Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 37)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

b, Sự phát triển kinh tế xã hội

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.4. Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân

- Tiến độ GPMB thực hiện một số cơng trình, dự án chậm. Nguyên nhân

chủ quan còn do một số ngành chức năng, địa phương liên quan đến thu hồi đất bồi thường, GPMB phối hợp chỉ đạo điều hành chưa thật sự quyết liệt dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Chính sách bồi thường, GPMB có lúc, có nơi chưa phù hợp và đồng bộ;

các văn bản hướng dẫn về công tác về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC thường xuyên thay đổi bổ sung, đan xen chính sách mới, cũ dẫn đến hiểu sai gây bức xúc trong nhân dân khi tiến hành bồi thường, GPMB trong cùng dự án. Việc cụ thể hố chính sách trong cơng tác bồi thường, GPMB tại một số địa phương có chỗ cịn chưa phù hợp sát với thực tế dẫn đến một số cơng trình, dự án đề nghị được áp dụng cơ chế đặc thù để giải quyết cho phù hợp với thực tế của địa phương tạo nên sự khác biệt cơ chế chinh sách trong cùng một dự án.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch xây dựng ở một số địa phương còn chưa tốt, chậm điều chỉnh biến động về sử dụng đất, đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất có nơi chưa thay đổi trong thời gian dài; các trường hợp xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, xây dựng cơng trình trái phép, làm nhà và cơng trình đón bồi thường đã ngăn chặn nhưng cịn thiếu chế tài xử lý kịp thời và triệt để.

- Việc ban hành Luật đất đai đang được triển khai, chưa có các Thơng tư, nghị định hướng dẫn, nhưng đã có phần nào tác động đến cơng tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư GPMB. Bên cạnh đó Nghị định 42/NĐ-CP đã có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện dự án trên địa bàn.

- Năng lực tài chính của một số chủ dự án không đáp ứng được yêu cầu tiến độ đầu tư.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và nhà thầu trong q trình thi cơng ở một số dự án chưa chặt chẽ, gây bức xúc trong người dân, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.

- Việc bố trí TĐC cho các hộ phải di chuyển chỗ ở còn chậm, thường là cùng thực hiện với dự án đầu tư; với các địa phương do điều kiện kinh phí có hạn nên khơng đủ để xây dựng hạ tầng cơ sở khu TĐC làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án như xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên (hạng mục nút giao Yên Bình); Việc quản lý xây dựng cơng trình của các hạng mục cơ sở hạ tầng trong khu TĐC của một số dự án còn chưa được chặt chẽ, dẫn đến chất lượng, tiến độ xây dựng cơng trình khơng đảm bảo đồng bộ (như điện sinh hoạt, nước sạch, hạ tầng….), làm chậm tiến độ di chuyển chỗ ở của các hộ dân, ảnh hưởng đến GPMB, ảnh hưởng tới sinh hoạt của hộ dân và phát sinh các khiếu kiện thắc mắc.

- Công tác giải quyết đơn thư kiến nghị, thắc mắc khiếu kiện với các hộ dân cịn để kéo dài khơng dứt điểm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án gây bức xúc cho người dân.

- Công tác tuyên truyền, vận động; ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân còn hạn chế, cịn có hiện tượng lơi kéo kích động, cản trở ảnh hưởng đến tiến độ dự án, có tình trạng lấn chiếm đất trái phép, tự ý xây dựng nhà trên đất nơng nghiệp; khi biết thơng tin có dự án tranh thủ làm nhà, trồng cây và một số cơng trình khác để đón bồi thường. Một số trường hợp chây ì khơng nhận tiền bồi thường, không chịu di dời, bàn giao mặt bằng, thậm chí

cịn lơi kéo, kích động nhân dân khơng nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho dự án, nhưng chưa được xử lý kiên quyết.

- Sự phối hợp của các cấp các ngành và tổ chức đoàn thể ở một số nơi chưa được đồng bộ, hiệu quả còn hạn chế chưa xác định công tác bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc .

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w