Ước lượng xác suất nghèo đói theo tác động biên của biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 95)

Xác suất nghèo đói ước tính khi biến độc lập

thay đổi một đơn vị và xác suất nghèo ban đầu

Biến Độc Lập Hệ số hồi quy 10% 20% 30% 40% GIOI -1.004629 -0.176614 -0.281598 -0.350113 -0.388490 TUOI -0.029492 -0.005185 -0.008267 -0.010278 -0.011405 TRINH_DO -0.199094 -0.035001 -0.055806 -0.069384 -0.076990 QUY_MO 0.026346 0.004632 0.007385 0.009182 0.010188 VIEC_LAM -1.399031 -0.245950 -0.392148 -0.487562 -0.541005 DAT_DAI -0.050065 -0.008801 -0.014033 -0.017448 -0.019360 TIN_DUNG -0.639701 -0.112459 -0.179308 -0.222936 -0.247372 VI_TRI 0.538334 0.094639 0.150895 0.187609 0.208174

Nguồn: Tính tốn từ Excel và eview 6.0

Giả sử tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Phú là 30%. Khi các yếu tố khác không đổi nếu hộ này có việc làm (VIEC_LAM), được tiếp cận với nguồn vốn chính thức

(TIN_DUNG) và trình độ (TRINH_DO) tăng thêm một năm thì xác suất nghèo

giảm xuống (xác suất sau cùng) lần lượt 48,75%, 22,29% và 6,93%. Ngược lại, nếu các yếu tố khác không đổi nếu một hộ gia đình ở xa thêm 1km thì xác suất rơi vào cảnh nghèo của họ tăng thêm là 18,7%.

2.7 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ nghèo đói tại huyện Tân Phú còn khá cao so với một số huyện khác và nguyên nhân tác động chính dẫn đến sự nghèo đói này cũng đa dạng, khách quan xen lẫn chủ quan.

Một số kết quả không thể phủ nhận từ các cơ quan lãnh đạo, đã phần nào từng

bước đẩy lùi hiện tượng này. Tuy nhiên, cuộc chiến với nghèo đói khơng chỉ là đơn

giản là một ngày, một tháng hay một năm mà phải trường kỳ, phải biết kết hợp linh hoạt, sáng tạo những chính sách, những kinh nghiệm mới có thể khắc phục được

nghèo đói một cách triệt để, bền vững.

Qua phân tích này cho thấy, cần sự quan tâm hơn nữa từ chính quyền địa

phương, các cấp, các ban ngành tới các vấn đề như vốn, giáo dục y tế, nước sạch,

việc làm … Thiết nghĩ, một vài gợi ý chính sách trong chương 3 sẽ cung cấp thêm phần nào những chứng cứ giúp người làm chính sách tại huyện Tân Phú có cơ sở trong việc ra quyết định chiến lược giảm nghèo tại huyện nhà.

CHƯƠNG 3

GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ GIẢM ĐĨI NGHÈO TẠI HUYỆN TÂN PHÚ

Trong những năm qua, huyện Tân Phú đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cơng tác xố đói giảm nghèo. Cuộc sống của người dân trong huyện nói chung đã được từng bước nâng lên. Tuy nhiên, nghèo của người dân còn rất lớn, và

tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình người dân là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của địa phương. Vì vậy, cơng tác xố đói giảm nghèo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Qua kết quả nghiên cứu thảo luận, thực trạng và những nhân tố tác động đến

đói nghèo của người dân tại huện Tân Phú. Chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều

nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân tại địa phương này nhưng các nhân tố

tác động sâu sắc đến tình trạng nghèo ở địa bàn nghiên cứu là: Giới tính, trình độ

văn hố, việc làm, tuổi chủ hộ, khả năng tiếp cận các nguồn lực (vay vốn), vị trí…

