3,6

5 Giàu tương đối 3,5

Nguồn: Điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

Số liệu trong bảng cho thấy, quy mơ hộ của nhóm một và nhóm hai khác biệt

tương đối rõ rệt, nhóm nghèo tương đối với nhóm giàu tương đối cách biệt rất lớn. Điều đó một lần nữa cho thấy hộ càng giàu thì quy mô hộ thường nhỏ hơn những hộ

nghèo. Nhân khẩu trung bình của những hộ nghèo trong huyện khoảng 4,5

(người/hộ) con số này tương đối lớn, họ không nhận thức được rằng việc đẻ nhiều

làm họ nghèo hơn, bên cạnh đó họ cịn mang nặng phong tục tập quán “trời sinh voi

thì trời sinh cỏ” và “trọng nam khinh nữ”, dẫn đến họ khơng có ý thức kế hoạch hóa

gia đình từ đó hộ nghèo lại càng nghèo hơn.

Bảng 2.5: Dân số trung bình thành thị và nơng thơn của huyện Tân Phú (đvt:

Người)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Thành thị 21.744 226.14 23.269 23.673 23.740

Nông thôn 144.379 144.855 145.552 146.510 147.110

Bảng số liệu cho thấy, ở khu vực nông thơn, vùng sâu, vùng xa thường có dân số lớn hơn khu vực thành thị. Dân số phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn, dẫn

đến việc tiếp cận các thơng tin, các chủ trương, đường lối chính sách có phần hạn

chế. Đây cũng là một thiệt thòi cho những người nghèo.

2.5.4.2. Nghèo theo trình độ học vấn

Nghèo và học vấn có mối quan hệ với nhau, nhìn chung người nghèo ở huyện Tân Phú có trình độ tương đối thấp, dẫn đến việc tiếp cận thông tin thị trường rất

kém. Họ chỉ học được những lớp nghề sơ cấp, tiếp cận được những kiến thức rất cơ bản và việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nghèo đi đơi với trình độ thấp, người nghèo nói chung và người nghèo tại địa phương này nói riêng.

Vì nghèo nên khơng đủ tiền trang trải cho học phí cho nên thường phải nghỉ học sớm, thậm chí có một số khơng đi học. Hơn nữa, có một số gia đình cịn mang nặng tính phong kiến “con gái không nên học nhiều”, với ý thức lạc hậu ấy, đã làm cho sự nghèo đói cứ đeo bám họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để có thể vượt qua

ngưỡng nghèo có cách họ phải tự ý thức được tầm quan trong của việc học.

Bảng 2.6: Trình độ học vấn của chủ hộ

Nhóm chi tiêu bình qn Chung Nghèo Giàu tương đối

Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ 4,7 4,1 5,7

Nguồn: Điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

Hình 2.3: Trình độ học vấn của chủ hộ 19 246 83 15 0 50 100 150 200 250

Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở

Trung học phổ thơng

Trình độ trung bình của chủ hộ

5%

68% 23%

4%

Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thơng

Trình độ học vấn của người dân huyện Tân Phú tương đối thấp, trình độ trung bình của nhóm giàu tương đối khoảng 5,7 (năm), của nhóm nghèo tương đối là 4,1

(năm). Trình độ học vấn thấp do chi tiêu dành cho giáo dục của họ rất thấp, do điều

kiện lịch sử để lại, trước đây ở vùng đất này là vùng kinh tế mới, dân cư tập trung chủ yếu là dân di cư, có cuộc sống khó khăn, ngồi ra có một số gia đình vẫn mang nặng tập quán lạc hậu: “con gái không cho đi học”

Tỷ lệ người không đi học (5%) và học tiểu học (68%) là chiếm đa số, tỷ lệ học phổ thông và cao hơn là rất thấp đặc biệt trong mẫu khảo sát khơng có hộ nào có trình từ trung cấp trở lên. Điều dể thấy, những hộ có trình độ cao thường có mức chi tiêu cao, bởi vì những hộ có trình độ cao, thường có thu nhập cao hơn những hộ có trình độ thấp. Để khẳng định điều này, chúng tôi kiểm định mối quan hệ tương quan giữa biến “trình độ” và biến “chi tiêu” và cho kết quả r (hệ số tương quan) bằng +0,32 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Dấu (+) cho thấy trình độ và chi

tiêu có tương quan thuận, khi trình độ tăng thì chi tiêu sẽ tăng lên12

Qua số liệu điều tra và kiểm chứng thống kê cho thấy, trình độ và thu nhập của

người dân có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn cải thiện cuộc sống của những người nghèo, khơng gì hơn chính họ phải tự nâng cao trình độ, để tiếp thu những

kiến thức khoa học để phục vụ vào đời sống của họ.