Trong đó, biến VI_TRI mang dấu dương, nghĩa là cứ mỗi km tăng lên (các yếu

tố khác khơng đổi) thì xác suất nghèo cũng tăng lên. Các biến giới tính, tuổi chủ, học chủ, vốn vay có tác động nghịch chiều. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của chúng tôi tại địa phương, các nhân tố: diện tích đất, quy mơ hộ mặc dù khơng có ý nghĩa trong mơ hình kinh tế lượng, song xét về mặt ý nghĩa kinh tế thì hai nhân tố

này có tác động đến giảm nghèo. Lý do làm cho hai biến này khơng có ý nghĩa về

mặt thống kê là: diện tích đất giữa các hộ gia đình nghèo và khơng nghèo không

đáng kể, và diện tích đất bình qn của họ quá nhỏ, không đủ khả năng để thoát

nghèo, hầu hết người dân làm việc trong nông nghiệp, hoặc làm thuê trong những ngành nghề khơng có thu nhập cao, trẻ em tham gia lao động sớm nên biến quy mô hộ theo số liệu điều tra thực tế tại địa phương chưa phản ảnh sự tác động đến giảm

nghèo. Trên cơ sở đó, chúng tơi đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo,

nâng cao mức sống của người dân xung quanh vấn đề trên.

3.1. Cho vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu, vốn vay chính thức là một trong những nhân tố tác

nghèo của họ là 11,24%, giả sử tỷ lệ nghèo ban đầu là 10% và các yếu tố khác

không đổi. Nếu xác suất nghèo ở địa bàn nghiên cứu là 40% thì tỷ lệ giảm nghèo là

24,73%. Chính vì thế, cần phải đa dạng nguồn vốn vay, mức cho vay cao hơn, thời hạn dài hơn và kết hợp cho vay với hỗ trợ phương thức sản xuất. Khi các hộ gia

đình nghèo vay tiền sản xuất lúa hay ni bị...các ngân hàng chính sách có thể cung

cấp giống lúa, bò (phải đảm bảo chất lượng)...và được quy ra tiền, không đưa cho họ một số tiền mặt lớn, vì khi họ có số tiền lớn họ thường sử dụng vào các mục đích khác, sẽ làm cho nguồn vốn vay khơng sử dụng có hiệu quả. Có thể cho hộ nghèo vay vốn thơng qua các dự án.

Việc cho vay vốn để phát triển sản xuất là vấn đề cần thiết trong công cuộc giảm đói nghèo, là giải pháp giúp người nghèo đầu tư thâm canh và phát triển sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Quan điểm của Đảng chỉ rõ: mở rộng tín dụng nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để nâng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có chế độ ưu đãi đối với người nghèo...đơn giản hoá các thủ tục cho vay, loại trừ nạn cho vay nặng lãi. Trong thời gian qua, huyện Tân Phú

đã có những nổ lực trong việc hỗ trợ các nguồn vốn cho người nghèo, với điều kiện

là thời gian đầu cho vay khơng lấy lãi, sau đó tính lãi suất thấp. Tuy nhiên, số tiền cho vay là không nhiều và chưa đáp ứng được số lượng quá lớn người cần vay, số hộ nghèo được vay trong ở huyện Tân Phú trong những năm qua chỉ đạt khoảng 11,7% . Bên cạnh đó hộ nghèo cịn ngần ngại vay tín dụng bởi hai lý do chính: chưa biết cách sử dụng vốn để sinh lời; sự rủi ro trong sản xuất. Để tạo điều kiện cho

người nghèo tiếp cận được nguồn vốn chính thức và sử dụng nguồn vốn có hiệu

quả, nâng cao mức sống cần phải:

Hướng dẫn cho họ sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả, theo chúng tơi sử

dụng vốn có hiệu quả tức là phải có sự sinh lợi từ các đồng vốn vay. Vì vậy, cần các biện pháp khuyến nông, trang bị kiến thức thơng tin cho người nghèo sản xuất có hiệu quả.

Thời hạn vay phải được tính tốn cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa

nợ phải tiến hành sau khi thu hoạch một thời gian, tạo điều kiện cho người nông dân

bán được sản phẩm với giá cao.