2.5.5. Nghề nghiệp của chủ hộ

Người dân ở huyện Tân Phú chủ yếu sống bằng nghề nông, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn, những hộ sống bằng nghề nơng thường khó khăn hơn những

hộ phi nông nghiệp

Bảng 2.7: Nghề nghiệp phân theo nhóm hộ (%)

Nhóm chi tiêu Làm nơng Phi nông nghiệp

Nghèo tương đối 95,7 4,3

Giàu tương đối 91,2 8,8

Chung 93,7 6,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế huyện Tân Phú, 2009

Phần lớn người dân ở huyện Tân Phú sống ở những vùng sâu, vùng xa nên đa số họ sống bằng nghề chính là nơng nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp đối với những hộ khơng có đất sản xuất. Theo những số liệu chúng tôi thu thập tại địa

phương có đến 93,7% người dân làm nơng nghiệp và làm thuê trong lĩnh vực nông

nghiệp, chỉ có 6,3% sống bằng các ngành nghề khác, nhưng chủ yếu là làm th. Với nghề nghiệp chính là như thế, địi hỏi họ phải tốn nhiều sức lực trong khi thu nhập q ít và khơng ổn định. Bên cạnh đó, đất sản xuất của họ thường là những

vùng đất triền dốc, đất bạc màu nên năng suất thấp. Đương nhiên, khi thu nhập thấp

sẽ dẫn đến chi tiêu thấp và cuộc sống của họ càng gặp khó khăn.

Do nghề nghiệp của người nghèo rất hạn chế, thậm chí khơng ít hộ nghèo hồn tồn khơng có nghề ổn định, công việc làm thuê của họ thường là công việc lao

động giản đơn ở địa bàn họ sinh sống, đôi khi tranh thủ vụ mùa họ đi làm thuê ở các địa phương khác. Tuy nhiên, công việc của họ là những công việc khơng địi hỏi tay

nghề cao, cơng việc làm của người nghèo thường là: cắt lúa, vét ao, làm hồ, bốc xếp, bán vé số...số liệu sau phản ánh cụ thể

Bảng 2.8: Việc làm mà người nghèo thường đi làm thuê Việc làm của người nghèo Tỷ lệ (%)

1. Cơng nhân các nhà máy xí nghiệp 10,16 2. Phụ hồ, bốc xếp 20,15

3. Bán vé số 4,66

4. Làm mướn nông nghiệp ở các nơi khác 52,46 5. Phụ buôn bán và giúp việc nhà 12,57

Nguồn: Số liệu thực tế ở huyện Tân Phú, 2009

2.5.6. Giới tính của chủ hộ

Chúng ta có thể thấy rằng, số hộ có chủ hộ là nam nghèo chiếm tỷ lệ khá cao, gấp khoảng 2 lần so với hộ nghèo nữ, điều này phù hợp với điều tra của của Tổng Cục Thống Kê về nghèo đói. Đối với phụ nữ, họ là những người chịu thương, chịu khó, rất chăm chỉ lao động.

Hơn nữa, chi tiêu của phụ nữ căn bản hơn và họ ít khi rơi vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, hút chích… Qua số liệu điều tra tại huyện Tân Phú cho thấy, số hộ có chủ hộ là nam là rất cao, đây là một vấn đề mang tính văn hố của người việt. Số hộ có chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ cao trong nhóm giàu vẫn cao hơn nữ (do đa số chủ hộ là nam). Chúng ta xem số liệu trong bảng (2.9). Theo số liệu điều tra, số hộ có chủ hộ là nữ, chi tiêu bình quân đầu người trong hộ sẽ cao hơn chủ hộ là nam, hay hộ có chủ hộ là nữ ít nghèo hơn chủ hộ là nam.

Bảng 2.9: Chi tiêu bình quân đầu người phân theo giới tính của chủ hộ

Giới chủ Chi tiêu bình quân đầu người (1000đồng)

Nữ 4.379,14

Nam 4.105,39

Nguồn: Điều tra thực tế huyện Tân Phú, 2009

Đối với chủ hộ là nữ có học vấn thấp, không những ảnh hưởng đến thu nhập

con cái. Người có trình độ cao, hiểu biết nhiều, phần lớn chăm sóc con cái khoa học hơn. Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Chính Sách Dinh

Dưỡng Quốc Tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1%. Ðiều này cho thấy

yếu tố về cách ni dưỡng, cách chăm sóc (thể hiện qua trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trị quan trọng đối với suy dinh dưỡng.

Bảng 2.10: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo học vấn của bà mẹ

Học vấn của bà mẹ Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) Trung học phổ thông và cao hơn 26,2

Trung học cơ sở 33,1

Tốt nghiệp tiểu học 46,2

Chưa hết tiểu học hoặc không học 49,4

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009

2.5.7. Khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội và điều kiện sinh sống cơ bản

Khả năng tiếp cận các nguồn lực là một trong những nhân tố tác động đến chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)