Thủ tục cho vay vốn cần đơn giản hoá, người nghèo cần phải có được những thơng tin tối thiểu về thủ tục vay, trang bị những kiến thức thực hiện quy trình vay vốn, bởi vì với những hộ nghèo thường thiếu hiểu biết hay mặc cảm nên thường ngại đến ngân hàng vay vốn. Nên có cơ chế phù hợp về mức vốn vay và vay vốn thêm không cần phải thế chấp mà chỉ cần xác nhận của chính quyền địa phương. Rút ngắn thời hạn cho vay, mở rộng vốn ngắn hạn cho vay để người sản xuất kịp thời vụ. Quản lý và điều hành nguồn vốn, để khắc phục nguồn vốn tồn động và tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn, cải tiến quy trình thẩm định để cho vay đến từng hộ có hiệu quả.

Việc huy động vốn cho người nghèo vay phải đa dạng, hình thành ở nhiều

nguồn, lượng vốn cho vay tăng lên tối thiểu từ 5-10 triệu đồng (theo 497/QĐ-TTg,

ngày 17/04 năm 2009, hổ trợ lãi suất cho nông nghiệp và nông thôn). Thực tế

nghiên cứu cho thấy khi hộ gia đình được vay từ 5 triệu đồng trở lên thì cơ hội thoát nghèo của họ là rất lớn.

Khảo sát trình độ và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng, người vay cần phải

được đánh giá một cách rõ ràng. Gần đây nhiều hộ nghèo được vay vốn, nhưng do

thiếu biện pháp kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đối tượng vay nên các hộ vay vốn,

chưa hoặc khơng có kế hoạch sản xuất phù hợp, trong lúc nhu cầu chi tiêu thì nhiều,

khi nào cũng bức xúc đau yếu, học hành, ăn lạm vào vốn. Vì vậy, khi cần vốn sản xuất lại thiếu, dẫn đến trường hợp bán non sản phẩm giá thấp.

3.2. Giải pháp về vấn đề giáo dục đào tạo

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trình độ của chủ hộ tăng lên một năm thì tỷ lệ giảm nghèo khoảng 6,93%, giả sử xác suất nghèo ban đầu là 30% và các yếu tố

khác không đổi. Người dân huyện Tân Phú do những đặc điểm tự nhiên chủ yếu là

dân kinh tế mới, đời sống kinh tế khó khăn, chi tiêu cho giáo dục của người dân ở

đây là rất thấp, dẫn đến trình độ học vấn thấp, dẫn đến thu nhập thấp, nên tỷ lệ đói

nhân lực trong huyện bị hạn chế, trình độ học vấn thấp làm cho quá trình tiếp cận khoa học kỹ thuật khó khăn, thậm chí khơng thể tiếp cận được. Vì vậy, vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề quyết định sự thành bại của cơng cuộc xố đói giảm nghèo của địa phương hiện nay. Theo chúng tôi để giải quyết vấn đề này cần phải:

Đối với người nghèo với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục thấp, vì thu nhập của họ

thấp. Việc cho con đến trường học là một cố gắng của họ, cho nên cần có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo và tốt hơn là có học bổng cho học sinh

đến trường. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không dễ thực hiện, bởi vì địa phương chưa chắc đã có đủ kinh phí. Nếu coi việc miễn giảm học phí là một chính sách,

ngồi sự chuẩn bị của chính quyền địa phương, cần phải kêu gọi các nguồn tài trợ từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, từ những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân...

Đội ngũ giáo viên là vấn đề mang tính quyết định trong giáo dục, khuyến khích giáo viên đến với những vùng nghèo khó bằng tình cảm và lịng nhiệt huyết

của họ, nhưng phải có chính sách lương, trợ cấp cho giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, bởi vì người nghèo thường sống ở vùng sâu, vùng xa. Nên giáo viên sẽ thiếu hoặc họ không muốn đến công tác nếu chế độ không thoả đáng. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị học tập cho các trường ở vùng sâu, vùng xa.

Đào tạo nghề, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số hộ nghèo chỉ lao động trong

nông nghiệp, theo hướng kinh nghiệm cổ truyền. Sự tiếp cận với khoa học kỹ thuật cịn rất chậm, hay nói đúng hơn là chưa tiếp cận được, do trình độ học vấn của họ

còn hạn chế. Trong khi, lao động của hộ gia đình dư thừa nhưng khơng có việc làm

ở các ngành nghề khác, là do bản thân họ khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật,

nên họ khó kiếm được việc làm ổn định và có thu nhập cao.

Tuy nhiên, cơng tác đào tạo nghề cho người nghèo còn nhiều hạn chế. Hiện tại

tồn huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề, với số đầu nghề chưa phong phú. Nơi

đào tạo cách xa nơi ở của dân nên việc đi lại của họ rất khó khăn. Để vấn đề đào tạo

nghề có hiệu quả, cần mở những lớp nghề thiết thực, phù hợp với yêu cầu hiện nay của địa phương hoặc những vùng lân cận. Cử giáo viên đến dạy ở những nơi tập

chổ nội trú và được sự tài trợ của chính quyền địa phương và từ các cơ quan ban ngành.

3.3. Tạo việc làm cho người nghèo mở rộng thị trường lao động

Mọi thành viên trong xã hội lệ thuộc vào tiền vốn và sức lao động của chính bản thân họ, bên cạnh sự hỗ trợ của cộng đồng. Đối với người nghèo, tiền vốn nhiều là một vấn đề mà họ khơng thể mơ tới, họ chỉ có tài sản duy nhất và quý giá nhất là sức lao động. Vì vậy, vấn đề việc làm là cơ hội để họ thốt khỏi sự nghèo đói, khi có việc làm thì tỷ lệ nghèo sẽ giảm đáng kể khoảng 54,1% giả sử tỷ lệ nghèo hiện 40%, và các yếu tố khác khơng đổi. Tình trạng việc làm của người dân là 89,7% lao

động khơng có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, thường là làm thuê, mướn trong

nông nghiệp.

Người nghèo thường có trình độ văn hố cũng như trình độ chun mơn hạn

chế nên cơ hội việc làm là rất khó đối với họ. Để tạo việc làm cho người lao động nghèo, cần phải tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, giải quyết lao

động nhàn rỗi cho nông dân để tạo thêm thu nhập cho họ. Muốn làm được việc này

theo chúng tôi phải thực hiện một số vấn đề sau:

Phát triển một nền kinh tế nơng nghiệp tồn diện. Bởi vì, huyện Tân Phú là

một huyện đa phần là nông nghiệp. Cần giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp- công nghiệp-dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Đẩy mạnh cung ứng hàng hố tiêu dùng, vật tư nơng nghiệp, cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó tạo ra một số việc làm không nhỏ cho lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo. Mơ hình này có thể làm được bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư vào các ngành chế biến những sản phẩm từ nông nghiệp.

Xác định nhu cầu nghề thật sự của người nghèo, đồng thời định hướng đào tạo

nghề sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, người nghèo khi học xong nghề, có thể tìm được việc làm, tăng thêm thu nhập. Khôi phục và phát triển các

ngành nghề có thế mạnh của huyện, phát triển và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế tại địa phương và tranh thủ hợp tác với các địa phương khác.

Hiện nay, nhu cầu làm được việc ở vùng thành thị, các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành lớn. Địi hỏi địa phương có sự liên kết để đưa lượng lao động này đi làm việc,

đây là một cách tăng thu nhập nhanh hơn so với làm thuê trong nông nghiệp.

Mở rộng xuất khẩu lao động, lực lượng lao động chỉ biết làm thuê trong nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này cần mở rộng quy mô việc làm trên địa bàn và xuất khẩu lao động. Để lực lượng lao động làm việc được, chính quyền địa phương cần

có hướng đào tạo nghề theo yêu cầu của các đối tác, hỗ trợ vốn ban đầu cho người lao động. Đồng thời cung cấp những thơng tin cần thiết có thể giúp họ về thủ tục

pháp lý, hạn chế tình trạng đem con bỏ chợ.

Từng bước tạo lập và quản lý thị trường lao động, cần xem xét các nhân tố tạo cung, cầu và xử lý quan hệ cung cầu lao động. Sự mâu thuẫn giữa chủ thể sử dụng

lao động với lợi ích của người lao động.

Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp từ dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư, thiết bị máy móc, cung cấp hàng tiêu dùng, ... Bên cạnh đó, tạo động lực kinh tế để nâng cao chất lượng nguồn lao động: các chính sách hợp lý về tiền lương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)